Lao Xương

Tổng quan

Lao xương khởi phát do sự xâm nhập của trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis vào bên trong hệ xương khớp. Đây là bệnh lý có tiến triển nhanh chóng và phức tạp, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Định nghĩa

Lao xương là một trong những loại bệnh lao xảy ra khá phổ biến, đứng thứ ba chỉ sau lao màng phổi và lao hạch. Trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây ra bệnh lý này. Sau khi loại vi khuẩn này xâm nhập vào trong cơ thể sẽ phát bệnh tại phổi. Theo thời gian, chúng sẽ di chuyển theo đường máu hoặc hạch bạch huyết để đến xương. Sau khi tìm được điểm trú ngụ tại xương, chúng sẽ sinh sôi phát triển và gây ra bệnh lao xương.

Chuyên gia cho biết, vi khuẩn gây ra bệnh lao xương thường trú ngụ cố định ở một vị trí như cột sống, xương khớp gối, xương dài,... Cũng có khi chúng xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể nhưng khá hiếm gặp, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ. Hiện tại, bệnh lao xương được chia thành hai loại chính. Một là lao xương tăng trưởng nhanh gây hoại tử tối thiểu với sự xuất hiện của u lao hạt. Loại còn lại là lao xương hoại tử tiết dịch hình thành nên các ổ áp xe lạnh.

Thống kê y khoa cho biết, số người bị lao xương cột sống chiếm từ  60 - 70% trường hợp, lao khớp gối chiếm từ 10 - 15%, hiếm gặp hơn là lao khớp cổ chân và lao khớp bàn chân với tỷ lệ chỉ từ 5 - 10%. Đây là bệnh lý nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như phổi, xương khớp,...

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Khi bệnh lao xương mới khởi phát bạn sẽ gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút cân, da xanh xao, ăn uống kém,... Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây ra triệu chứng lâm sàng nên sẽ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Sau khi vi khuẩn lao đã phát triển với số lượng lớn sẽ gây ra các triệu chứng lâm sàng sau đây:

  • Đau nhức âm ỉ tại một vị trí xương nào đó trên cơ thể. Nếu bị lao xương cột sống, bạn phải đối mặt với tình trạng đau lưng ở mức độ nghiêm trọng.
  • Vùng xương bị nhiễm khuẩn sẽ có dấu hiệu sưng tấy, đau nhói và cứng khi sờ vào. Tuy nhiên, khu vực này lại không có dấu hiệu viêm do các bệnh lý xương khớp khác.
  • Ở một số trường hợp sẽ thấy vùng xương bị tổn thương hình thành nên các ổ áp xe lạnh hoặc rỉ dịch mủ ra bên ngoài. Bên trong ổ áp xe lạnh có thể tồn tại cả mảnh xương chết.

Khi bệnh lao xương tiến triển sang mức độ nặng sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Gây tổn thương đến dây thần kinh ở mức độ nhẹ với các triệu chứng như tê liệt chân tay, khó cử động,... Nếu tổn thương diễn ra với mức độ nặng sẽ gây hoại tử chi.
  • Hệ xương khớp bên trong cơ thể bị tổn thương nặng nề và gây ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh cột sống.

Nguyên Nhân

Như được nhắc đến ở trên, trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis là tác nhân chính gây ra bệnh lao xương. Cơ thể người thường bị lây nhiễm chủng vi khuẩn này từ môi trường bên ngoài hoặc từ bệnh nhân mắc bệnh lao. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào hệ hô hấp và đi đến phổi. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể kém, vi khuẩn lao sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra bệnh lao.

Trực khuẩn lao thường không trú ngụ tại một chỗ mà chúng sẽ di chuyển theo đường máu hoặc đường hạch bạch huyết để đến xương. Sau khi tìm được nơi trú ngụ tại xương, chúng sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng để tạo nên vùng hoại tử trong xương. Lúc này, xương người bệnh sẽ trở nên giòn xốp và suy yếu, không còn đủ vững chắc để thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể.

Bệnh lao xương khởi phát do sự tấn công của trực khuẩn lao. Vì thế, bệnh lý này có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp, qua niêm mạc hoặc vết thương hở. Nếu bệnh lao khởi phát ở phụ nữ mang thai có thể lây từ mẹ sang con. Chuyên gia cho biết, bệnh lao có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến là:

  • Người tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi hoặc các nguồn lây nhiễm khác.
  • Đã từng mắc các bệnh lao trước đó như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu,...
  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vắc xin BCG hoặc những người từ 20 - 40 tuổi.
  • Người mắc bệnh nền có hệ miễn dịch suy yếu như tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,...
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các bệnh lý tự miễn.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lao khiến bạn dễ bị lây nhiễm do tiếp xúc gần.

