Tư Thế Nằm Khi Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chuẩn Nhất
Thay đổi tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ phù hợp sẽ vừa giúp giảm đau nhức, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh và đem đến giấc ngủ ổn định tuyệt vời hơn. Một số tư thế bạn có thể áp dụng là:
- Nằm ngửa kết hợp kê gối dưới lưng và đầu gối
- Nằm nghiêng kết hợp để gối giữa hai đầu gối
- Nằm sấp và để gối dưới bụng
- Nằm ngửa khi ngủ ở tư thế ngả lưng
Ngoài ra người bệnh cũng nên lựa chọn các loại gối, đệm nằm cũng như điều chỉnh các thư thế khi đứng dậy để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh phù hợp nhất.
Thay đổi tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ phù hợp sẽ vừa giúp giảm đau nhức, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh và đem đến giấc ngủ ổn định tuyệt vời hơn. Ngoài ra người bệnh cũng nên lựa chọn các loại gối, đệm nằm cũng như điều chỉnh các thư thế khi đứng dậy để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh phù hợp nhất.
Những tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ chuẩn nhất
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ c5, c6, c7 hay thường liên quan đến các chấn thương, yếu tố tuổi tác, mang vác hay nằm sai các trong một thời gian dài. Người mắc bệnh này thường cảm thấy đau nhức, cứng cổ, khó cử động như quay trái quay phải đồng thời còn kèm theo tình trạng tê tay nhức mỏi rất khó chịu. Bệnh làm cản trở rất nhiều vấn đề trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Đặc biệt những người bị thoái hóa đốt sống cổ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn một tư thế nằm phù hợp để không bị cơn đau làm phiền, sau khi ngủ dậy không căng cứng cổ sẽ rất khó chịu. Việc thay đổi tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ không chỉ nhằm mục đích giảm đau mà còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh hiệu quả hơn.
Cụ thể, tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ mà người bệnh nên thực hiện như sau
Nằm ngửa kết hợp kê gối dưới lưng và đầu gối
Nằm ngửa là tư thế cơ bản nhất để tránh chèn ép lên các cơ quan nội tạng hay hai bên cánh tay, tuy nhiên có thể tăng áp lực lên cột sống nên bạn cần lựa chọn tư thế sao cho phù hợp. Theo đó bạn nên nằm thả lỏng trên giường, chọn gối kê đầu có kích thích phù hợp kết hợp thêm một cái gối kê ở thắt lưng ở đầu gối và dưới chân.
Bạn cũng có thể dùng khăn hay chăn mỏng để kê dưới lưng, không dùng gối quá cao như để kê đầu và kê chân. Tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ này sẽ giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống trong khi ngủ. Nếu không có các loại gối mỏi và mềm (có thể sử dụng gối em bé) thì tốt nhất bạn nên dùng khăn để kê dưới thắt lưng vừa có độ mềm vừa phải lại vừa thông thoáng khí, tránh làm vùng lưng khó chịu.
Nằm nghiêng kết hợp để gối giữa hai đầu gối
Nếu nằm ngửa như vậy trong một thời gian dài thì cũng khiến cơ thể khó chịu do các cơ bị căng cứng, nhức mỏi nên bạn có thể kết hợp với tư thế nằm nghiêng để cải thiện. Chú ý hãy xoay người một cách chậm rãi sang phải hoặc sang trái sao cho vai phải hoặc trái cùng phần còn lại của cơ thể có thể tiếp xúc với nệm, hai đầu gối chỉ gập lên một chút, không cong quá nhiều.
Đồng thời phần gối kê dưới chân trước đó bạn có thể di chuyển và kẹp giữa hai chân. Mục đích là để giảm trọng lượng bị chèn ép khi hai chân đè lên nhau đồng thời tránh thắt lưng bị lệch.
Một chiếc gối dài kê ở sau lưng cũng sẽ làm giảm áp lực cho xương chậu và giúp cơ thể thư giãn hơn. Lưu ý là với những người hay nằm nghiêng thì nên lựa chọn những loại gối có chiều dài nhang bằng va. Cơ thể và nệm có thể tạo với nhau một góc khoảng 115-120 độ với mặt đệm chứ không nên nằm nghiêng 90 độ để phần vai bên đó không quá bị chèn ép.
