Suy thận độ 2
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm có xu hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong đó, suy thận độ 2 là mức chuyển biến tăng nặng sau suy thận độ 1. Đa số người bệnh thường không chú ý đến các triệu chứng mà bỏ qua “thời điểm vàng” để điều trị suy thận độ 2.
Định nghĩa
Suy thận độ 2 là một trong năm cấp độ tiến triển của bệnh suy thận. Bước vào giai đoạn này, chức năng thận đã bắt đầu bị suy giảm, mức lọc tiểu cầu thận giảm xuống chỉ 40 – 50% so với thận khỏe mạnh.
Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là tình trạng quá nguy hiểm. Lúc này, nhìn chung thận vẫn có thể đảm đương được chức năng của nó nên các triệu chứng do bệnh gây ra vẫn chưa thực sự rõ ràng. Điều này khiến cho hầu hết người bệnh thường chủ quan và không nghĩ rằng họ bị mắc suy thận cấp độ 2.
Nhiều người bệnh thắc mắc suy thận độ 2 có chữa được không? Suy thận độ 2 sống được bao lâu? Theo các bác sĩ nhận định, nếu được can thiệp và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể phục hồi khoảng 90%. Bệnh nhân suy thận giai đoạn này hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt bình thường
Ngược lại, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả những cơ quan khác trong cơ thể bệnh nhân.
Hình ảnh
Triệu chứng
Ở suy thận giai đoạn 2, các triệu chứng chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu mà người bệnh cần lưu ý:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, màu sắc nước tiểu đậm hơn và có thể có lẫn máu.
- Sưng phù ở mặt, bàn tay và bàn tay.
- Ngứa, phát ban trên da.
- Đau tức 2 bên sườn.
Để xác định bệnh nhân có mắc bệnh suy thận hay không và suy thận ở mức độ nào thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ lọc máu của thận. Chẩn đoán xác định suy thận độ 2 khi:
- Chức năng lọc máu của thận chỉ còn khoảng 40 – 50% so với bình thường.
- Một bệnh nhân bị suy thận cấp 2 thường có mức độ lọc máu của thận (GFR) trong khoảng 60 – 89 ml/phút.
- Hệ số thanh thải creatinin là 40 – 21 ml/phút và nồng độ creatinin trong máu từ 130 – 299 mcm/l tương đương 1,5 – 3,5 mg/dl.
Biến chứng
Lúc này thận sẽ mất đi 50% chức năng lọc máu, làm mất cân bằng lượng nước, điện giải và không đủ khả năng loại bỏ các chất độc trong máu. Một vài biến chứng suy thận độ 2 có thể có:
- Xốp và lão hoá xương: Khi thận không lọc được chất cặn bã sẽ gây tình trạng photpho bị ứ đọng lại trong máu dẫn đến thiếu hụt canxi trong xương. Khi tình trạng này kéo dài, xương dần yếu đi, gây đau nhức, xốp và lão hoá nhanh, đặc biệt ở cột sống cổ và thắt lưng.
- Thiếu máu: Khi bị suy thận cấp độ 2, hormone erythropoietin – hormone giúp tủy sản sinh ra hồng cầu không được cung cấp đầy đủ sẽ gây thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
- Suy tim: Chức năng thận suy giảm làm enzym Renin – một loại enzyme kiểm soát huyết áp tăng đột biến, làm huyết áp tăng cao, gây nguy cơ đau tim, suy tim.
- Đột quỵ: Các chất không được đào thải sẽ bám vào thành mạch gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ cao hơn ở bệnh nhân suy thận.
Biện pháp điều trị
Phương pháp điều trị chủ yếu bệnh suy thận độ 2 là kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, khắc phục các triệu chứng và dự phòng nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.
Điều trị nguyên nhân
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân.
- Bệnh nhân suy thận có bệnh lý nền là tăng huyết áp thì sẽ được điều trị bằng thuốc hạ áp để ổn định huyết áp.
- Người bệnh suy thận độ 2 kèm tiểu đường cần được điều trị để ổn định đường huyết.
- Kèm theo đó là lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nếu tình trạng suy thận có nguyên nhân do ăn uống không khoa học.
