Suy Thận Gây Tăng Huyết Áp

Triệu chứng và nguyên nhân

Suy thận là một trong những căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống và cả tính mạng của người bệnh. Khi bị suy thận, người bệnh thường xuất hiện kèm theo một số biến chứng. Trong đó, suy thận gây tăng huyết áp là biểu hiện thường gặp nhất.

Định nghĩa

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi mắc bệnh suy thận. Suy thận là tình trạng chức năng thận bị giảm đi do nhiều nguyên nhân. Theo các nghiên cứu y học, tăng huyết áp xảy ra ở 85 – 95% số bệnh nhân mắc bệnh suy giảm chức năng thận cấp và mạn tính.

Trong quyển tài liệu của Nhà xuất bản Y Học là “Bệnh thận và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận” cũng đã nhấn mạnh rằng một trong những chức năng quan trọng của thận là tiết ra những kích thích để kiểm soát nước, khoáng sodium và potassium. Thận cũng đóng góp vào việc tạo ra hồng – huyết cầu, điều hòa huyết áp, giữ huyết áp ở mức bình thường.

Do đó, chức năng thận suy yếu, khả năng điều hòa huyết áp tại thận cũng giảm đi khiến nguy cơ huyết áp tăng cao rất dễ xảy ra. Đồng thời, khi bị bệnh thận, thể tích mạch máu bị giãn nở tăng, cùng với đó sẽ dẫn tới gia tăng sức cản của mạch toàn thân, làm cho cơ thể không kiểm soát được huyết áp.

Suy thận gây tăng huyết áp, ngược lại, tăng huyết áp cũng tạo ra những áp lực không hề nhỏ lên thận, gây ảnh hưởng xấu đến thận. Khi bị tăng huyết áp, áp lực dòng máu tới thành mạch lớn, sẽ siết và xối mạnh vào các thành mạch máu, phá hủy các đường mạch dẫn máu trong cơ thể, trong đó có cả màng lọc máu, ống dẫn của thận. Từ đó, thận thiếu năng lượng, bị giảm khả năng lọc bỏ chất chuyển hóa, dần dần bị suy giảm chức năng.

Ngoài ra, khi lượng máu được cung cấp đến thận bị suy giảm do tăng huyết áp sẽ gây ra bệnh lý khác về thận như thận ứ nước, thận hư, sẹo thận (xơ hóa cầu thận), viêm bể thận mãn tính, viêm cầu thận, viêm thận đa năng,…

Hình ảnh

Biến chứng

Suy thận gây tăng huyết áp nếu cứ để kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Phải kể đến như:

Tình trạng thiếu máu

Ngoài chức năng điều tiết nước, khoáng chất, thận cũng có chức năng tạo ra nội tiết tố Erythropoietin. Erythropoietin vốn được biết đến là chất kích thích tủy xương tạo ra hồng cầu. Mà hồng cầu lại chứa Hemoglobin chuyên chở oxy đến các tế bào. Bởi vậy khi thận bị suy, erythropoietin tiết ra không đủ là lượng hồng cầu bị thiếu hụt, các tế bào sẽ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để duy trì hoạt động.

Do vậy khi cơ thể bị thiếu máu, người bệnh thường bị hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung, mệt mỏi, khó thở,…

Các biến chứng về tim mạch

Theo nghiên cứu, tăng huyết áp do suy thận có từ 50 – 80% trường hợp bệnh nhân sẽ đi kèm biến chứng tim mạch. Với các bệnh nhân gặp biến chứng về tim mạch chủ yếu là gặp phải dạng viêm màng ngoài tim khô hoặc không có dịch, phì đại thất trái, van tim, bệnh mạch vành,… Cụ thể:

  • Biến chứng viêm màng ngoài tim khô hoặc không có dịch: Tình trạng này xuất hiện khi suy thận đã phát triển đến giai đoạn cuối. Lúc này, lượng ure trong máu trong cơ thể người bệnh rất cao, biểu hiện lâm sàng là máu bị tràn ra ngoài màng tim.
  • Biến chứng van tim: Thận suy sẽ khiến cho van và tổ chức dưới van bị vôi hóa, các buồng tim cũng bị giãn ra, từ đó mà dẫn tới hở van tim. Vôi hóa van hai lá và vôi hóa van động mạch chủ là 2 biến chứng van tim hay gặp nhất.

