Sâu Răng Trẻ Em
Sâu răng trẻ em là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết cách điều trị và chăm sóc bé như thế nào cho đúng. Không chỉ vậy, sâu răng còn tồn tại nhiều nguy hiểm, khả năng lây lan cao và dễ gặp biến chứng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng sau này. Vì thế để hiểu hơn về bệnh, biết cách điều trị sớm cũng như phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Sâu răng trẻ em là một bệnh lý nha khoa thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ, phổ biến nhất là sâu răng sữa. Nhiều người thường chủ quan rằng, bé sẽ thay răng sữa nên không quá lo ngại. Trên thực tế sâu răng có thể tác động vào mô mềm, tủy răng bên trong, gây tổn thương những tế bào ảnh hưởng đến cả việc mọc răng mới sau này của bé.
Theo đó, em bé bị sâu răng được chia thành 4 trường hợp như sau:
- Sâu răng sữa: Trong nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ nhỏ bị sâu răng sữa luôn nằm ở mức cao. Phần lớn nguyên nhân là do răng sữa của bé có men răng và ngà răng mỏng nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh từ việc ăn uống hằng ngày.
- Sâu răng hàm: Đó là tình trạng răng hàm bên trong của bé bị sâu. Tình trạng này khó phát hiện hơn do răng hàm nằm sâu ở bên trong, bố mẹ lại không thường xuyên quan sát. Lưu ý răng hàm số 6 thường là chiếc răng được thay sớm nhất, khi răng vĩnh viễn được thay gặp tình trạng sâu răng sẽ để lại nhiều hệ luỵ về răng miệng sau này cho bé.
- Sâu răng sưng lợi: Đây là tình trạng sâu răng kèm theo biểu hiện những mô mềm quanh chân răng hay còn gọi là lợi bị sưng viêm. Khi quan sát bố mẹ sẽ thấy phần lợi bị tấy đỏ, nướu dễ chảy máu và nhạy cảm hơn. Hơi thở của bé có mùi hôi, nhiều trẻ nhỏ còn bị sốt cao và mệt mỏi.
- Sâu răng ăn vào tủy: Đây là tình trạng bệnh nặng nhất cần được điều trị chuyên khoa bằng các biện pháp chuyên nghiệp. Khi vi khuẩn ăn sâu vào tủy sẽ gây biến chứng rất nặng nề. Trẻ nhỏ có nguy cơ phải đối diện với tình trạng răng bị lung lay hoặc nặng nhất chính là mất răng.
Hình ảnh
Triệu chứng
Sâu răng ở trẻ em có nhiều biểu hiện khác nhau, bố mẹ cần chú ý những thay đổi bất thường ở con để sớm đưa bé đi thăm khám và điều trị tốt nhất:
- Bé bị ê buốt ngà răng, đặc biệt là biểu hiện bất thường khi ăn đồ ăn nóng, hơi lạnh, cứng. Bề mặt răng bị tổn thương nên bé ăn, nhai cắn cũng khó khăn hơn.
- Thời gian đầu tình trạng sâu răng nhẹ, có thể chỉ là những chấm đen tròn nhỏ trên răng. Đây là thời điểm quan trọng nhất, nếu điều trị ở giai đoạn này khả năng hồi phục sẽ rất cao.
- Khi vi khuẩn bắt đầu lan rộng, bề mặt răng bị đen hơn, có lỗ, tổn thương nghiêm trọng, hơi thở có mùi hôi, tình trạng ê buốt răng cũng nặng nề hơn.
- Sâu răng ăn vào tủy, đó là khi toàn bộ bề mặt răng bị tổn thương, vi khuẩn tấn công vào tủy gây những cơn đau buốt ngay cả khi không ăn uống.
Nguyên Nhân
Xác định chính xác nguyên nhân là một trong những việc làm cần thiết để đưa ra phương án điều trị tốt nhất và phù hợp cho bé. Theo đó, một số nguyên nhân được xác định như sau:
- Bé không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch. Thức ăn không được loại bỏ hết, kẹt lại ở những khe răng và hình thành nên vi khuẩn, mảng bám. Chúng tấn công vào răng bé nhất là trong thời kỳ răng sữa, ngà và men răng vốn rất yếu, dễ tổn thương.
- Việc bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt cũng là nguyên nhân gây sâu răng cửa ở trẻ em, sâu răng hàm,... Đồ ăn ngọt sẽ giúp vi khuẩn phát triển tốt hơn trong môi trường khoang miệng. Nhất là khi bé ăn đồ ngọt vào buổi tối và không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Những bé bị chớm sâu răng, chỉ là những chấm nhỏ trên răng, bố mẹ chủ quan và không điều trị. Lâu dần bệnh nghiêm trọng hơn gây nên những biến chứng trên răng miệng.
- Một vài trường hợp, nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ là do thiếu sản men răng. Đó là khi răng bé bị thiếu canxi, dẫn đến răng bị yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh.
Biến chứng
Sâu răng ở trẻ em nếu được điều trị sớm sẽ không tạo ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh nặng hơn sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tác động đến tính thẩm mỹ sau này trên răng miệng trẻ nhỏ. Cụ thể như sau:
- Sâu răng kéo dài có thể lây lan sang những chiếc răng bình thường, khỏe mạnh khác ở bên cạnh.
- Sâu răng khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng của bé bị ảnh hưởng. Nhiều bé bị sụt cân, chán ăn, thậm chí suy dinh dưỡng.
- Sâu răng là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh khác về răng miệng như áp xe chân răng, viêm nướu, viêm nha chu,
- Sâu răng làm tăng nguy cơ vỡ răng khi ăn thực phẩm cứng.
