Viêm Tủy Răng Ở Trẻ Em
Viêm tủy răng là tình trạng không còn hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường do sâu răng hoặc chấn thương. Trẻ bị viêm tủy răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bố mẹ quan tâm đến căn bệnh này hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Tủy răng là một phần đặc biệt của răng, tổ chức đặc biệt này bao gồm mạch máu và thần kinh nằm trong hốc giữa ngà răng (gọi là hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua nhiều lỗ có kích thước rất nhỏ ở cuống răng.
Vậy bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì? Theo đó đây là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân hình thành bệnh thường là do vi khuẩn tồn tại trong miệng, xâm nhập vào tủy răng qua các lỗ sâu, cuống răng,... Hoặc nguyên nhân khác gây bệnh có thể là do hóa chất, chất thương, thậm chí một vài trường hợp không tìm ra nguyên nhân.
Trẻ bị viêm tủy răng có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, ở nhiều dạng tổn thương không đồng nhất, cụ thể là: Viêm tủy răng có hồi phục (còn được gọi là tiền tủy viêm; viêm tủy răng cấp, viêm tủy răng mãn tính.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy cấp, lâu dần là hoại tử tủy, chết tủy, thối tủy. Vì thế cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng có biện pháp xử lý.
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình trẻ bị viêm tủy răng:
- Trẻ thường xuyên đau nhức răng, nhất là ban đêm.
- Chân răng của bé có dấu hiệu bị xỉn màu và xói mòn.
- Bé 2 tuổi bị viêm tủy răng sẽ cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú chơi đùa.
- Bé biếng ăn do răng bị ê buốt, nhạy cảm với đồ nóng hoặc lạnh, không thể ăn nhai thực phẩm cứng, dai,...
- Răng bé bị sâu, các vết đen trên răng ngày càng lan rộng kèm theo đau nhức.
Đây là những dấu hiệu thường gặp nhất khi bé bị viêm tủy răng. Ngoài ra do mỗi cơ địa có sự khác biệt nên dấu hiệu tủy răng bị viêm có thể không giống nhau. Ngay khi bé có biểu hiện bất thường bố mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị.
Nguyên Nhân
Như đã nói ở phần đầu bài viết, trẻ bị viêm tủy răng thường do vi khuẩn trong khoang miệng thông qua các lỗ sâu, cuống răng xâm nhập vào tủy gây bệnh. Ngoài ra bệnh có thể được hình thành do nguyên nhân hóa chất, yếu tố vật lý,... Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý viêm tủy răng phổ biến:
- Do sâu răng
Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm tủy răng. Theo đó sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ khiến bệnh thêm nặng, biến chứng vào tủy. Vi khuẩn sâu răng lúc này tấn công vào tủy qua ống ngà được gọi là sâu ngà, tấn công qua lỗ chân răng gọi là bệnh nha chu.
- Chăm sóc răng miệng sai cách
Bé còn nhỏ, việc đánh răng không thường xuyên hoặc không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn gây hại tấn công tủy răng và hình thành bệnh.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, axit
Những thực phẩm như chanh, cam... có tính axit mạnh, khi bạn cho bé dùng quá nhiều sẽ làm lớp men răng bị bào mòn. Lúc này vi khuẩn sẽ lợi dụng xâm nhập và tấn công, phá vỡ cấu trúc răng khiến cho tủy bị viêm.
- Bé 5 tuổi bị viêm tủy răng do chấn thương
Ở độ tuổi này bé khá hiếu động, trong lúc vui đùa nếu như bị va đập gãy răng sẽ khiến phần tủy bị tổn thương, lộ ra ngoài. Lợi dụng tình hình này, các vi khuẩn sẽ tấn công để gây viêm nhiễm tủy răng.
- Thói quen nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ là thói quen xấu gây mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy gây bệnh.
Biến chứng
Viêm tủy răng ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm và gây ra những ảnh hưởng, khó chịu trong suốt quá trình vệ sinh răng miệng lẫn ăn uống hằng ngày.
Ngoài ra bệnh viêm tủy răng có thể gây viêm tủy cấp, tủy bị hoại tử, cuối cùng là chết tủy. Những hoại tử của tủy răng có thể thông qua lỗ chóp chân răng để hình thành nên một số bệnh lý vùng quanh chóp, viêm xương hàm, viêm tổ chức liên kết,... hoặc tụ lại thành nang chân răng, u hạt,...
Một trong những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh chính là mất răng hoàn toàn. Thậm chí vi khuẩn tấn công gây nên bệnh viêm nội tâm mạc, viêm xoang hàm,... Vì thế các chuyên gia khẳng định, trẻ bị viêm tủy răng cần điều trị càng sớm càng tốt để giữ răng sữa không bị nhổ.
Bởi lẽ nếu răng sữa bị nhổ sớm sẽ gây ra những hậu quả như:
- Răng sữa tồn tại trên cung hàm tới 13 năm, nếu như bị nhổ quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Cụ thể bé cảm thấy ăn không ngon, đồng thời hệ tiêu hóa cũng yếu đi.
- Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong định hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu như trẻ bị viêm tủy răng dẫn đến phải nhổ răng sữa sẽ khiến sau này răng vĩnh viễn mọc lên gặp nhiều khó khăn, mọc lệch hoặc mọc chậm.
