Khí Hư
Khí hư là chất dịch nhầy có màu trong xuất hiện trong âm đạo nữ giới ở độ tuổi sinh sản, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sinh lý bình thường. Vậy khi nào thì khí hư cảnh báo bệnh lý phụ khoa? Khí hư bất thường liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nữ giới. Cùng chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Khí hư là dịch âm đạo hay còn gọi là huyết trắng, là dấu hiệu cho thấy hoạt động sinh lý bình thường của nữ giới. Khí hư xuất hiện trong thời kỳ dậy thì của phụ nữ và giảm dần ở giai đoạn tiền mãn kinh. Bình thường, khí hư ở nữ giới sẽ có màu trắng trong, hơi dai, sền sệt, không mùi. Lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn khi chị em quan hệ tình dục, trước chu kỳ hành kinh và giảm dần khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh do sự thay đổi của lượng estrogen trong cơ thể. Theo các chuyên gia, lượng khí hư ở mỗi người cùng sẽ khác nhau phụ thuộc vào nồng độ nội tiết tố trong cơ thể mỗi người.
Thành phần của khí hư:
- Trong khí hư nữ giới có một số thành phần như nước, các hỗn hợp acetic acid, alcohol, accs glycol, lactic acid, squalene, urea...
- Khí hư bình thường ở nữ giới thường có tính axit nhẹ, độ pH giai động khoảng 3,8 - 4,5. Khi chị em mắc các bệnh phụ khoa, tính axit trong khí hư sẽ cao hơn bình thường.
Vai trò của khí hư:
- Khí hư giúp giữ ẩm vùng kín, cân bằng độ pH âm đạo ở nữ giới
- Làm sạch môi trường âm đạo và ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cho "cô bé"
- Là chất bôi trơn giúp quá trình quan hệ tình dục dễ dàng hơn, đạt khoái cảm cao hơn. Đây cũng là chất giảm đau khi dương vật của phái nam cọ xát vào âm đạo chị em. Bên cạnh đó, khí hư có khả năng giúp tinh trùng di chuyển vào âm đạo và vòi trứng của chị em nhanh hơn.
Có thể thấy, khí hư ở nữ giới có vai trò quan trọng trong hoạt tình dục và duy trì chức năng sinh lý bình thường của phái nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những dấu hiệu bất của khí hư sẽ cảnh báo bệnh lý phụ khoa chị em đang mắc phải.
Chăm sóc tại nhà
Áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà là phương pháp được rất nhiều chị em áp dụng hiện nay bởi các cách chữa này lành tính, dễ thực hiện và hiệu quả tương đối. Một số bài thuốc dân gian truyền miệng giúp chị em ngăn ngừa tình trạng huyết trắng bệnh lý như sau:
- Dùng trầu không: Chị em chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, chọn lá sạch sẽ, không hỏng nát, rồi rửa sạch, vò nát, cho vào nồi đun cùng 400ml nước đến sôi. Chắt lấy phần nước lá trầu, để nguội bớt rồi sử dụng xông rửa vùng kín hàng ngày.
- Lá trà xanh: Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn cao thường được áp dụng trong điều trị các bệnh phụ khoa. Chị em chuẩn bị một nắm lá trà xanh đã rửa sạch, cho vào nồi đun với nước đến sôi (đun thêm khoảng 3- 5 phút cho dược tính của lá ra hết). Chắt lấy phần nước dùng để xông rửa vùng kín, thực hiện khoảng 2-3 lần/ tuần.
- Sử dụng gừng tươi: Lấy 1 củ gừng to đem sơ chế, cạo vỏ và rửa sạch, thái lát rồi đun với nước, thêm 1 chút muối trắng. Đun tới khi dược tính trong gừng ra hết, chắt lấy phần nước và tiến hành rửa vùng kín. Có thể thực hiện cách này hàng ngày để giúp vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
Ngoài những cách trên, chị em có thể áp dụng tương tự với những bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu, rau ngổ, lá ổi, lá bàng, rau húng quế,... Những bài thuốc dân gian kể trên đều dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền giúp chị em loại bỏ ngay các triệu chứng bất thường ở vùng kín như ngứa ngáy, mùi hôi, khí hư có màu,...
