Mụn Bọc Ở Cằm
Mụn bọc trên cằm và mũi luôn gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí dẫn đến tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Đây là hai vị trí thường xuyên thực hiện hoạt động nói, ăn uống nên mụn bọc cũng đau hơn so với các vị trí khác. Chính bởi vậy rất nhiều người tìm cách khắc phục mụn bọc ở cằm nhanh chóng.
Định nghĩa
Mọc mụn bọc ở cằm xảy ra khá nhiều ở mỗi người. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe những mụn bọc gây mất thẩm mỹ và tự ti khi giao tiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của mụn bọc ở cằm.
Theo các chuyên gia da liễu thì sự rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc nổi nhiều ở vùng cằm. Sự mất cân bằng giữa nội tiết tố sẽ kích thích sự phát triển của tuyến bã nhờn- yếu tố hình thành mụn.
Chính bởi những điều này mà nhiều người đặt ra câu hỏi: “Mụn bọc ở cằm là bệnh gì”? Song thực tế, chị em cũng không nên quá lo lắng vì mụn bọc ở cằm chưa chắc là dấu hiệu của bệnh tật nghiêm trọng.
Hình ảnh
Nguyên Nhân
Mụn bọc ở cằm có thể gây ra do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Vệ sinh da không sạch se khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và hình thành: Dưới tác động của môi trường như khói bụi, các vật dụng hàng ngày tiếp xúc trực tiếp lên da như chăn, gối,... đều chứa nhiều vi khuẩn khiến da có nguy cơ bị mụn bọc gây đau nhức.
- Mặt khác, mụn bọc ở cằm báo hiệu cơ thể bị rối loạn nội tiết, thường gặp ở nữ giới. Một số giai đoạn thường mọc mụn ở cằm là mang thai, hành kinh hay phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh. Lúc này cơ thể có sự thay đổi hormone từ đó da tiết nhiều chất nhờn, sinh ra mụn bọc ở cằm.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng khiến da nhanh xuống cấp. Chính vì vậy, vi khuẩn có điều kiện gây hại cho da, hình thành mụn ẩn, mụn sưng viêm, đặc biệt là mụn bọc đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý như ăn nhiều đồ cay nóng, chất kích thích và thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết cũng là nguyên nhân khiến da bị lên mụn, đặc biệt là mụn bọc ở cằm.
Bên cạnh việc gây đau nhức thì mụn bọc ở cằm không được điều trị đúng cách sẽ lây lan đến các vùng khác. Việc ăn uống, giao tiếp cũng gặp nhiều trở ngại. Mụn bọc ở cằm khiến người bị thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Không những thế, mụn bọc ở cằm còn có khả năng gây ra chứng lo âu, trầm cảm ở nhiều người. Điều này khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Mụn bọc k được điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo khiến mọi người thêm tự ti
Phòng ngừa
Ngoài cách áp dụng 9 cách xua đuổi mụn bọc ở cằm như trên, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa mụn bọc quay trở lại bằng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu
Chăm sóc và vệ sinh da mặt đúng cách
Vệ sinh da mặt là một trong những bước quan trọng giúp da thẩm thấu những dưỡng chất khi chăm sóc da. Bởi vậy, đừng quên tẩy da chết 1 lần./ tuần và dùng sữa rửa mặt lành tính để giúp lỗ chân lông sạch bụi bẩn, tránh bít tắc. Đặc biệt, hạn chế sờ tay lên mặt, tránh bụi bẩn, vi khuẩn lây từ mặt sang tay. Hơn nữa, không tự tiện nặn mụn để tránh tình trạng mụn lây lan.
Ăn uống khoa học
Nếu bạn không muốn cơ thể thiếu chất và tích tụ nhiều độc tố, mụn bọc nổi khắp mặt thì nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý. Hạn chế hấp thụ những thực phẩm cay. nóng, nhiều dầu mỡ, các loại đồ ngọt. Thay vào đó, nên bổ sung rau củ quả, nước ép, sinh tố để hỗ trợ hệ tiêu hóa, thải độc và tăng cường hệ miễn dịch.
