Trẻ Em Bị Táo Bón Đi Ngoài Ra Máu Phải Làm Sao?

Trẻ em bị táo bón đi ngoài ra máu là tình trạng thường gặp, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh táo bón đã chuyển biến sang mức độ nặng và cần được xử lý đúng cách. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống của trẻ và đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa để tìm ra các bệnh lý tìm ẩn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em thì bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.

Táo bón đi ngoài ra máu khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nếu tình trạng này diễn ra kéo dài
Táo bón đi ngoài ra máu khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nếu tình trạng này diễn ra kéo dài

Dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài ra máu do táo bón

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do tác động của các nguyên nhân như hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, chế độ ăn uống và thói quen đại tiện bị thay đổi, mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa,…. Táo bón khiến trẻ phải đối mặt với nhiều triệu chứng rất khó chịu. Nếu thấy trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, mẹ có thể hiểu là bệnh táo bón ở trẻ đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Đi cầu ít hơn 3 lần/tuần
  • Phân đào thải ra bị khô cứng, khuôn to và có bề mặt gồ ghề
  • Trẻ không chịu đi ngoài, mỗi lần đi ngoài hay quấy khóc và rặn mạnh.
  • Xuất hiện vết máu đỏ tươi trên bề mặt phân
  • Kiểm tra mẹ sẽ thấy có vết nứt rách ở hậu môn của trẻ.

Nếu để tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Ví dụ như suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mắc bệnh lý về đường tiêu hóa,… Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Máu chảy ra nhiều mỗi khi đi đại tiện
  • Gầy sút cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sốt cao, da xanh xao
  • Rò rỉ phân không kiểm soát

XEM CHI TIẾT: Hướng dẫn Tư Thế Ngồi Đúng Khi Đi Vệ Sinh để phòng ngừa táo bón, trĩ

Mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc đi đại tiện của con để sớm phát hiện ra bệnh lý và có cách xử lý phù hợp
Mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc đi đại tiện của con để sớm phát hiện ra bệnh lý và có cách xử lý phù hợp

Vì sao trẻ em bị táo bón đi ngoài ra máu?

Hầu hết, tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em đều rơi vào trường hợp táo bón chức năng. Cũng có một số ít là do ảnh hưởng của bệnh lý về hậu môn – trực tràng hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em thường gặp bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học như ít chất xơ, nhiều đạm, đồ ăn mặn, đồ ăn ngọt, lười uống nước,…
  • Trẻ được bổ sung quá nhiều sữa bò hoặc sữa công thức khiến hệ tiêu hóa không kịp tiếp thu hết và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,…
  • Nếu tình trạng táo bón đi ngoài ra máu xảy ra ở trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ thì rất có thể là do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ.
  • Trẻ mắc các bệnh lý như còi xương, thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng gây giảm trương lực ruột ở trẻ.
  • Thói quen nhịn đi đại tiện do ham chơi hoặc thay đổi môi trường đi vệ sinh.
  • Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như suy tuyến giảm, phình giãn đại tràng.
  • Mắc các bệnh lý về hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn, bệnh trĩ, polyp đường ruột,…

TIN HỮU ÍCH: Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Nên Uống Gì và tránh uống gì để mau khỏi?

Cách chữa táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em

Táo bón đi ngoài ra máu nếu diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, khiến cho trẻ có tâm lý lo lắng và sợ hãi mỗi khi đi đại tiện. Nếu thấy con nhỏ có triệu chứng trên mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là các cách chữa táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây y

Đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm ra bệnh lý và hướng dẫn điều trị dứt điểm
Đưa trẻ đi thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để tìm ra bệnh lý và hướng dẫn điều trị dứt điểm

Dùng thuốc Tây y trị bệnh chỉ nên áp dụng cho những trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu trên 4 tuổi và đã chuyển biến sáng giai đoạn mãn tính. Trước khi cho trẻ dùng thuốc uống trị táo bón, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em là:

  • Thuốc tăng nhu động ruột: Thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp quá trình đào thải phân diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Thành phần dược tính trong thuốc có tác dụng kéo nước và chất béo vào trong phân để làm mềm phân.
  • Thuốc bôi trơn hậu môn: Được sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào trong hậu môn giúp bôi trơn niêm mạc. Khi khi người bệnh đi đại tiện sẽ giảm ma sát giữa phân và niêm mạc hậu môn.
  • Thuốc tăng thẩm thấu: Thuốc có tác dụng làm mềm phân bằng cách tăng thẩm thấu nước vào trong niêm mạc ruột.
  • Men tiêu hóa: Loại men này có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Từ đó, hoạt động của đường ruột sẽ trở nên ổn định hơn.

