Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không?
Viêm khớp dạng thấp KHÔNG THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI HOÀN TOÀN bởi:
- Nguyên nhân gốc rễ chưa rõ ràng.
- Bệnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp.
- Hệ miễn dịch bị nhầm lẫn, khó can thiệp.
Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
- Nguyên nhân gốc rễ chưa rõ ràng: Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác yếu tố kích hoạt cơ chế tự miễn gây ra viêm khớp dạng thấp.
- Phức tạp, đa yếu tố: Sự phát triển bệnh chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, môi trường và các tác nhân kích hoạt chưa được biết đến.
- Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch: Bởi vì viêm khớp dạng thấp liên quan đến trục trặc của hệ miễn dịch, rất khó để can thiệp và lập lại trạng thái cân bằng cho hệ thống phòng vệ phức tạp của cơ thể.
Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Việc phát hiện, điều trị sớm và các kế hoạch toàn diện góp phần:
- Giảm đau và cứng khớp.
- Bảo vệ khớp khỏi tổn thương có thể phát sinh.
- Ngăn ngừa tàn tật.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phương pháp giúp điều trị viêm khớp dạng thấp không diễn biến xấu
Như đã nói, dù viêm khớp dạng thấp không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nhưng nếu có hướng điều trị đúng cách thì vẫn có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh. Tùy theo từng tình trạng mỗi bệnh nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau, cụ thể
Điều trị bằng thuốc
Thuốc sẽ không chỉ giúp giảm các cơn đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân mà còn kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm hay bị các tác nhân khác tấn công vào khớp. Tùy theo tình trạng bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cũng có thể phải dùng thuốc duy trì suốt đời nếu tình trạng quá nặng.
Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định như:
- Trường hợp nhẹ: Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như Naproxen, Meloxicam và Celecoxib, Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam,…thường được chỉ định cho các trường hợp nhẹ để giảm các cơn đau nhức và không có quá nhiều tác dụng phụ.
- Trường hợp tiến triển: Trong giai đoạn này bác sĩ có thể chỉ định các thuốc mạnh hơn như thuốc chống viêm corticoid (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone) trong cả đường uống và tiêm trực tiếp vào khớp. Các loại thuốc này có thể gây nghiện nếu lạm dụng quá mức.
- Trường hợp có biến chứng: Nếu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan lân cận, bác sĩ có thể chỉ định nhóm corticoid liều cao và các thuốc chống thấp khớp dạng chậm DMARDs như Methotrexat, Salazopyrine.. để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
- Nhóm thuốc sinh học: Các nhóm thuốc ức chế Janus kinase (JAK) như Tofacitinib citrate (XelJanz) hiện cũng đang là nhóm thuốc sinh học phổ biến được phê chuẩn trong điều trị viêm khớp dạng thấp.
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Mục tiêu của vật lý trị liệu chính là phục hồi chức năng hoạt động của các khớp, ngăn ngừa tối đa nguy cơ mất đi khả năng vận động. Vật lý trị liệu cũng kích thích và tăng cường sức mạnh của cơ, xương, khớp và hạn chế được nguy cơ thoái hóa hay tàn tật ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Việc thực hiện vật lý trị liệu cần được tiến hành tại các bệnh viện lớn uy tín, có đầy đủ thiết bị máy móc, có bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ hiệu quả. Quá trình này cũng cần đòi hỏi rất nhiều quyết tâm, nghị lực của người bệnh cũng như sự hỗ trợ của gia đình bởi cũng rất khó khăn.
Phẫu thuật cho người viêm khớp dạng thấp
Trong trường hợp việc dùng thuốc không còn đem lại hiệu quả hay vật lý trị liệu cũng không mang đến tác dụng đáng kể, bác sĩ có thể xem xét việc phẫu thuật để duy trì chức năng hoạt động cho các khớp. Tuy nhiên phương pháp này sẽ cực kỳ tốn kém và cũng không thể đảm bảo hoàn toàn liệu bệnh có tái phát trở lại hay không. Do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định phẫu thuật.
Các phương pháp chính được sử dụng trong phẫu thuật cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp như:
- Phẫu thuật thay khớp.
- Phẫu thuật Joint Fusion loại bỏ tế bào hư tổn.
- Phẫu thuật sửa chữa gân hư tổn.
Người bệnh cũng nên tìm đến các bệnh viện lớn, chuyên về xương khớp, có đầy đủ máy móc và bác sĩ chuyên môn giỏi để đảm bảo quá trình phẫu thuật an toàn hiệu quả tuyệt đối.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Nếu bạn có chế độ sinh hoạt ổn định cũng có thể cải thiện các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tiến triển nguy hiểm hơn. Chú ý việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày rất quan trọng nhưng người bệnh cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp để tránh làm tình trạng viêm thêm trầm trọng.
Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt cần thiết cho người viêm khớp dạng thấp như:
- Tránh các hoạt động quá mạnh, những bộ môn thể thao mang tính đối kháng như đá bóng, bóng rổ có thể vô tình làm tổn thương khớp.
- Đi bộ hàng ngày ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Luyện tập thiền, yoga, thái cực quyền hằng ngày cũng rất tốt cho các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
- Học các hít thở sâu mỗi ngày.
- Tránh tối đa sự căng thẳng, lo lắng, stress quá mức.
- Đi ngủ sớm mỗi ngày, tránh thức khuya quá mức.
- Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào mùa lạnh.
- Theo dõi nhiệt độ, cơ thể hằng ngày và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh đó nếu muốn luyện tập thể dục thể thao bạn cũng nên nói rõ tình trạng sức khỏe của bản thân với huấn luyện viên để được hỗ trợ điều chỉnh các bài tập phù hợp nhất.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng có liên quan mật thiết đến nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy trong suốt quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của viêm khớp dạng thấp bạn cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Bạn có thể tham khảo với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn.
Một số chế độ dưỡng chất cho người bị viêm khớp dạng thấp mà bạn có thể quan tâm như:
- Bổ sung các loại đậu như đậu đen, đậu đen để tăng cường axit folic, sắt, magie, sắt, kẽm.
- Các loại rau có màu xanh như bông cải xanh sẽ bổ sung rất nhiều các vitamin A, C và K để ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do.
- Các loại quả mọng như quả anh đào mâm xôi và quả việt quất hay trà xanh cũng bổ sung các chất chống oxy hóa cần thiết.
- Các loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch nên cũng chống lại được quá trình gây viêm.
- Tăng cường một số loại cá béo như cá hồi, các trích, cá mòi, cá ngừ và cá cơm hay đậu nành để bổ sung các Omega 3 giúp giảm đau cũng như hạn chế các biến chứng tim mạch.
- Dầu ô liu có thể giảm viêm và giảm đau đáng kể.
- Nghệ có chứa các hợp chất có khả năng chống viêm, giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo tuyệt đối tránh xa thuốc lá và các chất kích thích, bia rượu hay các thực phẩm cay nóng, đồ ăn có thể tích tụ độc tố cho cơ thể để ngăn ngừa tối đa nguy cơ viêm nhiễm trở lại.
Hy vọng thông tin bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Dù bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu có biện pháp điều trị sớm, có chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh thì có thể hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xuất hiện.