Ngón Chân Cái Sưng Đỏ
Ngón chân cái sưng đỏ là dấu hiệu đặc trưng và phổ biến nhất của bệnh Gout. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.
Định nghĩa
Bệnh Gout là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng ngón chân cái sưng đỏ. Đây là một dạng viêm khớp xuất hiện khi tích tụ axit uric trong các khớp. Tình trạng này thường liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống thiếu khoa học và một số điều kiện y tế nhất định. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và cyclosporine có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.Các dấu hiệu phổ biến của bệnh Gout bao gồm:
- Đau nhức dữ dội, các triệu chứng thường phổ biến ở ngón chân cái
- Đỏ, sưng, căng phồng ở khớp bị ảnh hưởng
- Có cảm giác nóng rát khi chạm vào
- Các triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột và nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
Trong một số trường hợp, bệnh gout có thể nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp ở ngón chân hoặc nhiễm trùng khớp. Trong trường hợp này bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu. Nếu nồng độ axit uric cao có thể là dấu hiệu của bệnh Gout.
Bệnh Gout ở ngón chân cái có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là khi người bệnh thừa cân, béo phì. Nếu các cơn Gout xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên người bệnh giảm nồng độ axit uric trong máu.
Nguyên nhân
Mặc dù các khớp ở ngón chân cái rất nhỏ nhưng các khớp này rất quan trọng cho hoạt động bình thường của bàn chân. Do đó, ngón chân cái sưng đỏ có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng này. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Biến dạng ngón chân cái
Biến dạng ngón chân cái xảy ra khi khớp ngón chân cái hướng về phía ngón chân thứ hai. Tình trạng này dẫn đến phát triển một vết sưng hoặc xương xẩu ở bên cạnh bàn chân và khớp ngón chân trái.
Biến dạng ngón chân cái có thể gây đau, kích thích và sưng ở khớp ngón chân trái. Tình trạng này có thể khiến da dày hoặc hình thành vết chai ở kẽ giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
Nguyên nhân phổ biến có thể liên quan đến bệnh viêm khớp, thói quen đứng lâu trong thời gian dài hoặc do sử dụng giày không phù hợp. Ngoài ra, cấu trúc xương di truyền ở bàn chân cũng dẫn đến biến dạng ngón chân cái.Biến dạng ngón chân cái không thể điều trị, tuy nhiên hầu hết các trường hợp người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng với một số lưu ý như:
- Đi giày phù hợp, có thể co giãn với độ rộng ngón chân cái thoải mái.
- Đặt đệm ngón chân cái để tránh cọ xát và kích ứng.
- Thực hiện các bài tập để cải thiện khả năng vận động ở khớp.
- Chườm lạnh có thể cải thiện tình trạng viêm sưng và giảm đau.
- Nếu các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen để giảm đau.
Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
2. Bệnh viêm khớp
Ngón chân cái sưng đỏ có thể là một dạng viêm khớp do thoái hóa sụn khớp hoặc các nguyên nhân liên quan khác.Viêm khớp ở ngón chân cái có thể phát triển từ các vấn đề cấu trúc và chức năng của bàn chân hoặc hao mòn tự nhiên. Bên cạnh đó, các chấn thương như gãy xương, trật khớp ngón cái cũng có thể dẫn đến viêm xương khớp. Ngoài ra, viêm khớp vẩy nến đôi khi cũng ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên tình trạng này thường hiếm khi xảy ra.
Các triệu chứng viêm khớp ngón chân cái bao gồm gây đau đớn, cứng khớp và sưng đỏ. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng khi người bệnh đứng hoặc di chuyển. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm khớp ngón chân cái có thể phát triển tình trạng cứng khớp bất ngờ và gây khó khăn khi mở rộng ngón chân cái.
Các biện pháp điều trị viêm khớp ngón chân cái thường bao gồm sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng giày có đế cứng hoặc uốn công ở khớp ngón chân cái để tránh áp lực và ma sát.Trong một số trường hợp người bệnh có thể cần tiêm steroid và khớp để giảm đau và điều trị viêm khớp. Mặc dù ít phổ biến nhưng đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
3. Viêm xương vừng ngón chân cái
Xương vừng bàn chân là xương nhỏ được tìm thấy ở khớp ngón chân cái. Xương vừng có một gân nhỏ với nhiệm vụ chính là uốn cong ngón chân cái xuống.