Thành phần dược tính trong thuốc Tây y rất cao, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé dùng thuốc sai cách hoặc sai liều lượng có thể phát sinh ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị bệnh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

GỢI Ý: Một số Thuốc Nhuận Tràng Trị Táo Bón bác sĩ khuyên dùng

Trị bệnh bằng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian trị táo bón đi ngoài ra máu được ưu tiên áp dụng cho trẻ nhỏ. Đây là mẹo trị bệnh có độ an toàn cao, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Khi áp dụng cho trẻ nhỏ sẽ không gây khó chịu hay kích ứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Uống nước sắc hoa hòe: Hoa hòe là cây thuốc Nam được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác nhau. Nếu trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, mẹ cũng có thể tận dụng cây hoa hòe để trị bệnh cho trẻ theo hướng dẫn bên dưới đây:

Trị táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em bằng cây hoa hòe có độ an toàn cao
Trị táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em bằng cây hoa hòe có độ an toàn cao
  • Rửa sạch 15 gram hoa hòe, để cho ráo nước rồi cho vào ấm sắc cùng với 1.5 lít nước.
  • Đun cho nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được và bỏ bã, cho trẻ uống nước này thay thế cho nước lọc.

+ Dùng lá diếp cá: Diếp cá thuốc nhóm dược liệu tính mát với công dụng chính là tiêu viêm, sát trùng, thanh nhiệt giải độc. Trong lá diếp cá chứa hàm lượng lớn hoạt chất Quercetin và một số loại kháng sinh mạnh khác, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm bền thành mạch, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Đối với hệ tiêu hóa, diếp cá còn được xem là thảo dược có tác dụng nhuận tràng, có thể sử dụng để cải thiện chứng táo bón đi ngoài ra máu. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Diếp cá sau khi mua về đem nhặt sạch, rửa qua nhiều lần nước rồi phơi khô. Bảo quản lá diếp cá khô trong túi ni long để dùng dần.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ cần lấy khoảng 1 nắm lá diếp cá khô sắc với 500ml rồi cho bé uống.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ thuyên giảm đáng kể.

+ Massage bụng: Massage có tác dụng tăng nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,… sẽ thuyên giảm đáng kể. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, thoa vài giọt tinh dầu thảo dược lên trên bụng trẻ giúp giảm ma sát khi massage.
  • Mẹ làm ấm hai tay, sau đó tiến hành xoa bụng trẻ theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút được, tránh massage bụng trẻ ngay sau khi vừa ăn no.

Biện pháp phòng ngừa táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em

Táo bón đi ngoài ra máu khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Uống nhiều nước là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón đi ngoài ra máu
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón đi ngoài ra máu
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hỗ trợ làm mềm phân. Dựa vào độ tuổi của trẻ mà nhu cầu uống nước sẽ có sự khác nhau.
  • Tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ như rau củ quả nhiều chất xơ hòa tan, trái cây tươi, các loại hạt, các loại đậu,…
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt như bánh kẹo, snack, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas,… Đây đều là những loại thực phẩm gây áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến tình trạng bệnh táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn.
  • Với trẻ bị táo bón do uống sữa, mẹ cần chú ý thay đổi loại sữa bổ sung khác phù hợp với độ tuổi của trẻ hơn. Ưu tiên sử dụng các loại sữa có bổ sung thêm chất xơ hoặc men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các vận động ngoài trời giúp tăng cường sức đề kháng và thể lực. Đồng thời, vận động còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nhẹ tình trạng táo bón.
  • Với những trẻ táo bón đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn, mẹ cần chú ý vệ sinh hậu môn của trẻ thật kỹ sau khi đi vệ sinh để tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, thoa thêm kem dưỡng ẩm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiêu ngay khi có nhu cầu hoặc đi tiêu vào một khung giờ cố định trong ngày. Thói quen nhịn đi tiêu trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng táo bón đi ngoài ra máu ở trẻ em mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Sau thời gian dài áp dụng mà tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt thì nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android