Mụn Bọc Ở Má

Tổng quan

Nổi mụn bọc ở má là tình trạng rất nhiều người mắc phải. Mụn bọc khiến làn da bị viêm sưng gây đau nhức rất khó chịu, sau khi điều trị khỏi sẽ để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ da. Vậy nguyên nhân gây ra mụn bọc là do đâu và trị như thế nào để không lo để lại sẹo. Hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Định nghĩa

Mụn bọc ở má là thể nặng của mụn trứng cá. Mụn bọc thường có kích thước rất lớn, chân mụn ăn sâu vào trong da, gây ra cảm giác đau nhức và ngứa ngáy trên da. Mụn bọc thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn trên mặt như trán, mũi, má, cằm,... Mụn bọc ở má có hình dáng khá giống với mụn nang hoặc mụn mủ. Nếu không có kinh nghiệm chuyên môn, bạn sẽ rất khó phân biệt chúng và dẫn đến việc điều trị sai cách.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Thông thường, mụn bọc mọc ở má sẽ có các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Mụn có kích thước khá to, chân mụn ăn sâu vào bên trong da.
  • Khi mới hình thành chúng khá cứng, cộm trên má và gây đau khi dùng tay ấn vào.
  • Sau vài ngày, mụn sẽ phát triển với kích thước lớn hơn hẳn và sưng to.
  • Ngay tại vị trí mọc mụn có triệu chứng viêm đau, sưng đỏ và ứ mủ bên trong.
  • Nếu chẳng may bị tác động ngoại lực, mụn sẽ vỡ ra gây chảy máu và chảy mủ.
  • Trường hợp da được chăm sóc đúng cách, sau 3 - 5 ngày nhân mụn sẽ khô và lộ ra bên ngoài.

Sự xuất hiện của các nốt mụn bọc ở hai bên má sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của  khuôn mặt, khiến bạn cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác. Đồng thời, mụn bọc thường diễn ra kéo dài dai dẳng và có tốc độ hồi phục rất chậm, nếu không xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng da. Ở trường hợp nặn mụn khi nhân mụn chưa chín hoặc thường xuyên dùng tay sờ vào mụn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào các vùng da xung quanh gây viêm nhiễm lan rộng. Sau khi điều trị khỏi mụn sẽ để lại các vết sẹo rỗ và thâm đen trên da, gây mất thẩm mỹ.

Nguyên Nhân

Mụn bọc ở má thường xuất hiện ở những người có cơ địa da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hoặc chăm sóc da không đúng cách. Chuyên gia da liễu cho biết, mụn bọc ở má hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và bị vi khuẩn gây mụn P Acnes tấn công gây viêm nhiễm. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây mụn bọc ở má thường gặp bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

  • Yếu tố môi trường: Những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ da cẩn thận sẽ rất dễ bị nổi mụn bọc ở má.
  • Nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc thời kỳ hành kinh cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nổi mụn bọc ở má. Nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ khiến da tiết nhiều dầu hơn bình thường và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có nhiều người mang gen da dầu, da nhạy cảm hoặc da bị mụn trứng cá thì con cái sinh ra cũng rất dễ bị mụn bọc ở má.
  • Tâm lý: Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những yếu tố tạo cơ hội cho mụn bọc xuất hiện trên má. Căng thẳng sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, bề mặt da nhiều dầu nhờn và tạo cơ hội cho mụn hình thành.
  • Thói quen ăn uống: Việc sử dụng đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến làn da và làm gia tăng nguy cơ nổi mụn bọc.
  • Chăm sóc da không đúng cách: Các thói quen chăm sóc da không đúng cách làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn bọc ở má có thể kể đến là lười rửa mặt, vệ sinh mặt không sạch sẽ, chỉ rửa mặt bằng nước, không tẩy tế bào chết, lười sử dụng kem chống nắng,...
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc sẽ khiến làn da dễ bị kích ứng và hình thành mụn bọc. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm này trong thời gian dài còn khiến sức đề kháng da bị suy yếu và khó hồi phục.
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Mắc các bệnh lý về gan thận sẽ khiến chức năng đào thải độc tố của hai cơ quan này bị ảnh hưởng. Lúc này, độc tố sẽ tích tụ bên trong cơ thể và gây ra tình trạng nổi mụn bọc.