Sinh hoạt lành mạnh
Nếu bạn có thói quen thức khuya, ăn khuya thì nên bỏ ngay từ bây giờ để tránh tình trạng mụn bọc ở cằm nhé. Tập cho mình thói quen tốt như đi ngủ sớm, làm việc điều độ, thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe hay tập thể dục để nâng cao thể chất.
Bảo vệ da khi đi ra ngoài
Da khi bị mụn bọc rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt khi áp dụng những phương pháp trên, da rất dễ bị bắt nắng. Chính bởi vậy, trước khi ra ngoài lúc trời nắng, bạn nên thoa kem chống nắng trước 30 phút đồng thời mặc áo dài tay, bịt kín để tránh tình trạng bắt nắng.
Đi gặp bác sĩ
Nếu tình trạng mụn bọc ở cằm không thuyên giảm, thậm chí còn phát triển năng hơn, bạn nên đi khám tại địa chỉ da liễu tin cậy để có thể được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn khi chưa được tư vấn. Tránh tình trạng mụn vỡ và lây lan ra các vùng da lành khác.
Biện pháp điều trị
Với sự phát triển không ngừng của y học đã sáng chế ra nhiều loại thuốc có chức năng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Điều quan trọng người bệnh cần điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Thuốc trị mụn bọc Clindamycin
Đây là kháng sinh bôi ngoài da thuộc nhóm thuốc lincosamid. Sản phẩm được bào chế ở dạng viên nén, dung dịch uống, dạng thuốc tiêm và gel bôi ngoài da. Thuốc thường được chỉ định trị mụn viêm, mụn bọc.
- Thành phần: Thành phần chính là clindamycin hydrochloride
- Công dụng: Clindamycin có công dụng ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn gây mụn,liên kết tiểu phần 50S của ribosom, ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn ngăn ngừa tình trạng mụn phát triển. Đồng thời, hoạt chất này có tác dụng làm giảm bã nhờn, tình trạng dầu dư thừa trên da, duy trì độ ẩm và kìm khuẩn khi dùng thuốc ở nồng độ thấp, tiêu diệt khẩn nếu dùng thuốc ở nồng độ cao.
- Cách sử dụng: Đây là loại kháng sinh kê đơn nên tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Tuy nhiên thông thường người bệnh sẽ được chỉ định dùng liều 150mg-300mg trong 6 giờ.
2. Thuốc bôi ngoài da trị mụn Benzoyl peroxide
Đây là 1 dạng kháng sinh thường được chỉ định để trị mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng. Thuốc có thể dùng độc lập song để mang hiệu quả cao cần kết hợp thêm một số kháng sinh trị mụn khác.
Công dụng
- Benzoyl peroxide có khả năng làm giảm axit béo tự do trong nang tuyến bã đồng thời chống vi khuẩn gây mụn từ đó tiêu nhân mụn, loại bỏ các loại mụn trứng cá như viêm, mụn, bọc, mủ,...
- Là thành phần duy nhất có khả năng mang oxy dưới bề mặt da. Vì vi khuẩn không thể duy trì nếu có oxy. Bởi vậy khi dùng benzoyl peroxide với liều lượng phù hợp sẽ giúp loại bỏ mụn đến 99%.
- Thuốc cũng có công dụng giảm viêm nhanh chóng từ đó giảm cảm giác sưng tấy, châm chích do mụn gây ra.
Cách sử dụng
Sử dụng tại chỗ: Người bệnh dùng Benzoyl peroxide dạng thoa, bôi trực tiếp lên các nốt mụn. Mỗi ngày thoa 1-2 lần sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ.
3. Thuốc kháng sinh trị mụn Doxycycline
Doxycycline thuộc nhóm tetracycline là dạng kháng sinh trị mụn trứng cá phổ biến. Đây là loại kháng sinh chỉ định dùng cho người bị mụn ở thể vừa và nặng.
