Các Thuốc Giãn Cơ Trị Đau Vai Gáy Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng
Thuốc giãn cơ trị đau vai gáy sẽ phù hợp cho người bị đau mỏi do làm việc quá sức, do nằm ngủ sai tư thế hoặc giảm các triệu chứng tạm thời nếu liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên việc dùng các loại thuốc này cũng cần đúng cách, đúng loại, tránh lạm dụng thì mới có thể đem đến tác dụng tốt nhất.
Các thuốc giãn cơ trị đau vai gáy được sử dụng phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vai gáy như mang vác nặng, nằm ngủ trên bàn, nằm ngủ gối quá cao hay quá thấp khiến độ cong tự nhiên của cột sống bị ảnh hưởng. Ngoài ra nếu cơn đau vai gáy ngày càng nghiêm trọng, buổi sáng có thể cứng cổ trong vài tiếng thì hoàn toàn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tại cột sống, chẳng hạn như là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
Tùy từng nguyên nhân mà hướng điều trị các dấu hiệu này khác nhau. Trong đó nếu chỉ mới đau nhức sau khi vận động hay sau khi ngủ dậy bị sai tư thế, người bệnh thường được chỉ định một số nhóm thuốc giãn cơ thể giúp cột số cổ thư giãn, tránh tình trạng đau mỏi hay tê cứng. Việc dùng thuốc này tất nhiên phải có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn, tránh tự ý sử dụng.
Cụ thể, một số loại thuốc giãn cơ trị đau vai gáy thường được dùng phổ biến như sau:
Thuốc giãn cơ vân Myonal
Thuốc giãn cơ vân Myonal là nhóm thuốc chống co thắt với thành phần chính là Eperison hydroclorid. Thuốc hoạt động trên cơ chế ức chế chọn lọc các neuron trung gian để thư giãn cơ đang bị căng cứng thông qua việc kiểm soát trương lực cơ tại não và tủy sống.
Thuốc tác động chủ yếu vào tủy sống nhằm giảm phản xạ tủy. Thuốc giãn cơ trị đau vai gáy sẽ kích thích làm giãn nở mạch máu, nhờ đó tăng tác động lưu thông khí huyết, mạch máu và giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi hiệu quả.
Các thử nghiệm trên thực tế đã chứng minh thuốc Myonal thực sự có đem đến hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng đau mỏi cổ, nhức đầu do co cơ hay cải thiện các vấn đề liên quan đến bệnh lý như viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng hay viêm quanh khớp cổ.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Người bị rối loạn chức năng gan
- Trẻ em
Tác dụng phụ
- Phát ban, ngứa
- Nhức đầu
- Mất ngủ
- Tê cứng chi
- Buồn nôn
- Tiêu chảy, táo bón
- Khô miệng
Thuốc giãn cơ Mydocalm
Trong thuốc Mydocalm thường được chỉ định cho những người trưởng thành bị co cứng cơ để cải thiện các triệu chứng nhanh chóng. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất tolperison hydrochlorid- chất giãn cơ có tác động trên các dây thần kinh trung ương. Bên cạnh đó hoạt chất này còn có tác động trên hệ tuần hoàn ở ngoại biên.
Thuốc hoạt động trên cơ chế làm vững màng và gây tê cục bộ thông qua quá trình ức chế sự dẫn truyền phản xạ đa synap và đơn synap. Mặt khác Mydocalm cũng có khả năng ức chế dòng Ca2+ nhập vào synap nhằm kiểm soát quá trình dẫn truyền thần kinh gây đau nhức.
Thuốc giãn cơ Mydocalm thường được dùng để cải thiện các triệu chứng đau vai gáy, chứng căng cơ sau đột quỵ, bệnh mạch máu do tiểu đường, tăng trương lực cơ do tai biến, bệnh Raynaud hay xơ cứng bì lan tỏa. thuốc có thể dùng theo dạng viên uống hay tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch tùy từng trường hợp.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với lidocain
- Người gặp các vấn đề về gan, thận nặng
- Bệnh nhân nhược cơ nặng
Tác dụng phụ
- Chán ăn
- Buồn nôn, nôn
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
- Nhức đầu, chóng mặt
- Ngứa, phát ban
- Hạ huyết áp
- Yếu cơ
Thuốc giãn cơ Coltramyl
Thuốc giãn cơ Coltramyl hay còn gọi là Thiocolchicosid thường tác động lên hệ thần kinh trung ương và đem đến tác dụng giảm cơ cứng cơ, hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng co cứng cơ ở chân tay, thắt lưng hay cổ. Thuốc có ái lực chọn lọc trên receptor GABA cũng có có tính chất đồng vận glycin nhưng không làm tác động lên hệ hô hấp hay hệ tim mạch.
