Viêm Amidan Hốc Mủ
Viêm amidan hốc mủ không còn là bệnh lý chỉ của riêng trẻ nhỏ, rất nhiều người trưởng thành cũng đang khổ sở bởi chứng bệnh này. Bệnh gây ra khó chịu, đau rát, làm hơi thở có mùi và gây ra trở ngại lớn trong giao tiếp, công việc cùng các mối quan hệ của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu bệnh không được chữa trị tốt sẽ gây ra các biến chứng khá nguy hại. Để hiểu rõ hơn về thể bệnh này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây:
Định nghĩa
Viêm amidan hốc mủ được coi là một trong những biến chứng của bệnh viêm amidan khi nhiễm trùng ngày càng lan rộng, tạo thành những ổ mủ ở giữa hoặc có thể bao phủ lấy toàn bộ bề mặt của amidan. Trong khi amidan có cấu trúc vô cùng đặc biệt, phức tạp với nhiều ngóc ngách, nhiều hốc, do vậy khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập, khả năng viêm nhiễm cũng là khá cao.
Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Viêm amidan hốc mủ là loại bệnh lý nguy hiểm tại đường hô hấp. Nếu chúng ta không có những biện pháp chữa trị kịp thời sẽ xảy ra áp xe thành họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản và nặng nề nhất chính là tình trạng ung thư amidan.
Ngoài ra, bệnh lý này cũng gây ra không ít trở ngại trong vấn đề giao tiếp, trao đổi công việc hàng ngày của bệnh nhân. Bởi các hốc mủ khiến cho hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Điều này cũng làm cho bệnh nhân trở nên mất tự tin trong các cuộc trò chuyện. Do vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của viêm amidan thể hốc mủ, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện để chữa trị kịp thời.
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm amidan hốc mủ là chứng bệnh thường tạo ra những triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho hoặc là ho có đờm, miệng hôi, đau họng, người bệnh thở khò khè, sưng hàm, miệng tiết nhiều nước bọt hơn. Khi quan sát trong cổ họng sẽ thấy ở hai bên amidan đều đã bị sưng đỏ và các hốc còn có chất màu trắng sữa.
Cùng với các dấu hiệu chúng tôi vừa liệt kê bên trên, bệnh viêm amidan hốc mủ còn được phân chia thành 2 loại đó là: Viêm hốc mủ thể cấp tính và thể mãn tính. Theo đó, tùy thuộc từng trường hợp bệnh sẽ có những biểu hiện khác biệt. Cụ thể như sau:
- Bệnh viêm amidan hốc mủ cấp tính: Tình trạng này sẽ biểu hiện bằng các cơn sốt cao, người bệnh bị suy nhược cơ thể, thường hay đau họng, đau ngực, niêm mạc họng bị sưng đỏ, ho có đờm….
- Viêm amidan hốc mủ thể mãn tính: Triệu chứng là những cơn sốt nhẹ hoặc cũng có thể không sốt, cổ họng người bệnh khá ngứa rát, hơi thở kèm mùi hôi khó chịu. Bệnh nhân hay bị ho khan vào sáng sớm, giọng khàn và thở khò khè, thường ngáy to về đêm,...
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở họng và nghi ngờ bị viêm amidan hốc mủ, các bạn cần sớm tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phác đồ chữa trị thích hợp nhất. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể.
Nguyên Nhân
Các chuyên gia về tai mũi họng đã nghiên cứu chi tiết và cho nhận định rằng, bệnh viêm amidan hốc mủ xảy ra bởi người bệnh bị nhiễm khuẩn. Trong đó loại khuẩn thường gặp nhất chính là tụ cầu, liên cầu, Haemophilus Influenzae,... Đặc biệt là khuẩn liên cầu tan huyết Beta nhóm A chính là nguyên nhân được đánh giá nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra vô số các biến chứng nặng cho người bệnh.
Đồng thời còn có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bởi các virus. Những virus thường gặp nhất hiện nay là Rhinovirus, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm.
Cùng với yếu tố chính là virus, vi khuẩn gây viêm amidan hốc mủ, cũng có thêm một số nguyên do tác động hình thành bệnh không thể bỏ qua đó là:
- Môi trường sống của bạn bị ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi độc hại gây tác động tiêu cực tới sức khỏe.
- Thời tiết có những thay đổi đột ngột làm cho cơ thể không kịp thời thích nghi.
- Bệnh nhân lười vệ sinh răng miệng, thường ăn nhiều đồ cay nóng, uống nước lạnh.
- Hệ miễn dịch của bệnh nhân khá kém, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển.
- Bạn thường mắc các bệnh liên quan tới tai mũi họng hoặc bị viêm amidan cấp và không có biện pháp chữa trị triệt để.
Ngoài ra, ở một số trường hợp bệnh nhân, viêm amidan hốc mủ có thể là bởi các bã đậu trong họng. Bã đậu này có màu trắng, vàng, thường xuất hiện ở quanh hai túi amidan. Thực tế chúng là các vụn thức ăn, cặn thừa tích tụ lâu ngày. Bình thường bã đậu khá vô hại nhưng nếu tồn tại ở một lượng lớn, bạn sẽ dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và sinh sôi trong môi trường này. Từ đó dẫn tới bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu, amidan lúc này bị sưng tấy, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, sốt cao, ốm, đau họng, ù tai,...