Trong một số trường hợp ngón chân cái sưng đỏ và đau có thể là dấu hiệu viêm xương vừng. Tình trạng này thường xảy ra sau các chấn thương hoặc các hoạt động liên quan đến việc giữ thăng bằng ngón chân như nhảy, múa ba lê và các môn thể thao như bóng rổ.
Ngoài ra, gãy xương vừng cũng có thể dẫn đến tình trạng ngón chân cái sưng đỏ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm đau dữ dội ở mu bàn chân và khu vực bên dưới khớp ngón chân cái.Viêm xương vừng thường được cải thiện bằng cách giảm trọng lượng tác động lên ngón chân cái. Trong các trường hợp nghiêm trọng như gãy xương vừng, người bệnh có thể cần mang nạng, bó bột hoặc phẫu thuật điều trị.
Ngoài ra, người bệnh được khuyến cáo sử dụng giày đế cứng hoặc giày đế bệt để giảm áp lực ở lòng bàn chân và các ngón chân.
4. Bong gân ngón chân cái
Bong gân ở ngón chân cái có thể gây ảnh hưởng đến các mô mềm, dây chằng ở khớp ngón cái. Điều này khiến ngón chân cái sưng đỏ, đau nhói và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.Bong gân ngón chân cái thường liên quan đến các chấn thương hoặc hành động lặp lại nhiều lần gây ra. Để điều trị người bệnh có thể sử dụng NSAID hoặc tiêm corticosteroid để kiểm soát cơn đau và giảm viêm.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập tăng cường và chỉ định các loại giày phù hợp. Ngoài ra nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để tránh gây áp lực lên ngón chân cái.
5. Cứng khớp ngón chân cái
Cứng khớp ở ngón chân cái thường liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp ở gốc ngón chân cái. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm bất thường về cấu trúc mô bàn chân, mắt các chân, lạm dùng khớp ngón cái trong thời gian dài và các bệnh lý liên quan như viêm khớp dạng thấp.
Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm sưng, viêm và đau đớn nghiêm trọng ở ngón cái, đặc biệt là khi người bệnh đứng hoặc di chuyển. Các cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi trở lạnh hoặc ẩm ướt. Ngoài ra, khi tình trạng này phát triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Đau ngón chân cái, kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi
- Hình thành gai xương ở ngón chân
- Đau hông, đầu gối và đau lưng do thay đổi dáng đi nhằm mục đích cải thiện các cơn đau ở ngón chân cái
- Khó hoặc không thể uốn cong ngón chân cái
- Trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp điều trị thường bao gồm nghỉ ngơi, đi giày phù hợp, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc tiêm corticosteroid vào khớp. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Sưng đỏ ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng và cần điều trị y tế, đặc biệt là khi cơn đau đi kèm với tình trạng cứng khớp. Bên cạnh đó, nếu không tìm được nguyên nhân hoặc các biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, đến bệnh viện lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Biến dạng ngón chân cái
- Ngón chân không thể duỗi thẳng
- Sưng và đau ngày càng nghiêm trọng
- Đau lưng, hông hoặc đau thần kinh tọa
- Ngón chân mất cảm giác, chuyển sang màu trắng hoặc hồng
Phòng ngừa
Không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro dẫn đến tình trạng sưng ngón chân cái. Tuy nhiên người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng một số lưu ý như:
- Cắt tỉa móng chân đúng cách và giữ móng chân với độ dài vừa phải
- Giữ chân sạch sẽ và khô ráo
- Mang giày vừa vặn, thoải mái, có thể di chuyển ngón chân
- Mang giày dép phù hợp ở nhà vệ sinh, hồ bơi hoặc các phòng thay quần áo
- Mang giày bảo hộ nếu môi trường làm việc có nguy cơ chấn thương ngón chân hoặc bàn chân.
Ngón chân cái sưng đỏ có thể liên quan đến các chấn thương, nhiễm trùng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm khớp, bệnh gout. Do đó, nếu các nguyên nhân không rõ ràng, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Câu hỏi thường gặp
Bị bệnh gout vẫn có thể ăn được thịt gà, vịt. Tuy nhiên cần ăn một lượng vừa đủ, lựa chọn những phần thịt có hàm lượng purin thấp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên ăn ức gà có hàm lượng purin thấp (khoảng 120mg/100g thịt), phù hợp với người bệnh gút.
- Nên hạn chế ăn thịt vịt vì thịt vịt có hàm lượng purin cao (khoảng 128mg/100g thịt), có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.