Tuy nhiên tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ này nếu không kiểm soát được cũng có thể làm mất cân bằng ở cơ bắp đồng thời làm vai và cánh tay đôi khi có thể ê ẩm nhẹ nên bạn cũng hãy cố gắng hạn chế.
Tư thế thai nhi nằm nghiêng khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh em bé nằm trong bụng mẹ với phần đầu gối áp sát vào thân trên. Tư thế này sẽ giúp kéo căng phần cột sống, mở rộng các khớp để mang đến trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng trong suốt giấc ngủ.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nằm nghiêng sang một bên và cuộn hai đầu gối lại, đưa về phía ngựa càng gần lên cao càng tốt. Hai tay bạn cũng có thể chắp lại đưa về một bên theo tư thế nằm nghiêng để hạn chế tình trạng tê bì chân tay trong khi ngủ.
Nằm sấp và để gối dưới bụng
Nằm sấp thì không nên chút nào với những người bị thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên nếu bạn muốn thay đổi tư thế nằm ngủ để tránh ê mỏi thì vẫn có thể lựa chọn tư thế này bằng cách đặt một cái gối mỏng dưới bụng. Điều này nằm mục đích giảm bớt áp lực cho cột sống để không bị uốn cong quá mức hay làm chèn ép lên đĩa đệm.
Tất nhiên phần đầu – mặt bạn cũng vẫn kê lên gối như bình thường. Dù vậy tư thế nằm sấp vẫn luôn được đánh giá là không tốt vì có thể làm chèn ép tim phổi. Bằng chứng là chỉ cần nằm tư thế này một thời gian bạn sẽ có cảm giác khó thở, tức ngực. Chú ý lúc này nếu cần thay đổi tư thế bạn nên thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh việc đổi tư thế đột ngột sẽ rất đau nhức.
Nằm ngửa khi ngủ ở tư thế ngả lưng
Tất nhiên tư thế này không được áp dụng khi nằm ngủ đêm mà dùng cho những người phải ngủ ở văn phòng hay khi đi xe ô tô đường ngắn. Dù chỉ cần ngủ ngồi vài chục phút đến 1- 2 tiếng nhưng nếu không đúng tư thế cũng đều sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng nên người bệnh cần phải thận trọng nhiều hơn.
Theo đó người bệnh nên sử dụng các loại gối tròn dùng để kê cổ khi đi tàu xe nhằm cố định cột sống cổ, tránh làm lệch độ cong tự nhiên. Ngoài ra khi nằm ngả ra bạn nên dùng gối hay chăn để kê dưới cột sống lưng sao cho lấp đầy được khoảng cách từ lưng cho tới ghế nằm giảm căng thẳng, áp lực không đáng có. Tuy nhiên cũng không nên ngồi tư thế này quá lâu.
Nếu phải đi xe đường dài thì tốt nhất bạn vẫn nên chọn các loại ghế nằm để được nghỉ ngơi thoải mái nhất, tránh tình trạng cổ căng cứng, khó chuyển động nếu phải ngồi trong một tư thế không phù hợp quá lâu.
Một số lưu ý trong việc tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Tất nhiên việc lựa chọn một tư thế nằm sẽ giúp ích rất nhiều cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và để hiệu quả hơn thì bạn nên kết hợp với việc lựa chọn những chiếc gối, nệm phù hợp. Việc nằm gối quá cao hay đệm quá cứng đôi khi cũng chính là nguyên nhân gây thoái hóa, đau lưng cùng rất nhiều vấn đề khác ở cột sống mà bạn không nên chủ quan.
Lựa chọn gối phù hợp
Người bệnh nên chọn những loại gối có độ đàn hồi ổn định, không quá cứng cũng không quá mềm hay không quá cao cũng không quá thấp. Có thể chọn các chất liệu như mút hoạt tính hay cao su non với độ dày tầm 8- 10 cm, có độ lõm ở giữa.