Biến chứng
Khi tìm hiểu về loại bệnh này, rất nhiều người đã đặt ra thắc mắc rằng có nên cắt amidan để bệnh chấm dứt hoàn toàn hay không. Giải đáp vấn đề, các chuyên gia cho biết, amidan chính là hàng rào bảo vệ cho vòm họng khỏi sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh. Đây chính là bức tường chắn đầu tiên của đường hô hấp. Do đó, không phải trường hợp nào chúng ta cũng áp dụng cách cắt. Biện pháp cắt amidan chỉ là giải pháp sau cùng trong quá trình điều trị viêm amidan hốc mủ với các trường hợp cụ thể sau đây:
- Trường hợp số 1: Bệnh nhân bị tái phát nhiều lần trong năm, chữa trị bằng nội khoa không làm bệnh khỏi dứt điểm.
- Trường hợp số 2: Bệnh cũng tái phát liên tục và kèm theo đó là hiện tượng nổi viêm hạch ở cổ, đây có thể là một trong những biểu hiện ung thư amidan không thể xem thường.
- Trường hợp số 3: Người bệnh mắc áp xe quanh amidan và cần phải nhập viện để chữa trị.
- Trường hợp số 4: Viêm amidan đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình hô hấp, khó thở, khó nuốt, ngủ không yên.
- Trường hợp số 5: Bệnh đã kéo theo các biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,....
Để phẫu thuật cắt amidan, bạn cần có sự chỉ định của các bác sĩ phụ trách điều trị và cân nhắc thật kỹ lưỡng. Vì thực tế việc cắt bỏ amidan hoàn toàn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Cũng đã có một số trường hợp bệnh nhân thực hiện cắt amidan ở những nơi không có đủ cơ sở vật chất, tay nghề bác sĩ không đủ cao dẫn tới hôn mê, chảy máu trong hoặc nhiễm trùng vết cắt.
Đồng thời, để có thể thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ cần phải làm các xét nghiệm thận, gan, máu để tránh xảy ra tình trạng máu khó đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình mổ.
Phòng ngừa
Bệnh viêm amidan hốc mủ hoàn toàn có thể phòng tránh được khi chúng ta áp dụng các biện pháp đúng cách, chăm sóc sức khỏe cẩn thận.
- Hãy luôn xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc dinh dưỡng.
- Uống đầy đủ nước, nên sử dụng nước ấm để giữ ấm cho cổ họng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, kết hợp nước muối súc họng để làm sạch các vi khuẩn.
- Khi đến những nơi khói bụi, nhiều hóa chất độc hại cần đeo khẩu trang, găng tay,...
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý.
- Khi nhận thấy có những biểu hiện khác lạ ở đường hô hấp, cần sớm tới bệnh viện để kiểm tra, kịp thời có các biện pháp xử lý tốt nhất.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ rất chi tiết những thông tin về bệnh viêm amidan hốc mủ. Bạn đọc qua đây có thể nắm rõ những kiến thức cơ bản để có biện pháp phòng tránh cũng như chăm sóc sức khỏe. Chú ý cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn của các bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Biện pháp điều trị
Hiện nay, đối với viêm amidan hốc mủ, chúng ta có khá nhiều phương pháp điều trị khác nhau, có thể phân chia thành Đông y, Tây y và những mẹo chữa từ dân gian. Để lựa chọn đúng phương pháp trị bệnh amidan hốc mủ tốt nhất, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế tiến hành thăm khám, không nên tự ý kê đơn thuốc dùng tại nhà khi chưa biết rõ mức độ viêm nhiễm.
Tây y đẩy lùi viêm amidan hốc mủ
Phác đồ điều trị viêm amidan hốc mủ cho bệnh nhân trong Tây y là lựa chọn phổ biến hiện nay. Theo đó, người bệnh thường được kê các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, hạ sốt. Cách chữa này sẽ cho hiệu quả khá nhanh nhưng bạn cần phải tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
Các loại thuốc được dùng phổ biến cho bệnh nhân viêm amidan hốc mủ là:
- Thuốc thuộc nhóm kháng sinh: Được dùng cho những bệnh nhân khởi phát bệnh bởi vi khuẩn.
- Thuốc chống viêm: Sẽ được dùng khi bạn có dấu hiệu viêm nhiễm nặng tại amidan và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng.
- Thuốc hạ sốt: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt trên 38 độ sẽ cần phải uống thuốc hạ sốt.
- Thuốc tiêu đờm: Được dùng để giảm đờm ở cổ họng nhanh chóng.
- Thuốc giảm ho: Được chỉ dẫn cho những người mắc ho kéo dài, ho liên tục, ho có đờm, ho khan do amidan bị viêm nhiễm gây ra.