Phòng ngừa

Nổi mụn bọc ở hai bên má khiến làn da trở nên rất nhạy cảm. Vì thế, bạn cần có các biện pháp chăm sóc da đúng cách để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phát triển lan rộng đến những vùng da xung quanh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc da bị nổi mụn bọc ở hai bên má bạn cần nắm rõ:

  • Chú ý vệ sinh da mặt thật sạch sẽ, bạn nên chọn sản phẩm làm sạch da có tính dịu nhẹ và được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên. Tránh dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh hoặc chứa các hoạt chất dễ gây kích ứng đến làn da.
  • Nếu nghi ngờ bị mụn do chăm sóc da không đúng cách, bạn nên điều chỉnh lại quy trình chăm sóc da của bản thân. Cần thay thế các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da phù hợp với tính chất của làn da.
  • Không sử dụng mỹ phẩm trong suốt quá trình điều trị mụn, điều này sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và khiến tình trạng mụn trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Tuyệt đối không nên đưa tay sờ lên má hoặc nặn mụn để hạn chế bị nhiễm trùng.
  • Khi đi ra ngoài đường cần có các biện pháp bảo vệ da như thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang, đổi mũ nón,... Tránh để ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn.
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương da. Ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn bằng cách tăng cường bổ sung vitamin B2 và B6 cho cơ thể.
  • Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày nên tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tính mát, cá béo, thực phẩm giàu vitamin C,... Cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị mụn như thịt bò, hải sản, đồ chiên xào, đồ ăn cay nóng,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Trong y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị mụn bọc ở má, dựa vào mức độ viêm cũng như nguyên nhân gây ra mụn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Được áp dụng phổ biến là dùng thuốc bôi, thuốc uống, liệu pháp hormone,...

+ Dùng thuốc Tây y: Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc bôi kết hợp với thuốc uống giúp cải thiện tình trạng mụn bọc trên má. Với trường hợp mụn nặng hoặc số lượng mụn nhiều, bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc kháng sinh vào đơn kê. Việc dùng thuốc trị mụn cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra để tránh phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc Tây y thường dùng để trị mụn bọc ở má là:

  • Kháng sinh: Được kê đơn điều trị nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn, đẩy lùi tình trạng viêm sưng trên da và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc Isotretinoin: Được kê đơn điều trị phối hợp với kháng sinh đối với những trường hợp mụn nặng, không đáp ứng điều trị bằng các loại thuốc khác. Công dụng chính của thuốc Isotretinoin là kiểm soát dầu nhờn.
  • Thuốc chứa lưu huỳnh: Công dụng chính của nhóm thuốc này là kiểm soát dầu nhờn trên da và sát khuẩn nhẹ. Được chỉ định sử dụng với những trường hợp bị mụn bọc ở má do da nhờn.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng viêm, kích thích tái tạo da và nâng cao hiệu quả điều trị của các loại thuốc khác như Benzoyl peroxyde,  Clindamyncin,...

+ Liệu pháp hormone: Ở nữ giới, nổi nhiều mụn bọc ở hai bên má cũng có thể là do nồng độ hormone androgen tăng cao quá mức khiến nội tiết tố bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Ở trường hợp này bạn có thể tiến hành cải thiện bằng cách cách sau đây:

  • Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc có tác dụng làm ổn định nồng độ nội tiết tố và kiểm soát tình trạng mụn. Nếu có tiền sử ung thư vú hoặc bị đông máu thì tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này để trị mụn. Đồng thời, nữ giới cũng không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai để làm đẹp, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
  • Thuốc chống androgen: Sự gia tăng nồng độ hormone androgen sẽ khiến làn da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn bọc. Ở trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng chống androgen để cải thiện như Glucocorticoid dạng uống, thuốc chủ vận GnRH, Flutamide,...

Dùng liệu pháp hormone trị mụn bọc ở má có tồn tại một số rủi ro không mong muốn. Vì thế, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

+ Phương pháp khác: Khi bị nổi mụn bọc ở má, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trị mụn khác như laser, lấy nhân mụn, tiêm corticoid,...