Theo các chuyên gia nếu hay nằm ngửa thì bạn nên chọn gối công quá dày để tránh làm cột sống cổ bị kéo căng quá mức trong khi nếu nằm nghiêng nên chọn loại có độ dày tốt để phần đầu, tránh bị nhức mỏi vai quá mức. Trong khi đó tư thế nằm sấp lại cần gối có độ dày mỏng hơn. Tuy nhiên bạn không thể liên tục đổi gối mỗi khi thay đổi tư thế nên có thể chọn mua các loại gối dành riêng có người bị thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán các loại gối nằm phù hợp cho những người thoái hóa đĩa đệm mà bạn vừa có thể nằm nghiêng, nằm ngửa hay xoay người đều rất tiện lợi. Vì vậy thay vì quá băn khoăn tìm kiếm xem nên chọn gối có chiều dài thế nào, dày bao nhiêu là phù hợp thì bạn nên tham khảo mua trực tiếp các sản phẩm này để có tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ thoải mái hơn.
Cải thiện tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ bằng các đổi loại đệm
Nếu bạn đã xài nệm quá lâu, nệm bị lún xuống nặng hoặc sử dụng các loại đệm giá rẻ, quá cứng, không còn đàn hồi thì cũng nên xem xét việc đổi loại nệm để tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ dễ chịu hơn. Chẳng hạn đệm quá cứng có thể khiến bạn có cảm giác cơ thể đau ê ẩm sau khi tỉnh dậy do khớp và các cơ bị căng cứng trong khi đệm quá mềm, quá xẹp lại làm mất độ cong tự nhiên của cột sống và cũng gây đau nhức.
Do đó bạn nên đổi loại đệm phù hợp, thường là các loại đệm cao su vừa có độ đàn hồi phù hợp, vừa có khả năng thấm hút tốt nên rất phù hợp với nhu cầu những người đang gặp các vấn đề về cột sống. Hiện nay cũng có một số loại đệm cho người gặp các vấn đề về cột sống mà bạn cũng nên tham khảo thêm.
Chú ý tư thế khi ngồi dậy
Cần chú ý rằng khi nằm ngủ bạn cũng tránh xoay người quá nhanh, quá đột ngột sẽ làm cột sống bị gây áp lực đột ngột và đau nhức. Thương tự buổi sáng khi thức dậy bạn cũng không nên đột ngột ngồi dậy mà nên nhẹ nhàng xoay nghiêng người sang một bên sau đó mới dùng lực từ một bên tay để đẩy người lên và ngồi dậy.
Nếu tỉnh dậy mà thấy tình trạng cổ bị căng cứng, cảm thấy không cử động được thì bạn cũng không nên vội vàng mà hãy nằm im, hít thở đều, có thể đưa ra lên xoa bóp trong vài phút. Điều này sẽ kích thích máu huyết lưu thông ổn định, nhờ đó nhanh chóng giảm đau nhức tê bì để bạn có thể cử động trở lại như bình thường.
Một số lưu ý khác
Để cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức, hạn chế tình trạng tê cứng cổ sau khi ngủ dậy bạn cũng có thể tham khảo các cách sau
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy sẽ giúp máu huyết lưu thông ổn định, thúc đẩy quá trình đưa các dưỡng chất đến các cơ quan giúp giảm đau và phục hồi các tổn thương
- Sử dụng các miếng dán giảm đau hay thuốc xoa bóp vào vùng vai, cổ, gáy trước khi đi ngủ
- Tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, rất kích thích hay thuốc lá trong suốt thời gian điều trị
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng, áp lực quá mức
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hoặc yoga hằng ngày
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường các hoạt chất có khả năng kháng viêm để cải thiện bệnh hiệu quả
- Thay đổi tư thế nằm, ngồi, cúi người khoa học để thúc đẩy phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện
Trên đây là một số chia sẻ về các tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nên thay đổi từ ngay bây giờ để cải thiện giấc ngủ, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển xấu đi. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn ích cho bạn để điều trị thoái hóa đốt sống cổ nhanh chóng và an toàn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!