Suy thận ở trẻ em
Nhiều cha mẹ vẫn chủ quan cho rằng bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở người lớn. Nhưng trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh suy thận ở trẻ em cũng rất cao. Bệnh suy thận nếu không được phát hiện và kịp thời khám chữa sẽ để lại những hậu quả hết sức nguy hiểm cho trẻ.
Định nghĩa
Suy thận cấp ở trẻ em là một bệnh lý xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm đột ngột ở các mức độ khác nhau. Bệnh làm mất khả năng điều hòa ổn định nội môi, số lượng và thành phần nước tiểu, và thường dẫn đến thiếu hoặc vô niệu, ứ đọng Ure, ứ đọng creatinin trong máu.
Hội chứng này có thể hồi phục hoàn toàn nếu được chữa trị tốt. Hoặc có thể không phục hồi được và chuyển sang tiền chứng là suy thận mãn tính có nguy cơ tử vong cao.
Theo thống kê của các chuyên gia y tế, suy thận ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Theo một cuộc điều tra tại bệnh viện Nhi Ðồng 1, TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện mỗi năm tiếp nhận khoảng 1.400 trẻ tới điều trị và khoảng 10000 lượt tới theo dõi và tái khám thường xuyên của trẻ bị bệnh thận. Trong đó, có đến hơn 50% trẻ bị suy thận giai đoạn 4 hoặc giai đoạn cuối cần ghép thận hay lọc máu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ mắc phải căn bệnh nguy hại này?
Hình ảnh
Triệu chứng
Vì nhiều cha mẹ không nghĩ rằng suy thận có thể xảy ra ở trẻ nhỏ nên thường không quá để ý đến các dấu hiệu của bệnh. Thậm chí khi phát hiện thì họ có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên điều trị sai cách. Điều này có thể khiến bệnh ở trẻ ngày càng nặng hơn và gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy khi trẻ bị suy thận thường có những triệu chứng gì?
- Sưng, phù nề: mắt là vùng biểu hiện phù nề đầu tiên khi trẻ mắc bệnh, ngoài ra, các vùng như tay, chân và bụng, thậm chí là toàn thân đều có thể bị sưng phù nề
- Rối loạn tiểu tiện: Số lần đi tiểu cũng như lượng nước tiểu ít, đi kèm sưng phù, nước tiểu có màu đỏ, nâu đỏ hoặc màu xá xị, đi tiểu vì cảm giác bị đau rát
- Đau nhức đầu: Suy thận làm trẻ bị tăng huyết áp, tăng thể tích máu dẫn đến quá tải tuần hoàn, phù phổi, phình gan, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính gây ra các cơn đau đầu liên hờn, khiến trẻ quấy khóc khó dỗ thường xuyên
- Chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon: trẻ suy thận thường không có hứng thú ăn uống, và rất dễ buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn
Nguyên Nhân
Suy thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh, do các nguyên nhân chính như sau.
- Do dị tật thận bẩm sinh, di truyền: Khi mang thai, nếu mẹ trẻ vô tình mắc phải suy thận cấp sẽ khiến cho tế bào gây bệnh tấn công thai nhi và gây ra bệnh thận cho trẻ. Ngoài ra, các dị tật thận bẩm sinh như: thận đôi, thận đa nang, bất sản thận,… cũng gây ra tình trạng suy thận ở trẻ sơ sinh
- Do giảm thể tích tuần hoàn cơ thể: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch rất kém nên dễ mắc phải các triệu chứng như tiêu chảy cấp, rối loạn tiểu tiện gây mất nước cơ thể. Điều này dẫn đến thể tích tuần hoàn trong cơ thể bé bị suy giảm đột ngột và dẫn đến nguy cơ suy thận.
- Do trẻ bị tổn thương tại thận: Các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận, nhiễm độc thận, hoại tử ống thận,… sẽ kéo theo sự suy giảm nghiêm trọng chức năng bài tiết của thận. Do đó, khi thận bị tổn thương, các bệnh này hoàn toàn có thể biến chứng và gây ra tình trạng suy thận cấp ở trẻ.
- Suy thận do bị nhiễm trùng: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ nhỏ. Khi cơ thể trẻ bị tấn công bởi các vi khuẩn, gan và thận là hai bộ phận có chức năng đào thải độc tố sẽ bị tác động nặng nề nhất, gây suy thận ở trẻ.