- Răng vĩnh viễn bị sâu sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng, chức năng nhai cắn và cả tính thẩm mỹ sau này.
- Răng sữa bị sâu vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến việc mọc răng mới sau này, nhất là khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng.
Phòng ngừa
Các bố mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa sâu răng trẻ em. Cụ thể cần nhớ những điều sau:
- Tập cho bé thói quen đánh răng sáng và tối trước khi đi ngủ. Cho bé dùng nước súc miệng từ muối hoặc các loại thảo dược tự nhiên.
- Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp cho bé cùng loại kem đánh răng giàu fluoride để giúp răng được chắc khỏe nhất.
- Giúp bé loại bỏ thức ăn thừa kẹt lại ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa trước khi đánh răng.
- Tập cho bé uống nhiều nước để tránh khô miệng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh sâu răng.
- Tăng cường ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu canxi, vitamin D, Kali,... để răng chắc khỏe.
- Hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn vặt, đồ ăn ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ.
- Đưa bé đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra bệnh.
Biện pháp điều trị
Điều trị nội, ngoại khoa sẽ được áp dụng cho những trường hợp bị sâu răng nặng, bắt đầu có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Dùng thuốc
Dùng thuốc Tây y là bước điều trị ban đầu cũng tương đối an toàn. Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm răng sâu, bé sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc trị sâu răng phù hợp. Thường là thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc tăng lượng canxi để chắc răng hoặc gel bôi trị sâu răng (thành phần chính là fluoride để giúp răng chắc khỏe).
- Trám răng
Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất, áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Phương pháp được áp dụng với những trường hợp có lỗ sâu lớn nhỏ trên bề mặt răng.
Theo đó, chiếc răng sâu sẽ được làm sạch, sấy khô, tiếp theo bác sĩ dùng một vật liệu nha khoa chuyên dùng để trám răng dạng lỏng đặt vào trên răng sâu. Máy sấy sẽ làm cứng chất liệu này, lấp hoàn toàn chỗ trống của chiếc răng sâu. Mỗi miếng trám như vậy có tuổi thọ trung bình từ 3 - 5 năm hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp.
- Gắn mão răng
Với những trường hợp không thể trám răng, để bảo tồn chiếc răng thật, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện gắn mão răng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng khi răng sâu đã là răng trưởng thành. Nha sĩ sẽ tiến hành mài bớt men răng ở xung quanh chiếc răng sâu. Sau đó dùng một mão răng mới bọc ra ngoài, bảo vệ răng thật và ngăn ngừa tổn thương.
- Lấy tủy răng
Trong trường hợp răng sâu ăn vào tủy, trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ thực hiện điều trị tủy. Toàn bộ vi khuẩn xâm lấn vào tủy được hút ra ngoài. Nếu tủy thật bị viêm nhiễm nặng nề cần có sự thay thế của tủy nhân tạo. Còn nếu không sẽ được chụp mão răng lên trên để bảo tồn răng thật.
- Nhổ bỏ răng
Nhổ bỏ răng là biện pháp điều trị cuối cùng khi răng thật không thể bảo tồn được. Với những bé nhổ răng sữa, sau này răng trưởng thành sẽ mọc lên để thay thế vị trí đó. Nhưng với những bé chiếc răng sâu là răng trưởng thành, khi nhổ bỏ sẽ được tư vấn thực hiện phương pháp làm cầu răng sứ. Khi nào trẻ đủ 18 tuổi trở lên mới được thực hiện trồng răng giả.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Phương pháp chữa sâu răng trẻ em tại nhà sẽ được áp dụng và cho hiệu quả tốt khi mức độ sâu răng chưa quá nghiêm trọng, mới chỉ là những chấm đen li ti trên bề mặt răng. Còn với trường hợp nặng, mẹo chữa tại nhà được áp dụng kết hợp cùng những biện pháp điều trị ngoại khoa để tăng hiệu quả.
Chữa sâu răng tại nhà tương đối an toàn, được thực hiện hàng ngày để tăng hiệu quả. Cụ thể một số cách như sau:
- Nước muối
Nước muối là một trong những giải pháp hữu ích vừa để điều trị cũng như phòng tránh sâu răng ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Ba mẹ hãy tập thói quen cho bé ngậm nước muối mỗi ngày vào buổi sáng, sát trùng toàn bộ khoang miệng, làm sạch và giữ hơi thở thơm tho nhất.
[pr_middle_post]
- Dùng lá hẹ
Lá hẹ là một trong những thảo dược tự nhiên được biết đến nhiều hơn với tác dụng trị ho, cảm sốt,... Tuy nhiên trong loại lá này còn có chứa nhiều kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, sát trùng giảm viêm nhiễm, rất phù hợp cho những người bị sâu răng.
Cách làm: Các mẹ chỉ cần giã một ít lá hẹ tươi và đắp lên chiếc răng sâu của bé. Hướng dẫn bé ngậm trong 10 - 15 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm là được.
- Tỏi và húng quế
Tỏi và húng quế là hai gia vị rất tốt để trị sâu răng cho bé ngay tại nhà. Cả hai nguyên liệu này đều chứa một lượng tinh dầu, các hoạt chất kháng khuẩn, viêm nhiễm tự nhiên, an toàn.
Cách làm: Giã vài nhánh tỏi cùng húng quế, đắp hỗn hợp này lên răng sâu hoặc lấy nước cốt chấm đều lên lỗ răng sâu để tiêu diệt vi khuẩn.
- Chuyên gia
- Cơ sở