- Răng sữa giúp xương hàm phát triển bình thường nhờ động tác nhai, cắn thức ăn. Những hoạt động này đều kích thích xương hàm ở trẻ phát triển. Với những trường hợp không có răng sữa, bé sẽ nuốt thức ăn xuống bụng mà không cần nhai, như vậy xương hàm không thể hoạt động để lớn lên cùng cơ thể trẻ.
- Răng sữa được ví như một mắt xích quan trọng trong hệ thống phát âm của bé. Nếu thiếu răng, bé sẽ không thể phát âm tròn tiếng, dễ bị ngọng.
Phòng ngừa
Ngoài thực hiện các phương pháp điều trị trên, để ngăn ngừa bệnh viêm tủy răng ở trẻ em, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý những cách phòng ngừa sau:
- Bố mẹ nên hướng dẫn và khuyến khích bé đánh răng ngày 2 lần, đồng thời sử dụng nước súc miệng để loại bỏ tối đa vi khuẩn đang tồn tại trong khoang miệng.
- Bố mẹ nên chọn cho bé loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng chuyên dụng với trẻ nhỏ, hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng để tránh mài mòn men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
- Phụ huynh nên tạo cho con thói quen dùng chỉ nha khoa thay vì tăm nhọn để làm sạch thức ăn thừa trên răng. Đôi khi đánh răng không thể làm sạch toàn bộ thức ăn thừa trên răng.
- Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, hạn chế ăn thức ăn có độ dính cao như kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy,... Những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và gây nên những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
- Tập cho bé thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng sức đề kháng.
- Trường hợp bé có bệnh lý như sâu răng cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh để vi khuẩn tấn công gây bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.
- Cho bé thăm khám nha khoa định kỳ năm 2 lần để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh lý nếu có.
Biện pháp điều trị
Tùy theo giai đoạn bệnh, mức độ viêm mà việc điều trị nha khoa sẽ có những phương pháp sau:
- Che tủy gián tiếp và trám răng
Phương pháp điều trị này thường được chỉ định đối với những trẻ bị lỗ sâu sát tủy. Calcium Hydroxie sẽ được đặt lên phần ngà mềm, tiếp đó đặt Eugenate trong vòng 6 tuần. Cuối cùng bác sĩ dùng GIC để trám lại răng sữa mà không cần nhổ bỏ.
- Lấy tủy buồng và trám răng
Đây là phương pháp được chỉ định với những trường hợp tủy buồn bị viêm, còn phần tủy ở chân răng vẫn khỏe mạnh. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm, dùng Formocresol đặt ống tủy, trám lại bằng Eugenate và cuối cùng là dùng GIC để hoàn thành quá trình điều trị.
- Loại bỏ tủy toàn phần
Trẻ bị viêm tủy răng mãn tính hoặc tủy hoại tử với những biểu hiện như đau răng tự phát, đau về đêm, có mủ ở khe nướu, răng lung lay cần được điều trị loại bỏ tủy toàn phần.
Phương thức điều trị là lấy toàn bộ tủy răng ra ngoài, sau đó trám bít các ống tủy chân răng bằng Reinfored Zinc Oxide và Eugenol, cuối cùng là dùng GIC trám lại.
Với trẻ nhỏ, việc điều trị viêm tủy răng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các bé sợ đau, quấy khóc. Vì thế bố mẹ nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ giỏi để chữa trẻ bị viêm tủy răng.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Với những trường hợp bệnh viêm tủy răng ở trẻ em chưa nguy hiểm, có thể hồi phục và bố mẹ đang tìm cách giảm nhanh các triệu chứng trước khi đến nha khoa có thể áp dụng một số mẹo hay dưới đây.
- Sử dụng nước cốt lá chuối: Trong lá chuối chứa nhiều thành phần có công dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Chính vì vậy trong dân gian thường sử dụng loại lá này để giảm nhanh các cơn đau răng do viêm tủy ngay tại nhà. Cách làm rất đơn giản, bạn chọn những lá chuối non, rửa sạch sau đó nghiền nát và lọc giữ phần nước cốt. Tiếp theo dùng khăn bông sạch, mềm chấm nước cốt lá chuối rồi thấm lên chỗ bị đau răng. Giữ nguyên như vậy khoảng 3-5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
- Súc miệng bằng nước cốt tỏi: Tỏi nổi tiếng với công dụng là kháng khuẩn, chống viêm, mặc dù mùi tỏi sống khá nồng nhưng không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại. Theo đó bạn chỉ cần súc miệng bằng nước ép tỏi, đắp bã tỏi lên vùng răng bị viêm tủy, cảm giác ê buốt và đau nhức sẽ hoàn toàn biến mất.
- Đắp hành tây: Hành tây là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn, ngoài ra nó còn có công dụng giảm đau và sát khuẩn vô cùng tốt. Khi bạn có dấu hiệu ê nhức răng do viêm tủy, hãy thái hành tây thành lát mỏng và đắp lên vùng răng bị đau. Sau khoảng 5 phút, hành tây phát huy tác dụng sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng.
- Nước trà xanh: Nếu bạn không quen với vị hăng nồng của tỏi và hành tây có thể sử dụng nước trà xanh để súc miệng. Với khả năng sát khuẩn cao, nước trà xanh sẽ đánh bay cơn đau nhức khi trẻ bị viêm tủy răng. Theo đó mỗi ngày bạn nên dùng nước trà xanh ấm để súc miệng từ 2-3 lần.
- Chuyên gia
- Cơ sở