Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 2

Tổng quan

Ung thư giai đoạn 2 các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn đồng thời các tế bào ác tính cũng đang dần di căn đến các hạch bạch huyết lân cận. Tiên lượng điều trị trong giai đoạn này vẫn khá tốt, người bệnh vẫn có thể sống tối thiểu nhiều năm thậm chí là lâu dài hơn nếu nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời.

Định nghĩa

Ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn với mức độ nguy hiểm tăng dần. Giai đoạn 2 là thời điểm các triệu chứng đã dần xuất hiện rõ ràng hơn đồng thời các tiên lượng chữa khỏi cũng hạ xuống dưới 50%. Lúc này các khối u ác tính đã bắt đầu tấn công xuống dưới niêm mạc, tiến sâu vào lớp cơ nhưng chưa tới lớp thanh mạc.

Lúc này các tế bào ung thư cũng di căn bến các hạch bạch huyết để chuẩn bị đi đến các cơ quan lân cận xung quanh. Mặc dù có các triệu chứng rõ ràng hơn nhưng tỷ lệ số bệnh nhân phát hiện bệnh vẫn chỉ khoảng 6%, khá thấp. Đồng thời việc điều trị tại giai đoạn này lại có tỷ lệ tái phát rất cao, người bệnh được dự đoán điều trị khỏi nhưng một thời gian sau lại tái phát với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 được chia làm 2 giai đoạn gồm:

Giai đoạn 2A

Khối u mới chỉ xâm lấn tới dưới lớp niêm mạc và có thể phát triển theo các hướng sau

  • Tế bào mang khối u ác tính đã phát triển và di chuyển xuống dưới lớp niêm mạc, dưới mô liên kết và tấn công vào niêm mạc cơ, Propria lamina. Có khoảng 3 đến 6 hạch bạch huyết lân cận mang tế bào ung thư  tuy nhiên chưa xâm lấn đến các cơ quan lân cận.
  • Các tế bào ung thư lúc này đã lan rộng và phát triển vào lớp cơ chính của dạ dày.Có khoảng 1- 2 hạch bạch huyết mang tế bào ung thư với trường hợp này nhưng vẫn chưa xâm lấn đến các cơ quan khác.
  • Một trường hợp khác là các khối u sẽ xâm lấn và phát triển thành các lớp ngoài của thành dạ dày tuy nhiên lại không ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Theo bác sĩ, tiên lượng chữa khỏi của bệnh nhân trong giai đoạn này còn khá tốt. Khả năng chữa khỏi và có thể duy trì sự sống trên 5 năm là khoảng 46%.

Giai đoạn 2B

Tiên lượng trong giai đoạn xấu hơn giai đoạn 2A rất nhiều, các triệu chứng dần xuất hiện một cách rõ ràng hơn khiến sức khỏe người bệnh suy nhược nhanh chóng hơn. Các khối u lúc này có thể phát triển theo các hướng sau

  • Các tế bào ung thư đã xâm lấn dần xuống dưới lớp mô liên kết để đến các lớp tiếp theo như lớp niêm mạc cơ, lớp màng mỏng và lớp dưới niêm mạc. Đồng thời lúc này có khoảng 5-7 hạch bạch huyết mang tế bào ung thư tuy nhiên vẫn chưa di căn đến các cơ quan xa.
  • Các khối u ác tính đã bắt đầu xâm lấn vào lớp cơ chính cùng 3-6 hạch bạch huyết kế cận, tuy nhiên các cơ quan lân cận đều chưa bị ảnh hưởng
  • Khối u ác tính đã tiến tới lớp dưới thanh mạc và tuy nhiên may mắn là chưa lan tới lớp màng bao phủ bên ngoài dạ dày, chưa ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, tuy nhiên khoảng 1- 2 hạch bạch huyết có thể mang tế bào ung thư.
  • Một số trường hợp các tế bào ung thư có thể phát triển vô cùng mạnh mẽ, xâm lấn đến tất cả các lớp của thành dạ dày bao phủ bên ngoài dạ dày. Tuy nhiên giai đoạn này các tế bào ung thư cũng không nằm trong các hạch bạch huyết hay di căn đến các cơ quan khác.

