Viêm Xung Huyết Hang Vị Mức Độ Vừa
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa hình thành nên các vết hồng ban dạng đốm tại lớp niêm mạc lót trong hang vị. Ở giai đoạn bệnh này bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, đầy hơi chướng bụng,... Nếu người bệnh sử dụng thuốc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với thói quen ăn uống và sinh hoạt tích cực thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
Định nghĩa
Hang vị là một phần của dạ dày, chúng nằm từ bờ cong nhỏ kéo dài đến lỗ môn vị. Chức năng chính của hang vị là cắt nhỏ thức ăn, giúp việc vận chuyển và hấp thu dưỡng chất diễn ra dễ dàng hơn. Hầu hết thức ăn được cơ thể nạp vào đều được chứa ở hang vị, chính vì thế mà chúng rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm xung huyết hang vị dạ dày là hiện tượng viêm loét diễn ra tại lớp niêm mạc lót trong hang vị kèm theo tình trạng giãn nở mạch máu gây sung huyết. Quan sát qua hình ảnh nội soi, bạn sẽ thấy lớp niêm mạc tổn thương có màu đỏ hơn so với những vùng xung quanh.
Bệnh lý này thường sẽ tiến triển qua ba giai đoạn là nhẹ, vừa và nặng. Viêm xung huyết hang vị dạ dày mức độ vừa nghĩa là tổn thương tại niêm mạc hang vị đã diễn ra khá rõ ràng với sự xuất hiện của các vết hồng ban dạng đốm. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Bệnh lý này khởi phát khi viêm xung huyết hang vị không được phát hiện và điều trị dứt điểm khi còn ở giai đoạn nhẹ.
Hình ảnh
Triệu chứng
Viêm xung huyết hang vị dạ dày khi mới tiến triển ở mức độ nhẹ sẽ chưa có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Ở giai đoạn này, bệnh chỉ gây ra các cơn đau nhức ở vùng thượng vị và không kèm theo triệu chứng lâm sàng khác. Nhưng khi bệnh đã chuyển biến sang mức độ vừa thì triệu chứng của bệnh cũng đã xuất hiện rõ rệt hơn. Người bệnh chỉ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân là có thể sớm phát hiện ra bệnh.
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết viêm xung huyết hang vị mức độ vừa bạn có thể tham khảo:
- Đau rát vùng thượng vị: Đau rát vùng thượng vị là triệu chứng đã xuất hiện khi bệnh mới tiến triển ở mức độ nhẹ. Khi viêm xung huyết hang vị đã chuyển biến sang mức độ vừa thì tình trạng đau thượng vị sẽ trở nên rõ hơn. Đau nhức thường xuất hiện gợn nhẹ theo từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm, khi trời chuyển lạnh hoặc sau khi ăn no. Nhiều trường hợp sẽ xuất hiện cơn đau thắt lan rộng lên ngực, vai và lưng.
- Buồn nôn và nôn: Viêm xung huyết là hiện tượng mao mạch tại dạ dày bị phình to. Điều này đã khiến cho không gian dạ dày bị thu hẹp và gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu thức ăn bị ứ đọng lâu ngày tại dạ dày, chúng sẽ kết hợp với acid dư thừa để lên men. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn và nôn rất khó chịu.
- Chướng bụng, đầy hơi: Khi thức ăn lên men trong dạ dày sẽ sinh khí và gây ra tình trạng căng tức bụng rất khó chịu. Nếu người bệnh xì hơi, ợ hơi hoặc đi vệ sinh được sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Ợ chua: Tình trạng ợ chua thường xuyên xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị mức độ vừa. Ợ chua có thể xảy ra từng cơn hoặc liên tục, sau khi ợ chua người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở vùng ngực và cổ họng rất khó chịu.
- Da xanh tái: Bệnh lý này đã khiến cho việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và dẫn đến tình trạng thiếu chất, da xanh xao, gầy sút cân,...
Khi có các dấu hiệu sau đây bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị sớm:
- Nôn ói nhiều và dịch nôn có lẫn máu
- Gặp khó khăn khi ăn uống
- Đau vùng thượng vị dữ dội không thể giảm đau bằng thuốc thông thường
Nguyên Nhân
Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh và khiến tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến nặng bạn cần lưu ý:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Polyri hoặc nhiễm nấm Candida
- Tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng hay lo lắng
- Sử dụng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau không đúng cách
- Lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê,...
- Thói quen ăn uống không khoa học khiến dạ dày tăng tiết acid
- Mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, thiếu máu ác tính,...
Viêm hang vị xung huyết hang vị mức độ vừa là bệnh lý không hiếm gặp. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đớn kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì thế, theo Vietmec ngay khi phát hiện bản thân bị bệnh bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Biến chứng
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa là giai đoạn chuyển giao từ mức độ nhẹ sang nặng dần. Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh diễn ra ở mức chưa quá nghiêm trọng. Vì thế, bệnh vẫn có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và tiến hành điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Nhưng nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, tổn thương tại hang vị sẽ diễn ra với mức độ nặng hơn và gây chảy máu.
