Suy thận độ 1
Suy thận độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh suy thận mạn tính. Trong nhiều trường hợp, do không có biểu hiện rõ ràng nên cho đến khi có tiến triển xấu thì bệnh nhân mới phát hiện ra bệnh. Vậy liệu suy thận độ 1 có chữa khỏi được không? Điều trị ra sao?
Định nghĩa
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, với từng giai đoạn cụ thể, chức năng thận sẽ suy giảm tương ứng với những mức độ khác nhau. Bệnh suy thận được chia thành 5 giai đoạn, trong đó độ 1 là tình trạng suy thận nhẹ nhất.
Đa số người bệnh bị suy thận cấp độ 1 không nhận ra mình đang bị bệnh, do các dấu hiệu lâm sàng ở giai đoạn này thường không biểu hiện rõ ràng.
Hình ảnh
Triệu chứng
Một số dấu hiệu thường gặp của suy thận cấp 1 có thể kể đến như:
- Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, chân tay uể oải, thiếu máu nhẹ.
- Da xanh xao, nước tiểu thay đổi: màu sắc đậm lên hoặc xuất hiện protein, hồng cầu trong nước tiểu.
- Mất cảm giác thèm ăn, khi ăn buồn nôn.
- Đau tức 2 bên sườn, đặc biệt là hố lưng.
Những dấu hiệu trên có thể gây nhầm lẫn với các triệu chứng ở nhiều bệnh thường gặp khác. Suy thận độ 1 chỉ được chẩn đoán chính xác khi bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và có kết quả như sau:
- Hệ số thanh thải là 60 – 41 ml/phút, nồng độ hemoglobin trong máu < 130 umol/l.
- Phát hiện thận có dấu hiệu tổn thương thông qua hình ảnh siêu âm và phim chụp X quang và CT scan.
- Ở suy thận độ 1 creatinin và ure trong máu cao vượt ngưỡng bình thường, thường > 1,2 mg/dl.
Vậy, liệu suy thận độ 1 có hồi phục không? Bệnh suy thận cấp 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng sang các cấp độ khác thì có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì tỷ lệ hồi phục cũng có thể lên đến 90%.
Phòng ngừa
Không có một phương pháp có thể phục hồi chức năng thận 100%. Do vậy, các phương án phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận luôn được quan tâm hàng đầu.
- Để bảo vệ tốt nhất chức năng của thận, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục đều đặn và không sử dụng thuốc bừa bãi.
- Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng một ngày và nên đi ngủ trước 23 giờ. Uống nước thường xuyên, tốt nhất là khoảng 2 lít/ngày.
- Sử dụng thuốc đúng cách, đúng giờ và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, tránh uống thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen và naproxen thường xuyên trong thời gian dài để tránh gây áp lực cho thận.
- Kiểm soát đường huyết: Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Do ở những trường hợp người bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường huyết có nguy cơ cao hơn mắc bệnh suy thận mạn tính.
- Kiểm soát huyết áp cao: Nên duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg nếu bị các bệnh liên quan đến chức năng thận.
Biện pháp điều trị
Điều trị suy thận giai đoạn 1 thường căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào tiến triển của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ căn chỉnh phác đồ điều trị cho hợp lý.
Dưới đây là các phương pháp thường chỉ định để điều trị suy thận độ 1.
Điều trị bằng Tây y
Ở giai đoạn đầu của bệnh, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều trị bảo tồn, tức là đảm bảo chức năng thận vẫn duy trì được dài nhất có thể.
Mục đích của phương pháp là kiểm soát được các nguyên nhân gây bệnh, dự phòng các biến chứng trên tim mạch và hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh.
Đối với suy thận giai đoạn 1, các thuốc thường được kê toa là:
- Thuốc hạ đường huyết, chống cao huyết áp với nguyên nhân suy thận đến từ bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
- Thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc chống rối loạn toan kiềm natri.
- Thuốc điều trị thiếu máu, vitamin D3 tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Thuốc hỗ trợ tăng cường chức năng cho hệ tim mạch.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Bên cạnh chỉ định của thầy thuốc, người bệnh suy thận nhẹ cũng có thể kết hợp thêm một số bài thuốc nam dân gian nâng cao chức năng thận như:
- Sử dụng kim tiền thảo: Lấy 100g kim tiền thảo sắc với 1 lít nước. Kiên trì sử dụng hàng ngày trong vòng một tháng sẽ thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng cỏ mực, đỗ đen: Lấy 30g cỏ mực khô sao vàng, 40g đỗ đen sao cháy, thêm 1,5 lít nước rồi đun cho đến sôi khoảng 15 phút thì lấy nước uống. Sử dụng đều đặn mỗi ngày để nhận thấy hiệu quả của bài thuốc.
- Sử dụng kết hợp râu ngô, ý dĩ, sài đất, mã đề, rau má: 40 – 50g mỗi thành phần trên đem sắc nước uống mỗi ngày một thang để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Để mau chóng lành bệnh, bệnh nhân suy thận độ 1 nên kết hợp các phương pháp điều trị với một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Khi xây dựng chế độ ăn, bệnh nhân cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Bổ sung nhiều ngũ cốc, trái cây, rau quả và thực đơn hàng ngày.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày để thận hoạt động tốt hơn.
- Lượng muối tiêu thụ giới hạn trong khoảng 2 – 4 g/ngày.
- Duy trì lượng natri hàng ngày dưới 2000 mg, kali dưới 1000 mg và photphat dưới 600 mg.
Cụ thể, những thực phẩm nên tăng cường trong bữa ăn hàng ngày gồm:
- Trái cây tươi như táo, dâu tây, lê, việt quất, đu đủ, cherry, bưởi, anh đào và các loại rau củ như bắp cải, súp lơ xanh, ớt chuông, hành tỏi,…
- Tinh bột tiêu hoá chậm: Khoai lang, bột sắn dây, gạo lứt, miến dong,…
- Chất béo: Nên thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng dầu thực vật như dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành,…
- Bổ sung protein từ cá biển, ức gia cầm thay thế cho nội tạng động vật, các loại thịt đỏ.
Để tránh cho tình trạng suy thận diễn biến trầm trọng hơn, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau đây:
- Hạn chế sử dụng quá nhiều đạm, hàm lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn chỉ nên chiếm 60%. Tránh ăn thịt bò, thịt chó, thịt ngựa, các loại nghêu sò do có hàm lượng đạm rất cao.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, nhất là trong các loại phomai, sữa từ động vật.
- Kiểm soát lượng natri và kali trong mức cho phép, tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn muối chua.
- Không ăn nội tạng động vật, hạn chế tối đa các thực phẩm chiên, rán giàu cholesterol vì gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.
- Không uống cà phê, rượu bia, hút thuốc lá, uống trà đặc và sử dụng các chất kích thích khác.
- Kiêng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn được chế biến nhiều gia vị,…
- Chuyên gia
- Cơ sở