  • Phương pháp laser: Cơ chế trị mụn của liệu pháp này là chiếu ánh sáng xanh vào vùng da bị mụn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại bên dưới da. Đồng thời, kích thích làn da tăng sinh collagen và elastin để làm lành tổn thương do mụn gây ra.
  • Lấy nhân mụn: Ở phương pháp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được lấy nhân mụn đúng cách và làm sạch nang lông. Không tự ý nặn mụn tại nhà khiến tình trạng viêm nhiễm phát triển lan rộng, làm gia tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Tiêm corticoid: Chỉ được áp dụng đối với những trường hợp khẩn cấp khi mụn bọc phát triển với kích thước quá lớn gây đau nhức dữ dội. Hoạt chất corticoid sẽ được tiêm trực tiếp vào trong nốt mụn giúp đẩy lùi nhanh chóng tình trạng viêm đau. Nhược điểm của phương pháp trị mụn này là để lại sẹo lõm hoặc gây teo da nếu quá lạm dụng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu bị mụn bọc ở hai bên má với mức độ viêm nhiễm nhẹ, bạn có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để cải thiện như nha đam, nghệ tươi,... Đây là phương pháp trị mụn có độ an toàn cao, ít gây kích ứng cho da nên bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, mẹo dân gian trị mụn bọc mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài thì tình trạng mụn trên da mới có chuyển biến tốt. Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Dùng nha đam tươi: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong nha đam tươi chứa hàm lượng lớn hoạt chất Anthraquinon có khả năng kháng khuẩn. Nếu sử dụng để trị mụn bọc sẽ có tác dụng ức chế hoạt động và sự phát triển của chủng vi khuẩn gây ra mụn bọc. Đồng thời, nha đam còn có khả năng giảm viêm, dưỡng ẩm và tái tạo da rất tốt. Bạn có thể dùng nha đam tươi trị mụn bọc ở má theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Nha đam tươi sau khi mua về đem rửa sạch sẽ, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 5p để loại bỏ bớt mủ.
  • Sau đó, dùng gel nha đam đắp trực tiếp lên các nốt mụn. Để yên như vậy trong khoảng 1 phút rồi rửa lại cho sạch.
  • Thực hiện cách này từ 1 - 2 ngày bạn sẽ thấy vết mụn nhanh chóng khô lại và dễ dàng lấy ra ngoài.

+ Sữa chua không đường: Sữa chua không đường cũng là nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện các loại mụn trên da khá hiệu quả. Trong sữa chua chứa hàm lượng lớn axit lactic và probiotic có khả năng sát khuẩn và giảm viêm. Khi dùng để trị mụn bọc sẽ giúp làm khô nhân mụn và giảm sưng tấy. Ngoài ra, sữa chua còn có khả năng tăng cường sức đề kháng da và làm trắng da. Cách dùng sữa chua không đường trị mụn bọc ở má khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Rửa mặt sạch sẽ rồi thấm khô nước, thoa sữa chua không đường lên mặt để tạo thành lớp mỏng phủ kín các nốt mụn bọc.
  • Nằm thư giãn trong vòng 20 phút để thành phần dưỡng chất trong sữa chua thấm đều vào da, sau đó rửa mặt lại với nước sạch.
  • Thực hiện cách trị mụn này liên tục 3 lần/tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

+ Chanh tươi và dầu oliu: Chanh tươi chứa hàm lượng lớn acid lactic và vitamin C nên có khả năng kháng khuẩn rất mạnh. Sử dụng chanh tươi trị mụn bọc ở má được xem là phương pháp khá hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, khi dùng chanh trị mụn bạn cần có các biện pháp bảo da thật kỹ để tránh bị bắt nắng.

  • Chanh tươi đem vắt lấy nước cốt rồi trộn đều với dầu oliu theo tỷ lệ 1:1.
  • Rửa mặt sạch sẽ, lau khô nước bằng khăn sạch rồi thoa hỗn hợp trên lên bề mặt da.
  • Để yên trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Áp dụng các trị mụn này từ 1 - 2 lần/tuần là được, áp dụng nhiều sẽ khiến da bị tổn thương.

+ Nghệ tươi: Trong nghệ tươi chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Nếu bạn tận dụng nghệ tươi để trị mụn bọc tại nhà sẽ mang lại hiệu quả giảm viêm sưng, kích thích làm lành vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa sẹo thâm. Cách dùng cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Nghệ tươi đem rửa sạch sẽ, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi thoa nước cốt nghệ tươi lên vùng mụn đang bị viêm.
  • Áp dụng cách trị mụn này từ 1 - 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 3 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android