- Do các bệnh lý về huyết áp và tim mạch: Trẻ nhỏ nếu mắc phải các bệnh lý về huyết áp và tim mạch thường sẽ dễ mắc phải suy thận do việc sử dụng thuốc thường xuyên trong điều trị. Trong thuốc thường có các tác dụng phụ không tốt cho chức năng bài tiết của thận và nếu uống thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
Biến chứng
Suy thận là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Theo thống kê, tại Việt Nam có trên 40% số bệnh nhân suy thận bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc phải trong thời kỳ niên thiếu.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, suy thận ở trẻ nhỏ được chia làm 2 giai đoạn là suy thận cấp và suy thận mạn. Đối với từng giai đoạn suy thận sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe của bé.
Ở giai đoạn cấp của suy thận, chức năng thận khá kém, thấp hơn mức bình thường từ 25% – 40%. Mặc dù chức năng của thận giảm không quá nhiều nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng rất yếu và cần sự hoạt động tốt hơn của thận để phát triển cơ thể. Bởi vậy nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt, nếu để suy thận chuyển sang giai đoạn mạn mà không kiểm soát được sẽ khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như thiếu máu, có vấn đề về tư duy, phù phổi, gan to, ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, trẻ phải điều trị hết sức khó khăn, để kéo dài sự sống cần chạy thận và ghép thận, gắn liền với bệnh viện suốt đời.
Suy thận ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm, bởi vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đến sức khỏe của trẻ.
Biện pháp điều trị
Trẻ nhỏ khi bị suy thận thường rất mệt mỏi, quấy khóc, bởi vậy mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách chăm sóc và chữa bệnh để trẻ có điều kiện điều trị tốt nhất.
Tùy vào tình trạng suy thận mà trẻ gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thời gian và loại thuốc riêng. Lời khuyên với các bậc cha mẹ khi bé có các biểu hiện suy thận nên đưa ngay con em đến các cơ sở y tế.
Để xác định bệnh, trẻ thường được thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu để theo dõi chức năng thận
- Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm thận, CT, MRI)
- Xạ hình chức năng thận (sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ để xem hoạt động của thận)
- Sinh thiết (kiểm tra mẫu nhỏ mô thận),…
Khi xác định được bệnh lý, nếu trẻ bị suy thận, các bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp chủ yếu là lọc máu, trường hợp nặng hơn sẽ đề nghị ghép thận.
Phương pháp lọc máu
Đây là phương pháp lọc máu nhân tạo hoạt động thay thế chức năng của thận cho đến khi thận hoạt động trở lại. Nó giúp làm sạch máu, loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong cơ thể trẻ. Phương pháp này có hai loại là:
- Thẩm phân máu (Hemodialysis): Sử dụng máy có ống dẫn để bơm máu ra ngoài đến bộ lọc xử lý, rồi máu sạch được đưa trở lại cơ thể. Thời gian điều trị có thể kéo dài vài lần một tuần.
- Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis): Sử dụng lớp phúc mạc và các thiết bị đặc biệt đặt trong vùng bụng bệnh nhân. Nó hấp thu chất thải và chất lỏng dư thừa và đưa chúng ra ngoài sau khi thiết bị được rút ra khỏi cơ thể. Việc lọc máu này có thể không cần nằm viện.
Phương pháp ghép thận
Ghép thận là việc phẫu thuật để đưa một quả thận khỏe mạnh vào trong cơ thể thay thế cho thận đã hỏng. Thận ghép cần có độ phù hợp với trẻ được cấy ghép nên tìm kiếm khá khó khăn. Sau khi ghép thận, trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc và kiểm tra định kỳ để đảm bảo thận mới hoạt động tốt không bị đào thải.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Trẻ bị suy thận cần được khám và điều trị nhờ bác sĩ và nhiệm vụ của bố mẹ là chăm sóc bé tại nhà thật tốt. Quá trình điều trị suy thận ở trẻ em sẽ đạt hiệu quả tốt hơn nếu cha mẹ chú ý những điều sau:
- Không cho trẻ ăn mặn vì sẽ làm tình trạng phù nề, ứ nước trầm trọng hơn
- Tránh xa các thực phẩm có hàm lượng kali, photpho cao và nội tạng động vật
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước canh, nước ép hoa quả bổ sung cho trẻ thay vì chỉ uống nước lọc.
- Kiêng không cho trẻ em ăn đồ ăn nhiều muối, các loại hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, món chiên xào hoặc đồ ăn gây kích ứng,…
- Xây dựng chế độ ăn cho bé cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi
- Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng thay vì nằm, ngồi lâu ở một chỗ, một tư thế
Suy thận ở trẻ em là căn bệnh gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ hãy chăm sóc trẻ đúng cách và phối hợp tốt với các phương pháp điều trị giúp bệnh suy thận nhanh chóng bị đẩy lùi.
- Chuyên gia
- Cơ sở