Cách Chưng Yến Tươi Thơm Ngon, Bổ Dưỡng, Không Bị Tanh
Yến tươi được chưng đúng cách sẽ cho hương vị thơm ngon, thanh mát, hoàn toàn không có mùi tanh và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho người dùng. Cách chưng yến tươi đúng chuẩn là dùng nổi chuyên dụng chưng cách thủy, có thể kết hợp thêm các loại thảo dược khác để tăng hương vị và dưỡng chất.
Tổ yến là một trong số ít các thực phẩm cao cấp, giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, cải thiện sức khỏe và tốt cho rất nhiều bệnh lý. Đặc biệt, nếu biết cách chưng yến tươi đúng chuẩn, bạn sẽ có được một món ăn cực kỳ bổ dưỡng, thơm ngon. Vậy nên chưng như thế nào để yến không bị tanh mà vẫn giữ được đầy đủ dưỡng chất của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cách chưng yến tươi không tanh, bổ dưỡng
Mặc dù cách chưng yến tươi không quá khó, tuy nhiên, chỉ khi được áp dụng đúng phương pháp thì mới có thể giữ lại được trọn vẹn hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của nó. Bạn có thể tham khảo một số cách chưng được hướng dẫn chi tiết sau đây:
Chưng yến bằng loại nồi chưng chuyên dụng
Dùng nồi chưng yến chuyên dụng là cách làm khá tiện lợi bởi nồi chưng đã được thiết kế sao cho phù hợp nhất với món ăn. Bạn chỉ cần sơ chế yến và thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Yến tươi đem ngâm vào nước sạch, lưu ý không cần ngâm quá lâu, chỉ cần ngâm sơ qua trong khoảng 5 – 10 phút cho các sợi yến nở đều rồi vớt ra ngoài để cho ráo nước.
- Bước 2: Sau khi yến đã ráo thì cho vào nồi chưng chuyên dụng, đổ thêm nước ngập phần yến (tùy vào sở thích ăn đặc hay lỏng mà chúng ta điều chỉnh lượng nước cho phù hợp). Lưu ý, chỉ nên đổ nước tối đa 80% bát đựng yến nhằm đảm bảo khi chưng chín, yến nở ra không bị tràn ra ngoài. Nồi có chức năng hẹn giờ nên cài đặt hẹn giờ trong khoảng 30 – 40 phút để yến đủ mềm nhưng vẫn giữ được độ dai giòn).
- Bước 3: Sau khi yến được chưng xong thì cho thêm đường phèn để dễ ăn và thơm ngon hơn, bạn cũng có thể thêm vào một vài lát gừng nhỏ để khử mùi tanh của yến. Tiếp tục đun liu riu trong khoảng 20 – 30 giây nữa để đường ngấm hoàn toàn.
Sử dụng nồi chưng chuyên dụng để nấu yến tươi rất đơn giản, chỉ với vài thao tác là bạn đã có ngay món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp cho cả gia đình tẩm bổ.
Lưu ý: Đường phèn là yếu tố không thể thiếu khi chưng yến, bởi nó giúp làm tăng vị ngon ngọt, dễ ăn của món ăn. Tùy vào sở thích của từng người mà chúng ta có thể gia giảm lượng đường thêm vào cho phù hợp. Đặc biệt với người bệnh tiểu đường, nên hạn chế dùng hoặc sử dụng loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường.
Đun cách thủy
Nếu không có nồi chưng chuyên dụng, bạn có thể tận dụng ngay bếp gas, bếp từ… ngay tại nhà để chưng yến bằng cách đun cách thủy. Cách làm không quá phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Ngâm yến để yến nở đều tương tự như cách chưng bằng nồi chuyên dụng và để cho ráo nước.
- Bước 2: Sau khi yến đã ráo nước thì cho vào thố ngâm, đổ nước ngập ⅔ thố hoặc vừa đủ ngập hết yến. Lưu ý, tránh cho quá nhiều nước bởi khi yến nở, nước sẽ tràn ra ngoài gây lãng phí.
- Bước 3: Đặt thố vào trong nồi chưng cách thủy và chưng trong vòng 20 – 30 phút là yến đã chín. Trong suốt quá trình chưng, bạn nên để ý tới nhiệt độ nhằm giữ trọn được dưỡng chất, đồng thời tăng sự thơm ngon cho món ăn.
- Bước 4: Khi yến được chưng xong thì cho thêm đường phèn vào ngay, để thêm khoảng 30 giây để đường tan ra hoàn toàn rồi tắt bếp.
Dùng yến tươi để chế biến tổ yến chưng đường phèn là giải pháp vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo không làm mất đi dưỡng chất khi ngâm yến, mặt khác mùi vị cũng rất thơm ngon. Để món ăn chất lượng hơn thì ngay sau khi chưng xong, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Việc hạ nhiệt độ xuống một cách đột ngột sẽ giúp một số dưỡng chất của yến không bị mất đi.