Với giai đoạn này, tiên lượng có thể chữa khỏi và kéo dài sự sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 33%. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị vì rất nhanh sẽ tiến sang ung thư dạ dày giai đoạn 3 cùng nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Ở ung thư dạ dày giai đoạn đầu và giai đoạn sớm, các triệu chứng vẫn rất mơ hồ và không quá rõ ràng khiến người người thường nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa. Các triệu chứng khi bước sang giai đoạn 2 đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, mức độ cao hơn tuy nhiên vẫn rất khó để phát hiện.

Các dấu hiệu điển hình của ung thư dạ dày giai đoạn 2 gồm:

  • Cơn đau thượng vị xuất hiện với mức độ trầm trọng hơn, tần suất cao hơn, xuất hiện cả khi ăn no do khối u chèn ép lên dạ dày. Cơn đau thường âm ỉ đôi lúc đau quặn lên khiến người bệnh mặt mày tái xanh, toát mồ hôi lạnh cùng rất nhiều triệu chứng khó chịu khác
  • Buồn nôn và nôn sau bữa ăn, ở giai đoạn này thường chưa có tình trạng nôn ra máu
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua khiến miệng luôn có mùi hôi rất khó chịu
  • Rối loạn tiêu hóa, có thể bị tiêu chảy hay táo bón
  • Chán ăn, ăn không ngon, mất khẩu vị
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể xanh xao, mệt mỏi
  • Ở giai đoạn 2 ít khi có tình trạng xuất huyết ra máu, tuy nhiên ở một số bệnh nhân có sức khỏe yếu, bệnh tiến triển nhanh có thể sẽ xuất hiện dấu hiệu này ngay từ giai đoạn 2

Tương tự như các giai đoạn trước, các dấu hiệu ở ung thư dạ dày giai đoạn 2 vẫn rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của đau dạ dày hay rối loạn tiêu hóa thông thường. Hầu hết bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đi thực hiện các kiểm tra tổng quát, nội soi dạ dày vì lý do khác chứ ít ai nghĩ đến bị ung thư.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Như đã nói, quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 2 thường được rút ngắn hơn so với các giai đoạn sau rất nhiều lần. Bệnh nhân sau khi được thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra chẩn đoán sẽ được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để nhanh chóng loại bỏ các khối u và phục hồi lại chức năng cho các cơ quan trong cơ thể.

Phẫu thuật

Tùy vào kích thước hay vị trí khối u mà các bác sĩ sẽ quyết định nên tiến hành mổ nội soi hay mổ truyền thống. Bệnh nhân có thể được yêu cầu cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày nếu khối u đã xâm lấn quá nhiều, khiến tổn thương đến cả phần ngoài lớp thanh mạc. Đồng thời các hạch bạch huyết có chứa các tế bào ung thư cũng sẽ được xác định và loại bỏ ngay để ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục di căn.

Việc phẫu thuật có thể được thực hiện theo hướng sau đây

  • Cắt bỏ khối u bằng nội soi: được thực hiện khi kích thước khối u còn nhỏ, được giới hạn ở lớp lót trong niêm mạc dạ dày. Việc phẫu thuật nội soi giúp giảm nguy cơ xâm lấn, hạn chế một số tác dụng phụ, thu nhỏ kích thước sẹo để người bệnh có thể tự tin hơn. Đồng thời quá trình nội soi cũng thường nhanh hồi phục hơn.
  • Cắt bỏ một phần dạ dày: khối u chưa làm tổn thương dạ dày trên diện rộng, chưa xâm lấn nên có thể chỉ cần cắt bỏ một phần để không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ăn uống và tiêu hóa sau này
  • Cắt bỏ dạ dày: thường ở giai đoạn 2 bệnh nhân có thể chưa nguy hiểm đến mức phải loại bỏ dạ dày. Tuy nhiên ở trường hợp khối u đã xâm lấn ra ngoài thanh mạc là dạ dày tổn thương trầm trọng cùng nhiều hạch bạch huyết mang khối u bác sĩ sẽ xem xét để cắt bỏ dạ dày. Lúc này bác sĩ sẽ đưa thực quản kết nối với ruột non để đưa thức ăn về hệ tiêu hóa thông qua con đường này.
  • Loại bỏ triệt để các hạch bạch huyết để ngăn không cho các khối u di căn và phát triển tiếp tục sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Hóa trị và xạ trị