Điều trị triệu chứng
Trong phác đồ điều trị suy thận độ 2, các thuốc được chỉ định với mục đích chính là duy trì lượng protein trong nước tiểu và creatinin trong huyết thanh.
Ngoài ra, với mỗi triệu chứng cụ thể, các bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp để giảm nhẹ tình trạng đau đớn, mệt mỏi cho bệnh nhân.
- Thuốc giảm cholesterol: Dùng thuốc statins để giảm lượng cholesterol trong máu, dự phòng biến chứng suy tim.
- Thuốc kiểm soát huyết áp: Dùng thuốc nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, nhóm ức chế Calci hoặc ức chế thụ thể Angiotensin II Receptor để hạn chế các đợt cao huyết áp.
- Thuốc giảm thiếu máu: Bổ sung erythropoietin giúp kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu.
- Thuốc giảm sưng phù: Sử dụng thuốc lợi tiểu để hạn chế tình trạng sưng phù ở bệnh nhân.
- Thuốc bảo vệ xương: Bổ sung thêm canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, bảo vệ mạch máu khỏi bị vôi hóa.
Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều lượng để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, thường xuyên tái khám để kiểm soát và theo dõi tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể điều trị suy thận bằng thuốc nam. Với cơ chế trị bệnh tận gốc, được bào chế từ thảo dược lành tính, bài thuốc nam sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng.
Một số lưu ý khi điều trị
Để dự phòng bệnh chuyển biến sang các giai đoạn nặng hơn, người bệnh suy thận mức cấp độ 2 cần lưu ý một số điểm sau:
- Giữ huyết áp ở mức ổn định: 125/75 khi bị tiểu đường; 130/85 khi bị tiểu đường, có protein niệu và 125/75 khi bị tiểu đường, không bị protein niệu.
- Kiểm soát đường huyết ở mức được khuyến cáo.
- Đo GFR thường xuyên bằng những xét nghiệm creatinin huyết thanh, protein niệu.
- Không hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân suy thận được đánh giá là có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dựa vào nguyên tắc trên, một số loại thực phẩm tốt cho thận mà người bệnh cần bổ sung là:
- Tinh bột: Gạo trắng, miến, bột sắn dây,… Đối với người bệnh có bệnh lý nền là tiểu đường thì nguồn tinh bột cung cấp nên là gạo lứt, miến dong, khoai lang,…
- Bổ sung các chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu gạo, dầu mè, dầu ô liu.
- Tăng cường các loại rau xanh như hành, tỏi, bắp cải, su su, súp lơ và những loại rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- Tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày: Táo, dứa, lê, việt quất, dâu tây, cherry, đu đủ, cam, bưởi,…
- Bổ sung protein cho cơ thể thông qua các thực phẩm như: Thịt ức gà, thịt thăn, cá chép, cá hồi.
- Uống đủ 2 lít nước một ngày để tăng cường chức năng cho thận.
Bên cạnh đó, người bệnh suy thận cần kiêng các thực phẩm sau đây nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn:
- Hạn chế protein từ thực vật có trong các loại rau củ như măng tây, giá đỗ, rau muống, rau dền, rau ngót, rau mồng tơi.
- Tránh các loại thực phẩm giàu photphat, cholesterol như nội tạng động vật, trái cây khô, thịt mỡ, phô mai, da động vật.
- Tránh các loại thực phẩm gây tăng hàm lượng Kali trong máu như thanh long, dưa lưới, dưa lê, chuối khô.
- Kiểm soát lượng muối ăn trong ngày, chỉ nên bổ sung vào cơ thể từ 2 – 4g muối/ngày
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ, giảm ăn trứng, thịt bò, tôm cua, sữa có hàm lượng đạm cao.
- Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ để tránh gây áp lực cho thận.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, uống nước ngọt có ga và ăn các loại ngũ cốc tinh chất.
Suy thận độ 2 vẫn còn là mức độ suy thận dạng nhẹ, có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, mỗi người cần thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có dấu hiệu rõ rệt, từ đó chủ động hơn trong việc điều trị và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra.
- Chuyên gia
- Cơ sở