Nhưng hiện nay cũng có không ít bệnh nhân không tới bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám mà tự ý mua thuốc về sử dụng. Cùng với đó, cũng có nhiều người có thói quen khi dùng một vài liều thuốc chưa thấy khỏi liền ngừng uống, làm cho bệnh trở nên nặng hơn, chuyển sang giai đoạn mãn tính và xảy ra không ít biến chứng.
Cách chữa viêm amidan hốc mủ bằng dân gian
Trong dân gian cũng có không ít những mẹo chữa bệnh viêm amidan hốc mủ, được đánh giá có độ lành tính và hiệu quả tốt, cách thực hiện đơn giản và không tốn kém nhiều chi phí. Bạn có thể tham khảo những công thức dân gian dưới đây:
- Rau diếp cá: Bệnh nhân sử dụng rau diếp cá đem rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút rồi để ráo. Tiếp đó cần giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm một ít muối trắng và nước lọc, khuấy đều để chắt lấy nước cốt. Mỗi ngày nên uống 2 lần và duy trì trong khoảng 7 ngày sẽ làm bệnh thuyên giảm tốt.
- Nghệ tươi: Dùng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch và giã nhỏ rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó bạn đun nước nghệ với một ít sữa tươi cho sôi và uống khi còn ấm, sử dụng 3 ngày liên tục sẽ giúp viêm amidan hốc mủ cải thiện nhanh hơn.
- Lá húng chanh: Bệnh nhân dùng lá húng chanh rửa sạch, mang đi hấp cách thủy với một chút đường phèn. Phần nước thu được sử dụng để uống và cần áp dụng công thức này 3 - 5 ngày.
Những mẹo dân gian này sẽ thích hợp với các bệnh nhân ở mức độ nhẹ, không thể hoàn toàn trị dứt điểm bệnh viêm amidan hốc mủ. Với những trường hợp bệnh nhân nặng hơn, cần sử dụng những cách điều trị thích hợp có khả năng đáp ứng tốt hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh viêm amidan hốc mủ có thể cải thiện và ngăn chặn chuyển biến xấu thông qua một số thực phẩm quen thuộc bạn vẫn sử dụng hàng ngày. Do đó, chúng ta cần chú ý tới vấn đề ăn uống như sau:
Thực phẩm cần kiêng:
- Đồ khô cứng: Các thực phẩm khô cứng khi đi qua cổ họng có thể làm cho niêm mạc amidan bị xước nhiều hơn, khiến dịch mủ tiết ra và nhanh chóng lan sang những vùng khác làm bệnh khó để chữa trị khỏi.
- Đồ chiên rán, xào nhiều dầu mỡ: Những món ăn này tạo ra gánh nặng cho dạ dày, làm khó tiêu và cản trở quá trình chuyển hóa những chất khác, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Khi dạ dày hoạt động không đạt hiệu quả có thể gây ra trào ngược dạ dày và cũng là nguyên nhân gây viêm amidan.
- Đồ uống có ga, cồn: Những thức uống có ga, cồn không chỉ gây viêm amidan mà còn làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm, ức chế khả năng diệt khuẩn của cơ thể.
Thực phẩm nên ăn:
- Hoa quả nhiều vitamin C: Đây là dưỡng chất rất tốt đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Khi bị thiếu vitamin C, tình trạng viêm nhiễm có thể chuyển biến nặng hơn.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào có khả năng miễn dịch, giúp bạn hạn chế viêm amidan hốc mủ diễn biến nặng cũng như phòng ngừa biến chứng.
- Thực phẩm giàu selen: Thành phần này sẽ giúp chúng ta chống lại quá trình nhiễm trùng của hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của virus và còn ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, virus ở bệnh viêm amidan hốc mủ.
Câu hỏi thường gặp
Bị viêm amidan nên kiêng các loại thực phẩm sau để tránh làm tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm cho amidan:
- Thực phẩm khô cứng: Bánh mì, lương khô, các loại hạt
- Thực phẩm cay, chua, nhiều gia vị kích thích như giấm, tiêu, ớt, …
- Đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có cồn, gas
- Thực phẩm nhiều Arginine và các loại trái cây cứng.
Dùng thuốc kháng sinh như Oxacillin, Ampicillin, Amoxicillin, Azithromycin, Erythromycin, hoặc Spiramycin có thể giúp giảm triệu chứng của viêm amidan hốc mủ. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không Steroid như Piroxicam, Diclofenac, Ibuprofen để giảm đau và viêm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các bài thuốc dân gian như Gừng, Rau diếp cá, Bách hợp và lá dâu, Húng tần cũng được đề xuất như một hỗ trợ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài thuốc dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ và không thể thay thế cho liệu pháp chính của bác sĩ.
Xem chi tiếtBệnh nhân bị viêm amidan nên bổ sung những loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày:
- Hoa quả tươi, rau xanh: Rau cải, rau ngót, mồng tơi, diếp cá, rau má,…
- Thực phẩm giàu kẽm: Rong biển, gan động vật, hàu,….
- Thực phẩm giàu protein: Thịt băm, gà xé, cá hồi, sữa, trứng,…
- Luôn uống đủ nước
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Cam, quýt, …
- Chuyên gia
- Cơ sở