Sưng khớp ngón tay
Sưng khớp ngón tay gây cản trở mọi hoạt động của tay, chúng ta gặp phải nhiều khó khăn trong trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu tay mắc tình trạng này và cần làm gì để có thể khắc phục tốt nhất?
Định nghĩa
Sưng đau khớp ngón tay là triệu chứng rất điển hình của bệnh viêm khớp tay. Khi những ngón tay bị sưng khớp, chúng ta dễ dàng nhận ra trạng thái khớp đỏ kèm theo cảm giác nóng. Bên cạnh đó, những cơn đau cũng có xu hướng kéo dài gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân
Theo đó, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngón tay bị sưng khớp, cụ thể gồm:
- Quá trình vận động: Trong lúc vận động, làm việc, nhiều việc yêu cầu chúng ta phải sử dụng nhiều đến ngón tay, bàn tay hoặc cả cánh tay. Khi kéo dài sẽ có thể dẫn tới triệu chứng sưng đỏ và đau các khớp ở ngón tay. Khi bạn thường xuyên phải mang vác đồ nặng, tay hoạt động ở cường độ cao còn dễ có nguy cơ bị sai khớp, trật khớp, làm khớp sưng đau. Bên cạnh đó, những người làm việc văn phòng phải gõ máy tính nhiều cũng có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
- Chế độ ăn không đủ chất: Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Nếu bạn ăn uống thiếu dưỡng chất, cơ thể không được hấp thụ đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng hệ thống xương và sụn khớp. Lúc này khớp bị thiếu chất để sản sinh ra dịch nhầy và làm cho khớp tay, chân sưng đau, khô cứng.
- Xương khớp thoái hóa: Một trong các nguyên do chủ yếu dẫn tới bệnh sưng khớp ngón tay chính là do xương khớp bị thoái hóa. Khi tuổi tác càng cao, xương khớp theo thời gian càng suy yếu và dễ bị chấn thương dù chỉ gặp phải những va chạm nhẹ hay chịu các tác động ảnh hưởng tới tay không quá lớn. Bạn sẽ thấy khớp ngón tay dần đau nhức, kém linh hoạt, khớp nóng ngứa râm ran rất khó chịu.
- Thời tiết đột ngột thay đổi: Nhiệt độ thời tiết cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp khá lớn. Đặc biệt khi thường xuyên làm việc ở môi trường giá lạnh khắc nghiệt, bạn sẽ dễ bị sưng đỏ và đau khớp ngón tay.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao sẽ càng làm xương khớp suy yếu, lúc này máu cũng không lưu thông ổn định, đồ đàn hồi của mạch máu kém đi nhiều. Từ đây, máu ở các khớp tay sẽ bị ứ trệ và dẫn tới sưng khớp ngón tay cùng nhiều vị trí xương khớp khác.
- Nồng độ acid uric trong máu tăng cao: Nếu lượng acid uric trong cơ thể không đào thải kịp thời ra bên ngoài sẽ chuyển hóa sang dạng tinh thể. Chúng lắng đọng tại các khớp xương và chính là nguyên do làm khớp tay bị sưng đỏ, hình thành bệnh gout.
- Viêm khớp dạng thấp: Có khá nhiều bệnh nhân bị chứng sưng khớp ngón tay do chứng viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng sưng đau ban đầu sẽ chỉ có ở 1 ngón tay, nhưng sau đó sẽ ngày càng lan dần sang những ngón khác. Bệnh viêm khớp dạng thấp được đánh giá là nguy hiểm, có thể chuyển sang mãn tính và gây ra những biến chứng teo cơ, biến dạng khớp.
Người bị sưng khớp ngón tay sẽ có các biểu hiện đi kèm như sau:
- Khớp tay đau nhức: Khi sưng khớp, cảm giác đau nhức sẽ thường đi kèm tại các khớp ngón tay. Đây cũng là biểu hiện rất thường gặp ở người bệnh bị viêm khớp. Đặc biệt vào buổi sáng sớm và đêm, cơn đau sẽ tăng nặng hơn và làm ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ.
- Khớp tay biến dạng: Khi tình trạng sưng khớp các ngón tay chuyển nặng sẽ gây ra những ảnh hưởng tới cấu trúc của ngón tay. Bạn sẽ thấy ngón tay biến dạng dần, lệch hẳn so với xương trụ và các vấn đề sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng.
- Co cứng khớp: Cứng khớp sẽ thường xuất hiện vào các buổi sáng, bệnh nhân sẽ khó có thể duỗi thẳng ngón tay cũng như cầm nắm các đồ vật một cách bình thường.
