Bà Bầu Ăn Được Na Không? Khi Ăn Cần Lưu Ý Những Gì?
Bà bầu ăn được na không là câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Na là một loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu, giúp kiểm soát tâm trạng, ngăn ngừa ốm nghén và tê bì chân tay. Thường xuyên tiêu thụ trái cây trong thời kỳ mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi. Tuy nhiên nó sẽ tốt hơn nếu mẹ bầu biết ăn đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu thêm vì sao quả na tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cách sử dụng đúng.
Bà bầu ăn được na không?
Bà bầu ăn được na không? Chuyên gia khẳng định là CÓ và sẽ rất tốt nếu mẹ bầu ăn đúng cách. Đây là loại quả được nhiều người lựa chọn để bổ sung cho cơ thể trong những tháng đầu tiên của thai kỳ bởi loại trái cây này rất giàu dưỡng chất. Trong thành phần của quả na có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Ăn na thường xuyên còn là giải pháp giúp mẹ bầu giảm thiểu triệu chứng ốm nghén và tăng cân theo đúng chuẩn từng tháng của thai kỳ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, na có chứa hàm lượng dưỡng chất giúp làm giảm nguy cơ sảy thai, làm tăng cường sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh cho thai nhi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
Cụ thể hơn, trong 100g thịt quả na có chứa hàm lượng dưỡng chất tương ứng như:
- 1.7g protein: Giúp tham gia xây dựng và phát triển các bộ phận trong cơ thể của thai nhi, điều hòa hoạt động cơ thể thai phụ.
- 25.2g Carbohydrate: Giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cho hoạt động thường ngày của mẹ bầu.
- 2.4g chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón đối với mẹ bầu.
- 0.6g chất béo thực vật: Giúp mẹ bầu tăng cân đúng chuẩn.
- 33 IU Vitamin A: Giúp tăng cường và phát triển thị lực của mẹ bầu lẫn thai nhi, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm vi khuẩn.
- 19.2mg Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý cảm cúm thông thường.
- 0,71 mg Sắt: Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu trong thời gian mang thai.
- 30mg Canxi: Hình thành hệ xương cho thai nhi, giúp mẹ bầu trong thời gian mang thai ít bị chuột rút.
- 18mg Magie: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein và góp mặt trong quá trình hình thành hệ thống xương cho thai nhi.
- 382 mg Kali: Kali khi phối hợp cùng Natri có trong quả na giúp duy trì cân bằng chất lỏng, điều hòa huyết áp hiệu quả.
Nhìn chung thành phần của quả na có hàm lượng chất xơ tương đối cao, nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.
Những lợi ích của trái na đối với sức khỏe mẹ bầu
Sau khi tìm hiểu bà bầu được ăn na không, dưới đây là những lợi ích thiết thực từ việc ăn na mà thai phụ không nên bỏ qua.
Giảm tình trạng ốm nghén ở thai phụ
Hàm lượng vitamin B, vitamin C cùng những khoáng chất dồi dào trong quả na có tác dụng giúp làm giảm cảm giác ốm nghén, buồn nôn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, đây cũng là thành phần không thể thiếu giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh,…
Không nên bỏ lỡ: Bà Bầu Được Ăn Mực Không Và Ăn Như Nào Để Đảm Bảo An Toàn?
Ổn định hệ tim mạch cho mẹ bầu
Hàm lượng kali và natri trong quả na giúp điều chỉnh lượng đường huyết và nhịp tim cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cũng giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng tim mạch.
Hỗ trợ làm giảm hiện tượng táo bón thai kỳ
Sự thay đổi về hormone trong giai đoạn mang thai gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của chị em phụ nữ, gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt. Trong đó hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ, giúp mẹ bầu loại bỏ được cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, làm dịu thần kinh và hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
Tốt cho da, tóc và mắt của thai nhi
Hàm lượng vitamin A, C trong quả na rất cần cho sự phát triển của thai nhi. Trong đó, vitamin C có tác dụng hỗ trợ chống lại các gốc tự do trong cơ thể và có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn có hại. Vitamin A giúp kích thích sự phát triển của tóc, da và mắt cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Bà Đẻ Ăn Được Lạc Không Và Một Số Lưu Ý Khi Ăn Uống Cho Mẹ Bỉm
Giúp giảm đau đớn khi sinh
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học chứng minh nhưng các phương pháp điều trị truyền thống cho thấy quả na cũng có tác dụng giúp làm giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Đồng thời bà bầu ăn na cũng giúp giảm thiểu nguy cơ sảy thai và sinh non.
