Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Hôi miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh và công việc hàng ngày. Vậy nguyên nhân trào ngược dạ dày gây hôi miệng là gì và cách trị như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Vietmec sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Định nghĩa
Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, bệnh xảy ra khi hoạt động của cơ thắt thực quản dưới gặp vấn đề. Thông thường, thức ăn sau khi đưa vào vòm họng sẽ di chuyển theo thực quản đến dạ dày, sau đó cơ thắt thực quản dưới sẽ đóng lại. Lúc này, thức ăn sẽ được giữ trong dạ dày để tiêu hóa. Ở những trường hợp cơ thắt thực quản hoạt động không hiệu quả, thức ăn và dịch vị tiêu hóa từ dạ dày sẽ bị trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị,...
Hình ảnh
Nguyên Nhân
Hôi miệng là một trong những triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa tất cả các loại thức ăn nên là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ. Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên trên thực quản và vòm họng sẽ mang theo vi khuẩn gây hại. Các loại vi khuẩn này khi kết hợp với vi khuẩn gây hại trong vòm họng sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra mùi hôi rất khó chịu. Đồng thời, hàm lượng acid trong dịch vị còn có thể phá hủy cấu trúc niêm mạc họng và bào mòn răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm gây hại trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ hơn.
Nếu bạn sử dụng thức ăn và đồ uống không phù hợp khi bị trào ngược dạ dày cũng sẽ tạo cơ hội cho cho chứng hôi miệng khởi phát. Ví dụ như:
- Thực phẩm có vị chua cay như ớt, trái cây họ cam quýt, cà chua,...
- Đồ ăn nhiều chất béo như mỡ động vật, đồ chiên rán ngập dầu
- Đồ ăn mặn chứa nhiều muối
- Lạm dụng rượu bia, nước ngọt có gas
Phòng ngừa
Khi bị trào ngược dạ dày, bạn có thể giảm nguy cơ hôi miệng bằng cách điều chỉnh lại thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Kê cao đầu khi ngủ: Ngủ sai tư thế sẽ tạo cơ hội cho dịch vị trào ngược lên thực quản và vòm họng. Để phòng ngừa tình trạng trên, bạn nên kê cao đầu khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
- Nói không với rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas: Đây là những loại thực phẩm dễ gây kích thích đến dạ dày và khiến cơ quan này tăng tiết dịch vị tiêu hóa. Để phòng tránh bị hôi miệng do trào ngược dạ dày thì bạn cần loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Ăn uống khoa học: Điều chỉnh lại thói quen ăn uống theo hướng tích cực cũng là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày khá hiệu quả. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm có vị chua, đồ ăn nhiều gia vị cay nóng,... Thay vào đó hãy tăng cường ăn rau xanh và ngũ cốc, chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để làm loãng dịch vị tiêu hóa.
- Nghĩ ngơi điều độ: Nghĩ ngơi điều độ sẽ giúp đầu óc được thư giãn và thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng quá độ khiến triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Nếu bị căng thẳng trong công việc, bạn nên có các biện pháp giải tỏa áp lực như tập yoga, thiền định, chơi thể thao, nghe nhạc,...
- Tập luyện thể dục: Duy trì thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Từ đó, tình trạng trào ngược dạ dày gây hôi miệng cũng được cải thiện đáng kể. Tốt nhất, bạn nên dành từ 15 - 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Tuyệt đối không nên tập luyện ngay sau khi ăn no.
Biện pháp điều trị
Khi bị trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc Tây chữa bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trị bệnh bạn có thể tham khảo:
- Thuốc ức chế bơm proton thế hệ 2
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc trung hòa dịch vị dạ dày
- Thuốc kháng acid
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị bệnh tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại cho sức khỏe và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi bị hôi miệng do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể sử dụng các mẹo lưu truyền trong dân gian để cải thiện tình trạng trên. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
- Gừng và mật ong: Gừng sau khi mua về đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái nhỏ. Cho gừng vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong nguyên chất vào rồi đậy kín nắp lại. Ngâm hỗn hợp trên sau 1 - 2 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy khoảng 1 - 2 thìa hỗn hợp trên để ngậm trong họng rồi nuốt. Áp dụng khoảng 2 lần/ngày là được.
- Nhai lá bạc hà: Lá bạc hà sau khi rửa sạch thì sử dụng từ 3 - 5 lá nhai trực tiếp trong miệng. Thành phần tinh dầu trong lá bạc hà sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng và mang lại hiệu quả giảm hôi
- Giấm táo: Pha loãng 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước ấm rồi sử dụng để súc miệng giúp đẩy lùi triệu chứng hôi miệng. Thành phần dưỡng chất có trong giấm táo khi đi vào khoang miệng sẽ có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và loại bỏ mảng bám bên trong khoang miệng.
Giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày bằng thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể cải thiện triệu chứng hôi miệng một cách tức thời chứ không giải quyết được nguyên căn gây ra bệnh.
- Chuyên gia
- Cơ sở