Yến tươi chưng táo đỏ
Cách chưng yến tươi với táo đỏ cũng gần giống với hai cách chưng trên, tuy nhiên chúng ta sẽ cho thêm một số nguyên liệu khác vào để tăng hiệu quả cũng như mùi vị của món ăn. Đặc biệt, táo đỏ giúp làm tăng khả năng sản xuất và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nó còn rất tốt với người bị viêm họng, chính vì vậy mà khi kết hợp cùng với yến sào, sẽ tạo ra món ăn vô cùng bổ dưỡng.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm yến tươi, táo đỏ, đường phèn, vài lát gừng, ngoài ra bạn có thể thêm một số dược liệu khác như hạt sen, nhãn nhục, bạch quả.
- Bước 2: Ngâm yến tươi trong khoảng 5 – 10 phút để cho các sợi yến nở mềm và đều rồi để cho ráo nước.
- Bước 3: Nhãn nhục ngâm với nước đến khi nở đều, hạt sen tách vỏ, bỏ tâm sen rồi (nếu dùng hạt sen khô thì ngâm với nước ấm khoảng 45 phút trước). Cho hạt sen vào nồi đun đến khi chín mềm rồi cho thêm táo đỏ, nhãn nhục, bạch quả vào tiếp tục đun liu riu để các nguyên liệu chín đều và quện đều vào với nhau. Có thể thêm vào một ít đường phèn để tạo độ ngọt tùy theo khẩu vị người ăn.
- Bước 4: Yến để ráo nước thì cho vào chén sứ có nắp rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 30 phút. Tiếp đến cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, chưng thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 5: Yến chưng xong thì cho thêm hỗn hợp táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, bạch quả vào và đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp, có thể thêm một vài lát gừng nhỏ vào để làm bớt mùi tanh của yến.
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản là chúng ta đã có được món yến tươi chưng thơm ngon, bổ dưỡng và đúng vị. Đặc biệt, các nguyên liệu được thêm vào sẽ làm yến có mùi thơm và hương vị ấn tượng, kích thích vị giác, làm giảm bớt mùi tanh vốn có, đồng thời mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Những sai lầm trong cách chưng yến tươi
Dù chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, thế nhưng khi chưng sai cách sẽ khiến làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong tổ yến. Đồng thời khiến món ăn giảm tác dụng, mất đi hương vị thơm ngon. Dưới đây là những sai lầm thường gặp mà nhiều người thường xuyên mắc phải khi chưng tổ yến.
- Chưng trong thời gian quá lâu: Tốt nhất chỉ nên chưng tổ yến trong khoảng thời gian tối đa là 20 – 30 phút, không nên để lâu hơn. Bởi nó chưng lâu sẽ khiến tổ yến bị nhão, mất đi độ dai, vị ngon, mùi vị tự nhiên và độ hiệu quả.
- Chưng trong chén/tô không có nắp đậy kín: Nếu chưng cách thủy, chúng ta nên chưng yến trong tô, chén có nắp đậy kín, bởi điều này giúp cho các chất dinh dưỡng trong tổ yến không bị bay mất trong khi nấu.
- Để tổ yến quá lâu sau khi chưng: Tổ yến nên được sử dụng ngay sau khi chưng xong, lúc đang còn nóng nhằm đảm bảo các dưỡng chất được hấp thu nguyên vẹn. Bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần, tuy nhiên thời gian bảo quản không nên quá 1 tuần.
- Cho các nguyên liệu khác chưng cùng lúc với yến: Khi kết hợp chưng yến cùng các nguyên liệu khác như táo, hạt sen, đông trùng hạ thảo… hoặc dùng để nấu cháo, nấu chè… bạn cần nấu chín các nguyên liệu trên trước khi đem chưng cùng tổ yến.
Lưu ý quan trọng khi dùng yến tươi
Trong quá trình chế biến và sử dụng yến tươi, để mang lại hiệu quả cao nhất, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tổ yến dù là món ăn bổ dưỡng đối với cơ thể, thế nhưng một lần ăn không nên dùng quá nhiều. Việc nạp dưỡng chất dư thừa với nhu cầu sẽ chỉ gây lãng phí, thậm chí là không tốt cho sức khỏe. Liều dùng hợp lý nhất được các chuyên gia khuyên dùng là khoảng 200ml yến chưng sẵn mỗi ngày, thời gian dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút.
- Một số trường hợp không nên dùng yến tươi như người bệnh ho nhiều đờm loãng, viêm phế quản cấp, bị viêm nhiễm ngoài da, viêm đường tiết niệu… Bởi lúc này tì vị của người bệnh đang còn quá yếu, không thể hấp thu được nhiều dưỡng chất, thậm chí là còn khiến cho bệnh trở nặng hơn.
- Không sử dụng yến tươi đối với phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người bị cảm cúm để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Khi yến bị nguội, bạn có thể hâm nóng lại, tuy nhiên không nên dùng lò vi sóng để làm nóng, bởi khi nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho các dưỡng chất có trong yến dễ bị mất đi.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể về cách chưng yến tươi thơm ngon, chuẩn vị, giữ lại được trọn dưỡng chất mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Với món ăn bổ dưỡng này, chắc chắn sẽ giúp gia đình bạn nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và có một sức khỏe tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!