Mụn Bọc Ở Mũi
Mụn bọc ở mũi khiến nhiều chị em khó chịu và muốn chôn vùi những chú mụn đáng ghét ngay lập tức. Đừng lo, bởi vì những nguyên liệu dưới đây sẽ là “cứu tinh” giúp bạn “tạm biệt” mụn bọc ở mũi ngay thôi!
Định nghĩa
Mụn bọc ở mũi là một biểu hiện của viêm da. Thông thường, mụn bọc có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu trong da và nang lông nên rất khó để “xóa sổ”. Đây cũng là loại mụn gây sưng, đau nhức và dễ lây lan. Mụn bọc có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt. Tuy nhiên khi định vị ở mũi, mụn bọc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bị.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những vết mụn bọc trên mũi. Chủ yếu là do vi khuẩn P.Acnes cùng với việc hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số tác động gây ra tình trạng mụn bọc ở mũi như:
- Rối loạn hormone trong cơ thể khiến da bị ảnh hưởng dẫn tới khả năng tiết bã nhờn nhiều, từ đó da dễ bị kích ứng, mọc mụn.
- Một chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn bọc ở mũi.
- Thói quen sờ tay lên mặt
- Vệ sinh da mặt chưa đúng cách
Mụn bọc ở mũi gây đau nhức khó chịu bởi vậy bạn nên cẩn thận vì nó báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp những vấn đề như:
- Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bị rối loạn chức năng gan cùng các bệnh như viêm gan, xơ gan.
- Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
- Mụn bọc ở mũi còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Nếu mũi sưng phù thì có thể là bạn bị huyết áp cao
- Mụn bọc ở mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh lý như viêm xoang..
Hình ảnh
Phòng ngừa
Mụn bọc là tình trạng nặng hơn so với nhiều loại mụn thông thường khác. Bởi vậy quá trình điều trị chăm sóc cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn. Do đó, trong quá trình trị mụn bọc ở mũi, bạn cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu.
- Không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn và dễ lây lan. Chỉ được nặn mụn bọc khi chúng hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách, vệ sinh sạch sẽ.
- Chăm sóc da mặt đúng cách, nên chọn mua sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da, kết hợp mặt nạ trị mụn chuyên dụng. Có thể kết hợp sử dụng sản phẩm điều trị chuyên sâu.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học. Thường xuyên nạp những chất dinh dưỡng, vitamin như rau củ quả, thịt cá, các loại nước ép. Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để tránh mụn bọc nặng thêm.
- Trong quá trình điều trị hạn chế ra ngoài lúc trời nắng. Nhớ thoa kem chống nắng trước 20 phút khi đi ra ngoài, bịt kín và mặc áo dài tay khi ra ngoài lúc trời nắng.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài các phương pháp như sử dụng kem đặc trị mụn, đi bắn laser thì bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để trị mụn bọc ở mũi an toàn và không để lại sẹo dưới đây.
Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh
Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị mụn là cách làm đơn giản được nhiều người thực hiện. Đá lạnh mang lại nhiệt độ thấp giúp giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá lạnh để điều trị mụn bọc ở mũi cũng giúp làm se khít lỗ chân lông. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trà để đông đá và chườm lạnh sẽ giúp mụn xẹp nhanh chóng và giảm tình trạng tiết bã nhờn cho da.
Cách thực hiện
- Bước 1: Lấy một chiếc khăn sạch, chọn một ít viên đá sạch
- Bước 2: Chườm khăn đá lên vùng da bị mụn trong khoảng 15 phút. Lưu ý nhẹ tay và chườm đều để các vùng da hư tổn nhanh chóng được tác động.
- Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước sạch. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp giảm sưng, viêm và tình trạng khó chịu của mụn
Trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo
Nếu tình trạng mụn bọc đã trở nên nặng thì bạn có thể sử dụng giấm táo. Giấm táo sẽ làm giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn tránh mụn sưng to và lan ra các vùng khác. Giam táo cũng giúp cân bằng độ pH trên da.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 1-2 giọt ấm táo, rửa mặt thật sạch và thoa trực tiếp lên những nốt mụn bọc.
- Bước 2: Massage da mặt trong 3-5 phút sau đó để khô và rửa sạch lại bằng nước mát
- Bước 3: Chăm chỉ thực hiện 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi của vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ khô, kích thước mụn sẽ giảm đi.
Dùng giấm táo trị mụn ở mũi là cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên dùng giấm táo nguyên chất nếu tình trạng mụn bọc ở mũi không tới mức sưng, đỏ, đau.
Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ
Với tinh chất curcumin, nghệ có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ có tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo.
Cách thực hiện
- Bước 1: Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm rồi dùng hỗn hợp vừa thu được đắp lên mụn bọc và để yên trong khoảng 15-20 phút
- Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để thấy mụn xẹp và giảm đi rõ rệt.
Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
Theo nhiều nghiên cứu, rau mồng tơi có tác dụng chăm sóc và điều trị mụn bởi tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm rất hiệu quả. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần là vitamin A3, B3, saponin, sắt… cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn bọc một đi không trở lại.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rau mồng tơi rửa thật sạch với nước muối loãng, sau đó giã nhuyễn để lấy nước cốt
- Bước 2: Sử dụng bông gòn thấm vào dung dịch vừa thu được, sau đó thoa lên vùng mặt, đặc biệt là mũi để trị mụn
- Bước 3: Thực hiện 2 lần/tuần để cảm nhận sự hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
- Chuyên gia
- Cơ sở