Ngoài ra, ở một số trường hợp còn gặp phải tình trạng: Đổ mồ hôi tay chân, sốt nhẹ, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tê bì chân tay lan rộng tới khắp cánh tay.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Việc sớm áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp sẽ cho nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân giảm thiểu một cách tối đa mức độ ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể. Nếu nghi ngờ bị sưng khớp ngón tay, chúng ta không được chủ quan và cần sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời với các trường hợp gồm:
- Khớp ngón tay sưng to và đi cùng là tình trạng đau nhức ở trong khớp, bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu.
- Khớp bị nóng đỏ và thường có cảm giác ngứa râm ran.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác tê bì khi tay bị đè vào hoặc không cử động trong thời gian dài.
- Khả năng vận động bị hạn chế, người bệnh cầm nắm không chắc tay.
- Trong trường hợp cử động khớp, bạn sẽ nghe rõ có tiếng kêu lục cục trong khớp.
Theo đó, bệnh nhân cần sớm tới bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng bệnh cũng như mức độ nguy hại đối với sức khỏe, từ đó có cách chữa trị phù hợp nhất.
Điều trị
Phương pháp dân gian
Cụ thể các bài thuốc được bệnh nhân sử dụng phổ biến hiện nay bạn nên tham khảo đó là:
Dùng dây đau xương để chữa sưng khớp ngón tay
Dây đau xương là thảo dược quen thuộc trong dân gian, cây có tính mát, vị đắng và rất phù hợp để dùng làm giảm tình trạng đau nhức cũng như thanh nhiệt cơ thể. Có khá nhiều bệnh nhân đã sử dụng và cho thấy công dụng rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm cây dây đau xương tươi, rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ.
- Bạn đem nguyên liệu đi sao vàng với lửa nhỏ, sau đó hạ thổ.
- Dây đau xương khi đã sao xong sẽ tiếp tục sắc với nước để thành thuốc uống. Mỗi ngày bệnh nhân cần dùng 1 chén.
- Bệnh nhân cần kiên trì dùng bài thuốc dây đau xương trong khoảng 1 tháng để giúp bệnh cải thiện tốt nhất.
Lá ngải cứu điều trị bệnh an toàn
Ngải cứu có tính ấm, vị đắng và mùi khá thơm, công dụng của ngải là sát khuẩn tốt cũng như làm giảm hiện tượng viêm nhiễm trong khớp xương. Bên cạnh công dụng chữa sưng khớp ngón tay, ngải cứu còn có thể giảm tốt các cơn đau nhức ở người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống hiện nay.
Cách thực hiện:
- Chúng ta dùng một nắm lá ngải cứu bánh tẻ, nhặt sạch lá hỏng và mang đi rửa sạch.
- Ngải cứu rửa xong sẽ mang sao trên chảo nóng cho tới khi lá nóng đều, thêm vào một chút muối trắng và đảo cho tới khi lá ngả vàng.
- Hỗn hợp thu được sẽ dùng chườm lên ngón tay khi còn nóng để giảm sưng đau một cách tốt nhất.
- Khi lá nguội, bạn mang sao lại và đắp thêm lần nữa.
Đông y chữa trị đau sưng khớp ngón tay
Y học cổ truyền điều trị chứng đau nhức xương khớp nói chung và sưng khớp ngón tay nói riêng vô cùng hiệu quả. Vì thế, nếu việc điều trị bệnh kéo dài và Tây y không phù hợp vì đem đến nhiều tác dụng phụ, người bệnh hoàn toàn có thể điều hướng sang sử dụng các bài thuốc Đông y.
Đông y sử dụng các loại thảo dược tự nhiên kết hợp với nhau, gia giảm thành phần sao cho phù hợp với cơ địa của từng người bệnh. Dược liệu an toàn, lành tính và không đem lại tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài, vì thế được rất nhiều người bệnh xương khớp ưa chuộng.
Một số loại dược liệu thường xuyên được dùng trong các bài thuốc chữa đau sưng xương khớp như Phòng phong, Gối hạc, Tơ hồng xanh, Sài Đất, Gắm, Cành sung, Bồ công anh,… Người bệnh nên đến thăm khám tại các đơn vị Y học cổ truyền uy tín để được kê đơn và bốc thuốc theo cơ địa của bản thân, từ đó giúp việc điều trị được tốt nhất.
Bệnh sưng khớp ngón tay không thể xem thường, sau khi đã được thăm khám kỹ càng, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chữa trị sao cho phù hợp. Bệnh nhân có thể tham khảo những thông tin cụ thể về cách điều trị dưới đây.