- Chảy máu nhẹ và bình thường: Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng và đi ngoài phân đen kèm theo mùi hôi rất khó chịu.
- Chảy máu nghiêm trọng: Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau bụng dữ dội, nôn hoặc đi ngoài ra máu tươi. Lúc này cơ thể sẽ bị mất máu nghiêm trọng gây sốc phản vệ với các triệu chứng như chóng mặt, da tái xanh, đổ mồ hôi hột, tụt huyết áp, ngất xỉu,...
Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa nếu không tiến hành điều trị sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng và gây ra các biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày,... Trường hợp bệnh đã gây ra biến chứng chảy máu nghiêm trọng, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.
Phòng ngừa
Điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt theo hướng tích cực là phương pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này khá hiệu quả. Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Ăn uống đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn với liều lượng vừa đủ, không để bụng quá đói hay quá no. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp làm loãng dịch vị tiêu hóa.
- Hãy bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây là nhóm thực phẩm dễ tiêu và chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nên ưu tiên sử dụng món ăn mềm lỏng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồng ăn thô cứng, đồ ăn chứa nhiều gia vị chua cay mặn ngọt,... Nói không với các loại thực phẩm gây hại đối với sức khỏe như đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, chất kích thích, cà phê, nước chè,...
- Sau khi ăn nên dành khoảng 30 phút để nghĩ ngơi giúp dạ dày tập trung tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối không vận động mạnh, làm việc, tập thể thao hoặc nằm ngủ ngay sau khi ăn. Giữ cho tâm trạng thoải mái và lạc quan sẽ tác động rất tốt đến quá trình điều trị bệnh, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo âu.
- Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện bất thường tại cơ quan tiêu hóa để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách. Tuyệt đối không dùng thuốc Tây trị bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây hại đến dạ dày.
Biện pháp điều trị
Sau khi việc chẩn đoán bệnh đã có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp bệnh đều được kê đơn điều trị bằng Tây y. Dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho người bệnh.
Các loại thuốc thường được sử dụng để trị viêm hang vị mức độ vừa là:
- Thuốc kháng sinh: (Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracyclin) Được kê đơn điều trị đối với những trường hợp nhiễm khuẩn Hp với tác dụng tiêu diệt và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Thuốc trung hòa acid: (Gastropulgit, Hull, Maalox, Phosphalugel) Công dụng của loại thuốc này là trung hòa hàm lượng acid tiêu hóa trong dạ dày. Từ đó các triệu chứng như trào ngược, ợ chua, khó tiêu,... sẽ được cải thiện.
- Thuốc ức chế bơm Proton: (Lanzoprazol, Omeprazol, Pantoprazol) Được kê đơn điều trị giúp giảm tiết dịch vị tại dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ hơn.
- Thuốc kháng thụ thể H2: (Cimetidin, Ranitidin…) Thuốc có tác dụng ngăn chặn dạ dày tiếp tục sản sinh ra acid HCl và hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Được kê đơn điều trị thay thế cho thuốc ức chế bơm proton với một vài trường hợp.
- Các loại thuốc khác: Dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn điều trị kết hợp với một số loại thuốc khác như thuốc băng se niêm mạc, thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày, thuốc sắt hoặc vitamin,...
Ở những trường hợp khởi phát bệnh viêm xung huyết hang vị do sử dụng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau sai cách, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng các loại thuốc này và kê đơn điều trị thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn.
Còn đối với những người khởi phát bệnh do ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Đồng thời, hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi có các dấu hiệu của bệnh ở trên, bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm giúp đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn Hp, xét nghiệm máu, sinh thiết tế bào ung thư, xét nghiệm dịch nôn,...
Dùng thảo dược tự nhiên
Người bệnh cũng có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xung huyết hang vị mức độ vừa. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực đối với nhiều trường hợp. Tuy nhiên, cách trị bệnh này mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian khá dài thì bệnh mới chuyển biến tốt. Việc áp dụng ngắt quãng hay bỏ dở giữa chừng đều không mang lại hiệu quả trị bệnh.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Uống bột nghệ và mật ong: Lấy một thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất, sau đó sử dụng để nhai và nuốt. Áp dụng cách này vào trước mỗi bữa ăn chính, thực hiện liên tục trong 15 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Trà gừng: Gừng tươi đem rửa sạch đất cát bám xung quanh rồi để cho ráo nước. Thái lấy 2 - 3 lát gừng rồi cho vào ấm, chế nước sôi vào rồi đậy kín nắp lại. Hãm gừng trong 15 phút cho thành phần dược tính trong gừng hòa tan vào trong nước là được. Chắt lấy nước thu được rồi dùng để uống ngay khi còn ấm. Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Lá mơ lông: Lá mơ lông tươi sau khi thu hái về đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Phơi lá mơ lông dưới ánh nắng mặt trời cho khô, tán thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy một ít bột lá mơ lông trộn đều với mật ong rồi ăn. Áp dụng cách trị bệnh này từ 2 - 3 lần/ngày, sau vài ngày thực hiện sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
- Chuyên gia
- Cơ sở