Các Loại Thuốc Trị Giãn Dây Chằng Đầu Gối Hiệu Quả
Các loại thuốc trị giãn dây chằng đầu gối mang lại hiệu quả cao thường được bác sĩ kê đơn là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc corticosteroid,… Việc dùng thuốc trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ để, không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Các loại thuốc trị giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối là một dạng chấn thương đầu gối xảy ra khá phổ biến. Đây là hiện tượng dây chằng chéo trước hoặc sau tại đầu gối bị căng giãn quá mức. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi tình trạng này xảy ra là sưng đỏ đầu gối, nóng rát, đau nhức, giảm khả năng vận động,… Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng khá nghiêm trọng và khó điều trị, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây đứt dây chằng và ảnh hưởng đến khớp gối.
Khi bị giãn dây chằng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên khoa và hướng dẫn dùng thuốc điều trị phù hợp. Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị giãn dây chằng đầu gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Thuốc giảm đau thông thường
Thuốc giảm đau thường được kê đơn điều trị với những trường hợp bị giãn dây chằng ở mức độ nhẹ. Hai loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến là Paracetamol và Tylenol. Thành phần dược tính trong hai loại thuốc này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm đau tức thời, ngăn ngừa cơn đau diễn ra kéo dài dai dẳng.
Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tức thời và chỉ được sử dụng ngắn hạn. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng hoặc dùng kéo dài có thể gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc và phát sinh ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc chống viêm không steroid
Với những trường hợp đau nhức không thể cải thiện bằng thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc chống viêm không chứa steroid với tác dụng mạnh hơn. Thường dùng là Indocin, Lodine, Celebrex, Mobic,…
Cũng như thuốc giảm đau thông thường, loại thuốc này chỉ được sử dụng để giảm đau trong thời gian ngắn. Nếu sử dụng kéo dài sẽ gây ra các tác dụng phụ như viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, tổn thương cầu thận,… Vì thế, bạn cần cân nhắc khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong điều trị bệnh lý để không bị lệ thuộc thuốc và phát tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc giảm đau gây nghiện
Với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng thuốc giảm đau gây nghiện. Thường dùng là Morphine, Oxycodone, Tramadol và Hydrcodone. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau để hướng dẫn liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Thông thường, loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất để hạn chế nguy cơ nghiện hoặc phụ thuốc thuốc.
Thành phần dược tính trong thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng giảm đau rất nhanh và dung nạp tốt. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng dùng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để tránh bị nghiện. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giảm đau gây nghiện là buồn ngủ, táo bón, chóng mặt nôn mửa,…
Thuốc corticosteroid
Với những trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng các loại thuốc ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào dây chằng. Đây là thuốc chống viêm tác dụng mạnh, khi được tiêm vào dây chằng sẽ đẩy lùi triệu chứng đau nhức một cách nhanh chóng. Loại thuốc này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc cần được tiêm đúng vị trí để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh tổn thương đến các cấu trúc giải phẫu khác. Vì thế, quy trình này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kết hợp với siêu âm hình ảnh để xác định chính xác vị trí. Bên cạnh đó, việc tiêm thuốc cũng cần được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Thuốc gây tê tại chỗ
Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bác sĩ cũng có thể kê đơn điều trị bằng thuốc gây tê tại chỗ, phổ biến nhất là Lidocain. Thuốc sẽ được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào đầu gối giúp chống viêm, làm tê liệt dây thần kinh ở đây để ngăn chặn dẫn truyền tín hiệu đau về não bộ. Loại thuốc này nếu được sử dụng đơn độc sẽ có tác dụng kéo dài khoảng 3 tháng hoặc dài hơn tùy vào cơ địa của mỗi người.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm thuốc Lidocain trước khi tiêm cortisone. Khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này với nhau, thuốc Lidocain sẽ được sử dụng với liều lượng thấp và nhẹ hơn rất nhiều. Vì thế, chúng sẽ bị mất tác dụng ngay sau khi tiêm cortisone khoảng vài giờ.