Tây y chữa sưng khớp ngón tay
Trị đau khớp ngón tay, sưng khớp tay bằng thuốc Tây y là lựa chọn được nhiều người áp dụng hiện nay để mang tới hiệu quả nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân thường dùng thuốc Tây cùng vật lý trị liệu và phẫu thuật nếu cần thiết để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Dùng thuốc điều trị nội khoa
Mục đích của việc dùng các loại thuốc Tây đó chính là làm thuyên giảm nhanh chóng chứng viêm sưng ở khớp xương. Cải thiện cơn đau nhức cũng như ngăn chặn xảy ra các biến chứng của bệnh. Khi này, bệnh nhân sẽ được kê các phương thuốc điều trị viêm khớp chủ yếu gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Tramadol, Acetaminophen,…
- Thuốc kháng viêm (không Steroid): Ibuprofen hoặc Aspirin,…
- Thuốc hạ sốt (nếu cần).
Nhìn chung, các loại thuốc kể trên đều mang tới khả năng giảm đau khớp hiệu quả, đẩy lùi biểu hiện viêm sưng, chức năng sụn khớp đồng thời cũng được cả cải thiện. Tuy vậy bệnh nhân cần dùng đúng theo các chỉ dẫn của các bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng hay tự ý thay đổi liều lượng của đơn thuốc để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Nâng cao hiệu quả với thực phẩm bổ sung
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn đọc vui lòng tham khảo top 3 sản phẩm hàng đầu dành cho xương khớp đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu thị trường để nâng cao hiệu quả điều trị các triệu chứng gây bệnh.
Sử dụng biện pháp phẫu thuật
Khi sưng khớp ngón tay ngày càng có diễn biến nghiêm trọng, bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, hoạt động sinh hoạt và không có khả năng đáp ứng thuốc sẽ phải phẫu thuật.
Cách dùng biện pháp ngoại khoa mang tới hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân lúc này chính là phẫu thuật thay khớp. Khi phần ổ khớp bị viêm sưng không thể cải thiện, chúng ta sẽ được thay khớp cũ bằng một phần khớp giả. Khớp giả sẽ cố định lại hệ cơ xương khớp trong ngón tay, từ đó hoạt động ổn định hơn. Cách làm này cũng được các chuyên gia đánh giá có hiệu quả lâu dài nhưng việc điều trị cũng sẽ tốn kém khá nhiều chi phí.
Kết hợp vật lý trị liệu hỗ trợ người sưng khớp ngón tay
Việc chữa trị sưng đau các khớp ngón tay bằng thuốc Tây sẽ càng cho hiệu quả cao hơn khi bệnh nhân kết hợp thêm các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động ở các khớp. Chúng ta nên áp dụng các bài tập cơ bản như: Xoa bóp khớp, xoay khớp,…
Ở những trường hợp ngón tay vừa đau vừa bị cứng, bệnh nhân có thể dùng thêm các miếng dán để giảm đau tại chỗ, xoa cao nóng và đeo găng tay cao su giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh tốt hơn. Điều này được đánh giá rất có lợi cho quá trình chữa trị và người bệnh qua đó sẽ giảm được việc sử dụng thuốc liên tục.
Một số bài tập vật lý trị liệu khá đơn giản để bệnh nhân thực hiện mỗi ngày gồm:
- Nắm tay chặt rồi bung mạnh: Bệnh nhân cần nhẹ nhàng nắm chặt lấy các ngón tay vào nhau, chú ý để cho ngón cái bao quanh bên ngoài. Bạn giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 phút rồi đột ngột bung mạnh ra ngoài để các ngón tay duỗi ra hết mức tối đa. Cần liên tục thực hiện động tác từ 4 đến 5 lần và đổi sang tay còn lại.
- Duỗi thẳng các ngón tay: Bệnh nhân đặt bàn tay úp xuống mặt phẳng nằm ngang. Tiếp đó hãy duỗi thẳng các ngón tay thật căng trên mặt bàn rồi từ từ thu về tư thế ban đầu.
- Nâng cao ngón tay: Bài tập vật lý trị liệu này được thực hiện bằng cách duỗi thẳng các ngón tay. Nhưng cần lưu ý hãy cố gắng để dùng lực nâng ngón tay lên khỏi mặt bàn mức cao nhất có thể. Chúng ta thực hiện nâng 1 – 2 ngón tay hoặc nâng lên cùng lúc cả bàn tay.
Đồng thời, để nhanh chóng làm hết tình trạng sưng đau và đảm bảo an toàn khi luyện tập, bệnh nhân nên tìm tới các chuyên gia, bác sĩ, những trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được hướng dẫn cụ thể. Bạn sẽ có được liệu trình bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp chữa sưng đau khớp ngón tay hiệu quả tối đa.
Câu hỏi thường gặp
Bị bệnh gout vẫn có thể ăn được thịt gà, vịt. Tuy nhiên cần ăn một lượng vừa đủ, lựa chọn những phần thịt có hàm lượng purin thấp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên ăn ức gà có hàm lượng purin thấp (khoảng 120mg/100g thịt), phù hợp với người bệnh gút.
- Nên hạn chế ăn thịt vịt vì thịt vịt có hàm lượng purin cao (khoảng 128mg/100g thịt), có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.