Biến chứng suy thận gây tăng huyết áp về thần kinh

Rối loạn chức năng lọc máu, rối loạn khả năng đại tiểu tiện khi thận suy sẽ khiến cơ thể mắc phải hội chứng tăng ure máu. Kéo theo đó làm rối loạn thần kinh cơ, thậm chí có thể gây hôn mê và co giật ở người bệnh.

Các bệnh về xương khớp

Bệnh suy thận ngoài việc gây tăng huyết áp thì còn có thể gây ra các bệnh lý về xương khớp. Khi bị bệnh, khả năng cân bằng hai chất canxi và photpho trong cơ thể có thể bị rối loạn. Vì thế mà hàm lượng canxi trong xương bị thiếu hụt.

Thêm nữa, chức năng đào thải chất độc của thận hoạt động không tốt sẽ kéo theo lượng photpho thừa không được đào thải ra bên ngoài. Photpho sẽ tích tụ dần trong máu, đến khi nồng độ vượt ngưỡng an toàn, cơ thể sẽ buộc phải chuyển hóa canxi trong xương ra máu để xử lý. Như vậy, lượng canxi trong xương sẽ ngày càng giảm và gây ra biến chứng loãng xương, bệnh xương khớp.

Biến chứng suy thận gây tăng huyết áp – Bệnh đái tháo đường

Suy giảm chức năng thận sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, mỡ máu tích tụ ngày càng nhiều trong động mạch và dần dần hình thành các cục máu đông. Về lâu dài, suy thận sẽ sinh ra biến chứng đái tháo đường.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Để điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn, cấp tính thì phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất chính là kiểm soát huyết áp thông qua thay đổi cách sống thường ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, ở người suy thận, mức huyết áp nên ở mức dưới 130/ 80 mmHg để ngăn ngừa các tổn thương tại thận không trở nên tồi tệ hơn và giảm các nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu để đánh giá mức độ suy thận định kỳ, đo lường lượng ure, kali trong máu. Từ đó sẽ có những điều chỉnh thuốc sử dụng và có chế độ ăn uống phù hợp tốt nhất cho bệnh.

Bệnh nhân suy thận gây tăng huyết áp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensine II (ARB) với mục đích làm giảm huyết áp và bảo vệ thận khỏi các tổn thương khác.

Một số nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ:

  • Thuốc ACEI hoặc ARB
  • Thuốc lợi tiểu Thiazid/ Quai
  • Thuốc chẹn kênh Canxi
  • Thuốc chẹn Beta
  • Thuốc kháng aldosteron
  • Thuốc ức chế renin
  • Các thuốc huyết hạ áp khác

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Với các trường hợp suy thận gây tăng huyết áp mức độ nặng, chức năng thận đã gần mất hết hoặc đã mất hết, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số phương pháp điều trị riêng. Đó có thể là phương pháp lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc thay thế thận nếu cần thiết.

Để khắc phục các tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Luôn chú ý kiểm soát huyết áp ở mức bình thường, hợp lý
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít chất béo, ăn ít các loại thực phẩm có chứa nhiều phốt pho, Kali như phô mai, sữa chua, bia,… bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D với người loãng xương
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày – khoảng 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chắc khỏe, dẻo dai
  • Tuân thủ việc sử dụng thuốc và điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ

Có thể nói, trường hợp suy thận gây tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh thận khó kiểm soát nhất. Bởi vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và xây dựng cho mình chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để có được sức khỏe tốt nhất.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android