Đảm bảo sức khỏe an toàn trước khi sinh
Hàm lượng đồng trong quả na rất cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ. Đồng có đặc tính đó là giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin, từ đó giúp ngăn ngừa việc chuyển dạ sớm. Hơn nữa nó còn giúp da, mạch máu và dây chằng của thai nhi được phát triển khỏe mạnh.
Ăn na giúp giải độc cơ thể
Khả năng chống oxy hóa của loại trái cây này giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Chất chống oxy hóa trong quả na cũng giúp giải quyết các vấn đề về thay đổi tâm trạng và tình trạng tê bì chân tay do máu lưu thông không đều, thường xảy ra trong thai kỳ.
Giúp giảm đau răng, ngăn ngừa tình trạng viêm nướu
Nếu mẹ bầu đang phải chịu những vấn đề về nha khoa gây ra như đau răng, viêm nướu khi mang thai thì quả na có thể giúp giảm bớt những cơn đau đớn một cách an toàn và hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc giảm đau.
Không nên bỏ lỡ: Bà Bầu Ăn Được Củ Đậu Không? Ăn Như Thế Nào Tốt Cho Mẹ Và Bé?
Chữa các bệnh ngoài da
Phần thịt của trái na có thể giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng da như viêm loét, áp xe. Bạn có thể ăn trực tiếp quả na hoặc dùng phần thịt quả na đắp lên vùng da bị thương mỗi ngày 2 lần để mang lại hiệu quả như ý.
Quả na giúp thư giãn các cơ
Hàm lượng magie có trong quả na là một vi chất thiết yếu có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó có tác dụng giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các vấn đề về tim mạch, đồng thời giúp thư giãn các cơ trên cơ thể.
Kiểm soát vấn đề tiêu chảy, kiết lỵ
Quả na có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ ở thai phụ hiệu quả. Quả na giúp điều chỉnh lượng phân đào thải ra ngoài.
Bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn na?
Bên cạnh vấn đề bà bầu ăn được na không, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ để sử dụng loại quả này một cách tốt nhất:
Xem thêm: Bà Bầu Ăn Được Nhãn Không? – Giải Đáp Chính Xác Từ Bác Sĩ
- Khi chọn mua na bạn nên chọn những quả na vừa chín tới: Quả tròn, các mắt nở to, kẻ mắt trắng, nắn quả có cảm giác mềm nhưng chắc tay, vỏ ngoài không có vết đen lạ, vẫn còn cuống nhỏ.
- Tuyệt đối không ăn na đã chín nũng, na có nhiều vảy, khe nứt, mắt thâm, có dấu hiệu chảy nước. Bởi những trái na như vậy có thể đã bị nhiễm khuẩn, có giòi, không tốt cho sức khỏe của mẹ.
- Khi ăn na mẹ tránh cắn vỡ hạt bởi hạt na có chứa các độc tố khi vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn na với số lượng mỗi ngày 1 quả, tương đương với 300g. Trường hợp ăn quá nhiều na cùng một lúc hoặc trong thời gian dài có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn như mọc mụn, táo bón, tăng lượng đường trong máu, gây chóng mặt, mệt mỏi,….
- Thời điểm tốt nhất để ăn na là sau bữa ăn từ 1-2 tiếng hoặc dùng na như một bữa phụ giữa hai bữa chính. Bạn không nên mang thai khi đói để tránh gây tác động xấu đến dạ dày và không nên ăn vào buổi tối vì sẽ rất dễ tăng cân.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn được na không? Hy vọng mẹ bầu có thể tham khảo và bổ sung loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng của mình và sử dụng đúng cách để nâng cao sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!