Loại thuốc giãn cơ này có thể dùng được cho nhiều trường hợp từ người bị đau bụng kinh, người bị đau nhức lưng, đau thắt lưng, co cứng cơ do hệ thần kinh hay các bệnh lý thoái hóa cột sống. Ở những người bị đau vai gáy sau chấn thương và đang trong quá trình hồi phục cũng hoàn toàn có thể dùng Coltramyl để giảm tình trạng co cứng cơ.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Người có tiền sử động kinh hay co giật
Tác dụng phụ
- Nổi mề đay
- Ngứa, nổi ban đỏ
- Xuất hiện mụn bóng nước
- Tiêu chảy hoặc đau dạ dày
Thuốc giãn cơ Eperisone
Thuốc giãn cơ Eperisone trị đau vai gáy có chứa thành phần chính là hoạt chất Eperisone hydrocloride có khả năng giãn cơ và giãn mạch thông qua việc tác động lên hệ thần kinh trung ương và cơ trơn mạch máu. Thuốc đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm tăng trương lực cơ, cải thiện các triệu chứng vai bị co cứng, đau mỏi đốt sống cổ, đau thắt lưng hay có liên quan đến các bệnh lý khác tại cột sống.
Một số đối tượng cũng phù hợp để dùng nhóm thuốc giãn cơ này như người bại não, liệt cứng do tủy, bệnh mạch máu tủy và một số bệnh não tủy hoặc là các di chứng sau chấn thương đang chờ hồi phục. Sản phẩm chủ yếu được dùng cho người trưởng thành, không dùng cho trẻ em hay người cao tuổi do có thể gây ra một số hạn chế.
Chống chỉ định
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
- Trẻ em và người cao tuổi
- Người gặp các vấn đề về gan, thận nặng
- Người không dung nạp với eperison HCl
Tác dụng phụ
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Có cảm giác co cứng hoặc tê cứng
- Phát ban da
- Ngứa ngáy
- Khô miệng
- Rối loạn tiêu hóa
Một số lưu ý khi dùng các nhóm thuốc giãn cơ trị đau vai gáy
Việc dùng các nhóm thuốc giãn cơ trị đau vai gáy cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc tìm đến các phòng khám uy tín để thăm khám kỹ lưỡng, xác định chính xác nguyên nhân rồi mới lên phương pháp điều trị phù hợp cho từng người.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định từ bác sĩ, hạn chế việc tự ý tăng/ giảm liều thuốc bất thường. Việc dùng thuốc không đúng theo đơn thuốc vừa làm tăng tác dụng phụ, dễ gây nhờn thuốc đồng thời giảm hiệu quả điều trị theo dự định của bác sĩ
- Nếu quên một liều hãy uống ngay khi nhớ ra, tuy nhiên nếu quá gần liều tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua. Nếu uống quá liều hay xem xét các triệu chứng, nếu có dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được dùng cùng lúc 2 liều do có thể gây nguy hiểm cho người dùng
- Khi dùng các thuốc này nên uống với nhiều nước để thanh lọc các độc tố dư thừa, hạn chế được các tác dụng phụ xuất hiện
- Tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện hoặc không, tùy theo cơ địa của từng người, tuy nhiên nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc, và có dấu hiệu khó thở cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào để có thể điều chỉnh loại thuốc phù hợp, tránh bị tương tác giữa các chất
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng các thuốc Đông y hay các dạng thực phẩm chức năng khác
- Kết hợp sử dụng các gối cho người đau cổ vai gáy, thay đổi loại nệm để có một giấc ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng đau cứng cổ vào mỗi sáng sau khi tỉnh dậy
- Thay đổi tư thế nằm hay ngồi phù hợp, tránh việc mang vác nặng quá sức
- Tham khảo các bài tập chữa đau vai gáy, duy trì thói quen luyện tập và vận động thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện độ linh hoạt cho hệ thống xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan khác
- Nếu các triệu chứng đau nhức, tê mỏi vai gáy không quá nghiêm trọng có thể tham khảo dùng các miếng dán giảm đau, chườm nóng/ lạnh, chườm thảo dược thay vì lạm dụng các loại thuốc quá mức
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tăng cường các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và hệ thống xương khớp hằng ngày, tránh xa các nhóm thực phẩm gây viêm và không tốt cho xương khớp
- Bỏ thuốc lá, hạn chế dùng các đồ uống có cồn hay chất kích thích khác
- Các triệu chứng đau mỏi vai gáy nếu kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nên đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt, phòng tránh nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện
Trên đây là thông tin về một số loại thuốc giãn cơ trị đau vai gáy được sử dụng phổ biến hiện nay, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác hơn người bệnh vẫn cần tham khảo với bác sĩ, dược sĩ để thăm khám và chỉ định những loại thuốc cũng như phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!