Công dụng:
- Thuốc uống trị mụn Doxycycline giup chứa trị mụn trứng cá nhờ tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da. Đồng thời giúp kháng khuẩn, giảm viêm trên da.
- Thuốc Doxycycline có công dụng tốt cho các trường hợp bị mụn mủ viêm. Tuy nhiên nó không có tác dụng với mụn cám hay mụn đầu đen.
- Doxycycline với khả năng ức chế vi khuẩn đồng thời tổng hợp protein do vi khuẩn nhạy cảm gắn vào tiểu đơn vị 30S, 50S của ribosom từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Cách dùng:
Thông thường trường hợp bị mụn bọc mủ, viêm sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Doxycycline với liều 50g mỗi ngày với thời gian từ 6-12 tuần.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
1. Trị mụn bọc ở cằm bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều thành phần thiết yếu rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là để làm đẹp. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm, chống lại sự lây lan của vi khuẩn. Chính bởi vậy, tình trạng mụn bọc cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, mật ong có công dụng dưỡng ẩm, chống lại quá trình lão hóa giúp da mềm mịn, tươi trẻ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn một ít mật ong và vài giọt nước cốt chanh vào tạo hỗn hợp.
- Bước 2: Rửa mặt sạch với nước, sau đó thấm nhẹ nhàng bằng khăn bông
- Bước 3: Thoa hỗn hợp thu được lên những nốt mụn trong 15 phút kết hợp massage
Áp dụng đều đặn 2-3 lần/tuần để đẩy lùi mụn hiệu quả. Đối với bạn có làn da nhạy cảm, bạn chỉ cần sử dụng mật ong, không cần thêm nước cốt chanh.
2. Dùng nghệ chữa mụn bọc ở cằm
Nghệ là nguyên liệu trị mụn rất quen thuộc đối với nhiều chị em. Thành phần nghệ có chứa circumin giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nghệ còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo, giảm mụn viêm đáng kể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nghệ rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn (hoặc nghiền nát)
- Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước, sau đó đắp bã nghệ lên vùng mụn bọc ở cằm trong 20 phút kết hợp massage để da thẩm thấu
- Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước ấm, kiên trì sử dụng 3-4 lần/ tuần để thấy hiệu quả
Lưu ý: Vì sử dụng nghệ tươi nên da sẽ bị mảng bám màu vàng, bạn có thể rửa sạch bằng sữa rửa mặt hoặc dầu oliu để giúp da sạch hơn.
3. Trị mụn bọc ở cằm bằng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm. Do đó, tỏi có thể trị mụn bọc rất hiệu quả mà an toàn. Nguyên liệu này còn giúp làm sạch nhanh chóng các bã nhờn dư thừa trên da, các vi khuẩn đang ẩn nấp trong lỗ chân lông, giảm tình trạng sưng viêm. Hơn nữa, tỏi giúp lưu thông máu huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp bạn sớm lấy lại làn da tươi trẻ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng 2-3 tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch. Sau đó giã hoặc xay nhuyễn chắt lấy nước cốt
- Bước 2: Pha thêm một vài giọt nước để giảm tính nóng của tỏi
- Bước 3: Vệ sinh vùng da sạch sẽ, bôi hỗn hợp lên vùng da bị mụn bọc trong 10 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm
Nên áp dụng 2-3 lần/tuần để cảm nhận sự thay đổi. Khi sử dụng phương pháp này sẽ cảm thấy hiện tượng rát nhẹ, sau một thời gian mụn sẽ khô nhanh và không còn đau, mụn nhanh chóng xẹp, da căng mượt hơn rất nhiều.
Câu hỏi thường gặp
- Mụn bọc không thể tự hết. Càng để lâu, mụn càng chai, điều trị cũng ngày càng khó khăn, nguy cơ để lại sẹo trên da cao hơn.
- Thông thường nếu được điều trị đúng cách mụn bọc sẽ biến mất hoàn toàn khoảng sau ít nhất 3 tháng
- Nên vệ sinh da mặt đúng cách để ngăn ngừa mụn bọc
- Chuyên gia
- Cơ sở