Hóa trị là phương pháp truyền hóa chất vào cơ thể thông qua đường uống hay tiêm nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa không cho nó phát triển. Xạ trị là phương pháp dùng các tia bức xạ ion có năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư cũng như ngăn chặn quá trình xâm lấn sang cơ quan khác có thể xảy ra.

Cả hai phương pháp này đều không cần xâm lấn nhưng lại gây ra khá nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, suy giảm trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mệt mỏi...tuy nhiên đa phần đều không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát được. Để thực hiện phương pháp này người bệnh cần đảm bảo có đủ sức khỏe mới được bác sĩ chấp thuận.

Hóa và và xạ trị có thể được thực hiện trước và sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u ác tính, như thế sẽ dễ loại bỏ hơn. Thực hiện sau phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ được các khối u còn sót lại đồng thời phòng tránh được tối đa nguy cơ tái phát.

Quá trình hóa trị và xạ trị có thể phải thực hiện trong nhiều tháng liền, theo từng đợt nhưng không thể thực hiện riêng lẻ mà hầu như được hết hợp với phẫu thuật. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa về ung thư dạ dày, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Trong các giai đoạn chờ hóa trị hay xạ trị người bệnh hầu hết sẽ được về chăm sóc tại nhà mà không cần điều trị nội trú. Người bệnh cần phải chú ý đến chế độ điều trị và chăm sóc tại nhà để đảm bảo được thể lực cho các giai đoạn sau. Quá trình điều trị tại nhà cũng có mối liên quan mật thiết đến việc ngăn ngừa sự phát triển của khối u cũng như phòng tránh tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại nên rất cần được quan tâm.

Theo đó người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh tình trạng làm việc quá sức khiến cả tinh thần và cơ thể đều mệt mỏi
  • Giữ tinh thần lạc quan, tích cực, loại bỏ những suy nghĩ xấu ra khỏi đầu. Một số bệnh nhân nếu cảm thấy quá mệt mỏi, sợ hãi, lo lắng, mất ngủ không kiểm soát được nên xem xét đến việc trị liệu tâm lý để tiếp nhận điều trị tốt hơn
  • Nâng cao hệ miễn dịch bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tự nhiên như rau củ, trái cây
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất như đạm, tinh bột, protein để cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
  • Chọn nguồn thực phẩm lành mạnh, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
  • Nấm và đậu nành được đánh giá có khả năng ức chế được các tế bào ung thư
  • Không nên bồi bổ quá nhiều thực phẩm bổ dưỡng một lúc vì cơ thể sẽ không kịp hấp thụ do lúc này dạ dày đang tổn thương
  • Coi trọng giấc ngủ hằng ngày
  • Thay đổi môi trường sống, tránh xa những nơi ô nhiễm có thể tạo cơ hội cho các tế bào ung thư phát tác trở lại
  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ hằng ngày, không nên bỏ bữa. Nếu không ăn uống được có thể tham khảo việc uống sữa, tuy nhiên chú ý chọn các loại sữa phù hợp với bệnh nhân ung thư
  • Ưu tiên chế độ ăn nhạt, không nên nếm quá nhiều gia vị, chế biến các món ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa
  • Các nhóm thực phẩm cần tránh xa như đồ ăn nhanh, đồ ăn công nghiệp, đồ ăn khô cứng, đồ ăn mặn, đồ ăn có quá nhiều gia vị, đồ ăn chay nóng hay nhiều dầu mỡ, các món ăn muối chua hay hun khói
  • Nâng cao thể lực với những bộ môn phù hợp như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, yoga hay thiền
  • Trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về chế độ chăm sóc tại nhà để đảm bảo hiệu quả
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc hay tái khám
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android