Thuốc Acid hyaluronic
Chuyên gia cho biết, acid hyaluronic là chất khá giống với gel bôi trơn tự nhiên trong chất lỏng hoạt dịch. Tác dụng chính của hoạt chất này là bôi trơn giúp xương di chuyển linh hoạt hơn ngay cả khi tình trạng giãn dây chằng đang diễn ra. Khi đang bị giãn dây chằng đầu gối, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm Acid hyaluronic để hỗ trợ điều trị bệnh.
Sau khi tiêm acid hyaluronic triệu chứng đau nhức sẽ được đẩy lùi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thực hiện các động tác như đi bộ, đứng lâu, chạy bộ hoặc nâng vật nặng nhưng không có cảm giác khó chịu tại khớp. Liệu pháp này thường mang lại hiệu quả sau 3 – 4 tuần thực hiện và hiệu quả có thể kéo dài đến 6 tháng.
Thuốc glucosamine
Glucosamine là hoạt chất đặc biệt quan trọng đối với khớp. Chức năng chính của hoạt chất này là giảm ma sát tại gân khớp và dây chằng khi vận động. Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn cũng có thể bổ sung glucosamine cho cơ thể thông qua dạng viên uống bổ sung. Khi khớp được bổ sung đủ glucosamine sẽ kích thích quá trình nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn, tăng sản sinh dịch khớp để duy trì chức năng của khớp. Đồng thời, thói quen cung cấp đủ glucosamine cho cơ thể còn làm chậm quá trình tiến triển của một số bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa cột sống, giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu lạnh glucosamine để xoa bóp tại chỗ khi bị giãn dây chằng đầu gối. Xoa bóp có tác dụng điều hoàn khí huyết, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa đau nhức do tắc nghẽn khí. Đồng với, xoa bóp còn có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Khi xoa bóp với dầu lạnh glucosamine, dược tính trong dầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu qua da và phát huy công dụng giảm đau.
Thuốc chứa Chondroitin sulfate
Thuốc chứa thành phần Chondroitin sulfate cũng thường được bác sĩ kê đơn để điều trị tình trạng giãn dây chằng đầu gối. Chuyên gia cho biết, Chondroitin là hoạt chất chính cấu tạo nên bó sợi của dây chằng, giúp duy trì độ dẻo dai cũng như tính bền vững của dây chằng. Ngoài ra, hoạt chất này còn hoạt động như một loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp và đau nhức xương khớp.
Một vài nghiên cứu y học cũng đã chỉ ra, chondroitin còn có khả năng ức chế hoạt động của enzyme elastase (nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa sụn khớp và dây chằng). Tuy nhiên, chondroitin không được xem là thuốc mà chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng bổ sung. Ngoài dùng bằng đường uống, bạn cũng có thể sử dụng chondroitin dưới dạng bôi ngoài da để mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài.
Lưu ý khi dùng thuốc trị giãn dây chằng đầu gối
Khi tình trạng giãn dây chằng đầu gối xảy ra, ngoài việc dùng thuốc bạn cũng nên hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học để tăng cường hiệu quả mang lại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi điều trị giãn dây chằng đầu gối mà bạn cần nắm rõ:
- Sử dụng thuốc Tây y điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
- Không sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nếu thuộc trong nhóm chống chỉ định để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu gặp phải tác dụng phụ sau khi dùng thuốc, cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
- Để hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ như chườm lạnh, xoa bóp, vật lý trị liệu,…
- Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể như ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu, cá béo, rau xanh và trái cây tươi,…
- Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm dễ kích thích phản ứng viêm xảy ra và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm ngọt nhiều đường, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…
- Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe xương khớp,…
Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị giãn dây chằng đầu gối thường được kê đơn để bạn có thể tham khảo. Các loại thuốc này mang lại hiệu quả giảm đau khá tốt nên được sử dụng phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y điều trị bệnh có thể phát sinh ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!