Khi nào đi khám bác sĩ?
Theo các chuyên gia phụ khoa, khí hư bất thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe chị em nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phái nữ. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, chị em nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Dưới đây, chuyên gia chỉ ra một số bệnh lý phụ khoa chị em có thể gặp phải khi bất thường về huyết trắng:
- Viêm âm đạo do nấm: Chị em bị hí hư ra nhiều, đặc quánh như phô màu, màu trắng đục, vùng kín sưng đỏ, có mùi hôi tanh, cảm giác nóng rát âm đạo và hơi ngứa ngáy. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm âm đạo do nấm Candidan phát triển.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn (Phổ biến, chiếm đến 90% các bệnh lý phụ khoa hiện nay): Biểu hiện điển hình của bệnh lý này là khí hư vùng kín xuất hiện nhiều, huyết trắng có màu vàng, nóng rát vùng kín và hơi sưng đau ở bộ phận này.
- Gặp vấn đề ở tử cung, buồng trứng: Dấu hiệu cảnh báo bao gồm khí hư có màu đen, nâu, mùi hôi tanh, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, người suy nhược, mệt mỏi,...
- Nguy cơ mắc bệnh lậu: Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh lậu thường có dấu hiệu khí hư ra nhiều, biến đổi về màu sắc như màu vàng, xanh, có mùi hôi khó chịu, đau vùng xương chậu, có máu lẫn trong nước tiểu hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
- Viêm âm đạo đo trùng roi Trichomonas: Khí hư có màu xanh, vàng, sủi bọt, loãng, có mùi hôi ở vùng kín, hơi ngứa ở "cô bé", cảm giác châm chích âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục,...
Phân loại
Khí hư được chia làm 2 loại là khí hư bình thường và khí hư bệnh lý. Vậy, khí hư như nào là bình thường, lúc nào thì được gọi là bệnh khí hư?
Khí hư bình thường (khí hư sinh lý)
Khí hư sinh lý ở phụ nữ khỏe mạnh có màu trắng trong, đôi khi có thể hơi ngả vàng hoặc trắng giống màu sữa, có tính đàn hồi. Khí hư bình thường có thể có mùi tanh nhẹ, tiết ra với lượng dịch vừa phải và không đi kèm các biểu hiện khác, chị em có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Trong từng giai đoạn phát triển, khí hư ở vùng kín cũng có nhiều thay đổi:
- Khí mới bước vào giai đoạn dậy thì: Âm đạo chưa tiết khí hư đến có tiết khí hư, huyết trắng bình thường.
- Vào thời gian hành kinh: Trong thời gian hành kinh, vùng kín sẽ khá ẩm ướt, lượng khí hư ra nhiều hơn, huyết trắng hơi dai hoặc loãng, dùng ngón tay có thể kéo dài được. Sau thời gian hành kinh, lượng khí hư sẽ ít hơn và dần dần ổn định.
- Khi mang thai: Khí hư ra nhiều hơn do dịch âm đạo, lượng máu trong tử cung, lượng hormone... cũng sẽ tăng lên.
- Thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh: Khí hư tiết ra ít hơn bình thường, chị em dễ bị khô âm đạo.
Khí hư bệnh lý
Khí hư bệnh lý hay bệnh khí hư xuất hiện khi có các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy đến như viêm âm đạo, viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... Lúc này, khí hư cũng sẽ có sự thay đổi về tính chất, mùi, màu và số lượng.
- Màu sắc: Khí hư sẽ biến đổi màu sắc, có thể màu vàng, ngả xanh, màu nâu đỏ, màu trắng đặc sệt, màu giống phô mai.