Biến chứng

Bệnh lao xương có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, điều này đã làm giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ rút ngắn thời gian chữa trị và ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, do đây là bệnh lý có diễn biến phức tạp nên cũng có thể phát sinh ra biến chứng. Một số biến chứng có thể gặp khi bệnh lao xương tiến triển sang giai đoạn muộn là:

  • Vi khuẩn lao phát triển lan rộng đến nhiều cơ quan quan trọng trên cơ thể. Nếu chúng tấn công vào màng não sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
  • Lao xương gây tổn thương đến cột sống sẽ gây ra tình trạng xẹp đốt sống, gù nhọn, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống,...
  • Nếu bệnh biến chứng sang dây thần kinh sẽ gây ra tình trạng liệt chi. Trường hợp xuất hiện tổn thương do hoại tử, người bệnh cần phải cắt cụt chi để khắc phục.
  • Lao xương hình thành nên các ổ áp xe lạnh gây chèn ép lên tủy sống, điều này đã khiến người bệnh có nguy cơ liệt cơ tròn rất cao.
  • Bệnh lao xương còn có thể gây teo cơ khiến khả năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phòng ngừa

Lao xương là bệnh lý có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau như đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lây nhiễm qua niêm mạc,... Để phòng ngừa bệnh lý này bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì lối sống lành mạnh và thói quen ăn uống khoa học giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nói không với các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn chế biến công nghiệp,...
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao. Khi phải tiếp xúc với người bệnh, bạn phải cẩn thận trong việc phòng ngừa. Nên đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, rửa tay sau khi tiếp xúc gần hoặc gián tiếp.
  • Nếu đã từng mắc bệnh lao, bạn nên thăm khám sức khỏe thường xuyên và tiến hành tầm soát lao phổi định kỳ. Cách này giúp bạn sớm phát hiện tình trạng tái nhiễm để có thể đưa ra phương án can thiệp kịp thời.
  • Nếu chẳng may bị nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Trong suốt quá trình điều trị, cần tuân thủ theo đúng phác đồ chăm sóc và điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, phòng ngừa tái phát bệnh trở lại.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, lao xương là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thông thường, bệnh lý này sẽ được chẩn đoán thông qua thăm khám triệu chứng lâm sàng, tổn thương thực thể và làm xét nghiệm cận lâm sàng.

Một số xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện là chụp x-quang, soi vi khuẩn, xét nghiệm máu, soi phản ứng Mantoux,... Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị bệnh lao được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn lao và hạn chế các tổn thương do bệnh gây ra. Thời gian điều trị bệnh lý này sẽ kéo dài từ 6 - 18 tháng tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng ở mỗi người. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh sẽ được giám sát y tế kỹ càng để tránh lây lan ra cộng đồng. Sau khi xuất viện, người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng thêm một số loại thuốc kết hợp chăm sóc tại nhà.

Bác sĩ cho biết, hầu hết các trường hợp bị lao xương đều đáp ứng điều trị tốt với phương pháp hóa trị. Nhưng cũng có số ít trường hợp không đạt hiệu quả điều trị cao và có dấu hiệu kháng thuốc, lúc này bác sĩ cần phải thay đổi phác đồ điều trị khác để phù hợp hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp lao xương không đáp ứng điều trị bằng phương pháp hóa trị, ổ áp xe có kích thước lớn, xương khớp bị biến dạng, có nguy cơ phát sinh biến chứng liệt chi,... Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Chăm sóc khi điều trị:

  • Sau khi tiến hành hóa trị cơ thể sẽ trở nên suy yếu và dễ gây ra cảm giác chán nản, mệt mỏi,... Vì thế, trong suốt quá trình điều trị lao xương bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi tiến hành hóa trị từ 4 - 5 tuần giúp cải thiện sức khỏe, thư giãn khớp xương và phục hồi khả năng vận động. Tuyệt đối không tập luyện quá sức để tránh bị tổn thương.
  • Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thêm nẹp hoặc áp dụng biện pháp kéo giãn để phục hồi chức năng xương khớp.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Bênh lao xương có lây, cụ thể như sau:

  • Vi khuẩn lao phát tán trực tiếp vào không khí gây lây nhiễm.
  • Vi khuẩn truyền từ người này sang người khác thông qua niêm mạc mắt họng hoặc các vết thương hở trên da như vết xước, vết cắt,…
  • Nếu bị nhiễm bệnh lao trong giai đoạn thai kỳ, khả năng cao sẽ lây truyền từ mẹ sang con.
Xem chi tiết

  • Bệnh lao cột sống có thể gây lây nhiễm, nhưng khả năng thấp hơn so với bệnh lao phổi. 
  • Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể từ lao phổi hoặc hạch bạch huyết và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp, niêm mạc hoặc vết thương.
Xem chi tiết

Những thực phẩm người bị lao xương nên ăn và cần kiêng như sau:

  • Nên kiêng: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đường, muối, rượu bia, đồ hộp vì có thể gây kích ứng, sưng đỏ chỗ đau, ngăn hấp thu canxi của xương, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao, khiến vết thương lâu lành.
  • Nên ăn: Thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin D, kẽm, omega 3 (hàu, thịt bò, trứng, cá hồi, sữa và chế phẩm từ sữa), rau xanh, trái cây tươi giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android