Sỏi Thận San Hô
Sỏi thận san hô là cặn bệnh tương đối ít khi bắt gặp nhưng lại ẩn chứa những hậu quả khôn lường. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin về bệnh sỏi thận dạng san hô cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách cách phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh.
Định nghĩa
Trong các bệnh lý sỏi đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm đến 40% các trường hợp bệnh. Sỏi thận hình thành với nhiều hình thái đa dạng, chủ yếu là do sự lắng cặn sỏi canxi và sỏi hỗn hợp. Một trong những hình thái hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất của sỏi thận đó là sỏi thận dạng san hô.
Sỏi thận san hô là tình trạng các viên sỏi có từ 2 nhánh ở đài thận trở lên, có hình dạng tương tự như san hô. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng do chúng hình thành trên cơ sở nhiễm khuẩn tiết niệu.
Một số hình dạng của loại sỏi thận san hô
Sỏi thận san hô chỉ xuất hiện ở đài của bể thận, tại các vùng bàng quang hoặc niệu quản sẽ không hình thành các nhánh được. Sỏi thận san hô nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm đài bể thận, suy yếu thận, nhiễm cặn độc toàn thân, từ đó dẫn đến tử vong.
Đồng thời, sỏi san hô là một dạng sỏi rất khó khăn trong điều trị, ngay cả với phương pháp phẫu thuật nên đòi hỏi người bệnh cần phát hiện kịp thời trước khi kích thước sỏi không quá lớn.
Thành phần cấu tạo sỏi san hô đài bể thận rất đa dạng. Thường gặp nhất là:
- Struve
- Carbonate
- Apatite
- Calcium oxalate
- Calcium phosphate
Hình ảnh
Triệu chứng
Những dấu hiệu thường gặp nhất của những trường hợp sỏi thận là:
- Đau tức vùng lưng, đau quặn khi sỏi to và di chuyển trong thận
- Sốt cao
- Đi tiểu khó
- Tiểu đục
- Tiểu buốt
- Tiểu kèm theo máu nhạt,…
Biến chứng
Theo nhiều chuyên gia, sỏi thận san hô là căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh tiến triển và kéo dài theo nhiều cấp độ tương ứng với kích thước của các hòn sỏi.
Hình dáng của loại sỏi này thường chia thành nhánh và có kích thước to hơn sỏi bình thường và chỉ hình thành ở đài bể thận nên chúng cũng ẩn chứa những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn.
Hình ảnh chụp X – quang của một bệnh nhân bị sỏi san hô
Khi sỏi san hô trong thận di chuyển sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, viêm đài bể thận, giãn đài bể thận, mưng mủ và áp xe thận. Những biến chứng này sẽ khiến người bệnh đau quặn vùng thận, đau lưng, đau hông, sốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu.
Ngoài những biến chứng gây ra sự kích ứng mạn tính, nhiễm trùng, viêm, sỏi san hô thậm chí còn dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy của hệ thống ống thận.
Vì vậy, nếu người bị bệnh sỏi san hô ở thận nếu không được phẫu thuật loại bỏ sỏi kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm độc toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phòng ngừa
Để phòng tránh và ức chế tăng kích thước sỏi thận san hô, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Uống nhiều nước: Thiếu nước làm tăng nguy cơ bị sỏi thận nên cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày với người bị sỏi thận và 1,5 – 2 lít nước/ ngày với người bình thường.
- Ngoài nước lọc, nên bổ sung một số loại nước ép trái cây, nước canh để hỗ trợ quá trình lọc cặn
- Kiên trì tập luyện các bài thể dục thể thao vừa sức để cải thiện, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật
- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, có kế hoạch, tránh stress, căng thẳng
- Vệ sinh sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng đường tiểu
- Nghiêm chỉnh tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám để phát hiện sự tích tụ trở lại của sỏi san hô kịp thời
Biện pháp điều trị
Dựa vào số lượng sỏi, kích thước, thể tích cũng như vị trí của sỏi, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất để loại bỏ sỏi. Một số phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị sỏi thận là dùng thuốc (trường hợp kích thước sỏi nhỏ), tán lấy sỏi (bằng sóng điện từ, laser, nội soi ống mềm bằng laser) và phẫu thuật lấy sỏi.
Dùng thuốc điều trị
Với sỏi thận san hô có kích thước nhỏ, người bệnh không cần thiết phải phẫu thuật lấy sỏi mà có thể dùng thuốc để hạn chế sự phát triển hoặc giảm kích thước sỏi. Một số loại thuốc trị sỏi thận san hô thường được bác sĩ kê đơn sử dụng là:
- Thuốc giảm đau: Để giảm các cơn đau quặn thận, có thể sử dụng Diclofenac (Voltaren ống 75mg) tiêm tĩnh mạch, nếu không thuyên giảm có thể sử dụng Morphin.
- Thuốc giúp giãn cơ trơn: Buscopan, Drotaverin,… dùng tiêm tĩnh mạch, xoa dịu những cơn đau co thắt.
- Thuốc chẹn canxi: Nifedipin, Alpha adrenergic-1, tamsulosin để giảm đau, giảm co thắt cơ trơn, hỗ trợ tống sỏi ra ngoài.
- Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ ngày.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng: Kết hợp sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, Quinolon và các Aminosid (tránh dùng Aminosid cho người suy thận)
Phương pháp tán sỏi
Các phương pháp tán sỏi qua da giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn, giảm chảy máu và nhanh chóng hồi phục sau điều trị.
Nội soi tán sỏi thận qua da bằng sóng điện từ, laser là một phương pháp điều trị đặc biệt để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một cây kim chọc qua vùng lưng vào trong thận.
Hình ảnh mô phỏng Phương pháp tán sỏi thận giúp phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật
Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nới rộng thành kích thước mong muốn bằng dụng cụ nong. Để qua đó cho phép đưa vào máy nội soi vào tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành các mảnh vụn nhỏ và bị hút ra ngoài. Sau đó, cũng qua đường hầm, một ống thông thận sẽ được thiết lập để giúp việc chụp kiểm tra sau mổ dễ dàng hơn và sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ.
Trong một số trường hợp, có thể còn sót lại các mảnh sỏi nhỏ nên cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể để xử lý triệt để.
Phẫu thuật lấy sỏi
Sỏi thận san hô thường phá hủy hầu hết các chức năng thận, do đó, phẫu thuật cắt thận để lấy sỏi san hô được coi là phương pháp điều trị tốt nhất và có tỷ lệ tái phát bệnh thấp.
Phương pháp phẫu thuật mở này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay dù có hiệu quả cao nhưng lại ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu hồi phục sau phẫu thuật. Chi phí cho một ca phẫu thuật mổ hở lấy sỏi thận thường dao động từ 2 – 5 triệu đồng.
- Chuyên gia
- Cơ sở