- Kết cấu: Khí hư có dạng lỏng, sủi bọt, đặc sệt, đặc quánh, vón cục.
- Khí hư có mùi: Mùi hôi tanh, mùi nồng rất khó chịu.
- Lượng khí hư ra nhiều bất thường, thậm chí chị em phải dùng băng vệ sinh hàng ngày để kiểm soát tình trạng trên.
- Các biểu hiện đi kèm: Chị em cảm thấy ngứa ngáy vùng kín, âm đạo nóng rát, sưng tấy niêm mạc vùng kín, đau đớn khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo,...
Điều trị
Hiện tượng khí hư bất thường có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa nguy cơ lây lan và phát triển bệnh nhanh chóng. Tình trạng này không khó để chữa khỏi, tuy nhiên, chị em cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị khí hư bất thường nào.
Chữa khí hư bất thường bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây điều trị được áp dụng với những bệnh nhân bị huyết trắng bệnh lý do liên quan đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn, do nấm, do trùng roi... Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như:
- Thuốc đặt âm đạo: Loại thuốc này điều trị tại chỗ, chấm dứt ngay tình trạng khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi ở âm đạo,... Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm men phát triển ở vùng kín. Các loại thuốc đặt có thể dễ dàng mua được ở hiệu thuốc, không cần theo đơn kê của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn, trùng roi. Loại thuốc này chủ yếu là thuốc uống, chị em nên dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc người có chuyên môn.
- Thuốc bôi vùng kín: Một số loại thuốc có thành phần kháng sinh như canesten, monistat,... dạng bôi cũng được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men tại vùng kín.
- Thuốc diệt nấm: Một số loại thuốc như Isoprinosine, Tinidazole, Metronidazole,... được sự dụng để ngăn ngừa ngay sự tăng sinh quá mức nấm trong âm đạo chị em.
Theo các chuyên gia, thuốc tây được đánh giá giúp điều trị nhanh chóng tình trạng khí hư bất thường bởi sự phát triển của vi khuẩn, nấm men,... Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây kéo dài có thể khiến chị em gặp phải một số tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi, buồn ngủ. Chị em lưu ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ tây y khi sử dụng những loại thuốc kể trên.
Phòng ngừa
Bên cạnh dùng thuốc, chị em có thể phòng ngừa huyết trắng bệnh lý bằng những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Các chuyên gia khuyên chị em nên:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, khoa học. Không thụt rửa sâu âm đạo, rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau.
- Chú ý vệ sinh âm đạo sau khi quan hệ tình dục để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong thời gian hành kinh nên kiêng quan hệ tình dục, đồng thời chú ý vệ sinh vùng kín tối thiểu 2 lần/ ngày, thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để đảm bảo sạch sẽ cho "cô bé" trong thời kỳ hành kinh.
- Lựa chọn quần lót vừa size, chất liệu cotton khô thoáng, dễ thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần lót chật, quần lọt khe, quần lót ẩm ướt.
- Hạn chế để vùng kín tiếp xúc nhiều với các chất dễ gây kích ứng như nước hoa vùng kín, dung dịch vệ sinh vùng kín có độ tẩy rửa cao, xà bông, xà phòng tắm, băng vệ sinh có mùi hương,....
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin, kiêng ăn đồ ăn cay nóng, chất kích thích, rượu bia, cafe,... Đồng thời, thực hiện lối sống lành mạnh bằng việc tập luyện hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện miễn dịch cho cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Khí hư xuất hiện ở vùng kín là tình trạng bình thường của sức khỏe sinh lý ở nữ giới. Tuy nhiên, khí hư bệnh lý là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc phải những vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng rằng, qua bài viết trên, chị em đã "bỏ túi" cho mình những thông tin hữu ích nhất về tình trạng này để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Lưu ý rằng, khi có dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại chia sẻ, liên hệ ngay đến các bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.