Viêm Khớp Ở Trẻ Em

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm khớp là bệnh lý tưởng chừng như chỉ có thể gặp phải ở người trưởng thành. Tuy nhiên, trên thực tế không ít trẻ nhỏ rơi vào tình trạng này. Do vậy, nắm rõ các thông tin về bệnh viêm khớp ở trẻ em sẽ giúp phụ huynh chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị cho trẻ.

Định nghĩa

Viêm khớp ở trẻ em hay còn gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp vô căn, có tên khoa học đầy đủ là Juvenile Idiopathic Arthritis (JIA). Theo các bác sĩ, bệnh bệnh lý này tập trung nhiều ở nhóm tuổi dưới 17 tuổi và các bé gái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với các bé trai.

Ngoài ra, tình trạng viêm khớp trẻ em nếu không sớm điều trị, bệnh trở nặng thành các dạng viêm khớp như:

  • Thể viêm ít khớp: Thể viêm khớp này xảy ra ở 5 khớp hoặc dưới 5 khớp như khớp gối, cổ tay, khuỷu tay hay đầu gối. Theo thống kê lâm sàng của Bộ Y tế, có khoảng 50% trẻ nhỏ bị viêm khớp cấp ở dạng này.
  • Viêm đa khớp ở trẻ em: Tình trạng viêm khớp xảy ra ở trên 5 khớp và có tỷ lệ mắc phải khoảng 30 – 40% tổng các trẻ bị bệnh.
  • Viêm khớp toàn thân: Đây là tình trạng viêm nhiều khớp trên cơ thể và tỷ lệ mắc phải lên tới 15%. Viêm khớp dạng này rất nguy hiểm vì nếu không xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tim, gan, thận,…

Khác với viêm khớp ở người trưởng thành, các triệu chứng của viêm khớp ở trẻ nhỏ thường tồn tại chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. Trừ một vài trường hợp đặc biệt do phát hiện và điều trị muộn, trẻ phải chịu đựng các triệu chứng của bệnh lý này suốt đời.

Hình ảnh

Triệu chứng

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi trẻ, các dấu hiệu viêm khớp cũng khác nhau. Thông thường, các triệu chứng bệnh có thể kéo dài liên tục trong suốt một thời gian dài hoặc xuất hiện theo từng đợt.

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp nhất ở trẻ bị viêm khớp bao gồm:

  • Đau nhức: Nếu trẻ thường xuyên bị đau khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa kèm theo đi khập khiễng thì bố mẹ cần hết sức thận trọng. Tình trạng đau nhức chủ yếu xảy ra ở khớp hông, đầu gối và các mắt cá chân.
  • Sưng tấy: Tương tự như viêm khớp ở người lớn, viêm khớp ở trẻ em cũng khởi phát bằng triệu chứng sưng tấy kèm theo đau nhức. Trong đó, vị trí sưng tấy chủ yếu tập trung ở các khớp lớn như đầu gối, khủy tay và khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi nóng ran và sưng đỏ.
  • Cứng khớp: Các khớp bị căng cứng khiến quá trình vận động của trẻ gặp nhiều khó khăn hơn bình thường.
  • Sốt cao: Sốt cao cũng là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị đau khớp. Nguyên nhân gây sốt là do tình trạng viêm nhiễm kéo dài kèm theo sưng hạch bạch huyết khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường là trên 39 độ. Sốt do viêm khớp ở trẻ không giống như căn bệnh sốt thông thường bởi chúng có thể kéo dài vài tuần liên tục.
  • Phát ban: Phát ban là dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh khớp ở trẻ em. Thông thường, khi bị bệnh, trẻ thường nổi các đám mẩn nhỏ li ti trên vị trí như: ngực, bụng, tay, chân,… Nhưng dấu hiệu này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nổi mề đay, phát ban, dị ứng khác nên cha mẹ không nên chủ quan.
  • Mất ngủ, mệt mỏi, lười ăn, sụt cân: Tình trạng sưng tấy, đau nhức các khớp có thể làm trẻ bị mất ngủ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân và chậm phát triển.

Nguyên Nhân

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm khớp ở trẻ em.Tuy nhiên các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra sự rối loạn ở hệ thống miễn dịch là nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh.

Bình thường cơ thể của trẻ được bao bọc và bảo vệ bởi hàng rào miễn dịch. Trong vài trường hợp, hệ thống miễn dịch nhận diện sai đối tượng cần loại bỏ, dẫn đến tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh. Từ đó gây ra tình sưng tấy, viêm nhiễm tại các khớp. Đây cũng là lý do giải thích tại sao bệnh viêm khớp ở trẻ em còn được gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên.

Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh viêm khớp ở trẻ em là:

  • Gen di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh lý về xương khớp, khả năng trẻ bị viêm khớp cũng cao hơn. Bởi trẻ sẽ được di truyền gen HLA đặc hiệu từ gia đình.
  • Chấn thương: Các tai nạn, chấn thương khiến vùng khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại không biết cách hoặc không chú ý điều trị dứt điểm.
  • Cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì ra một áp lực lớn chèn ép lên xương khớp và dây chằng của cơ thể gây ra viêm khớp.
  • Virus, vi khuẩn: Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu hơn người lớn. Do vậy dễ bị vi khuẩn, virus tấn công vào xương khớp hơn.

Biến chứng

Hệ thống xương khớp của trẻ em được phát triển và hoàn thiện theo từng ngày. Nếu có bệnh viêm khớp nhưng không được kiểm soát kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh tiến triển thành thể viêm khớp mãn tính.
  • Cơ thể phát triển không bình thường: Viêm khớp có thể khiến cho hệ xương khớp, dây chằng, xương sụn phát triển không bình thường. Điển hình là trẻ có thể có một bên bàn tay, chân có ngón quá ngắn, quá dài hoặc quá to so với bên còn lại.
  • Bệnh về mắt: Trẻ em mắc viêm khớp kéo dài đứng trước nguy cơ nhiễm viêm cao hơn ở hốc mắt, đau mắt đỏ, suy giảm thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.
  • Cơ thể suy nhược: Cơn đau đớn của bệnh viêm khớp khiến cho trẻ mất ngủ, ăn uống khó khăn, thấp bé nhẹ cân, suy giảm cả sức đề kháng và hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể,... Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về thể chất và tâm thần sau này.
  • Hạn chế khả năng vận động: Bệnh này khiến trẻ em không thể tự do chạy nhảy, vui đùa như bình thường. Lâu dần trẻ sẽ hình thành tâm lý tự ti, e ngại, dễ cáu kỉnh, trầm cảm.
  • Teo cơ, bại liệt: Nếu tổn thương do bệnh viêm khớp nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, khớp biến dạng, bại liệt hay tàn phế.

Phòng ngừa

Bệnh khớp ở trẻ em có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều hết sức cần thiết.

  • Phụ huynh cần cho trẻ uống đủ nước vì thành phần hoạt dịch bôi trơn sụn khớp có tới 70% là nước. Nếu thiếu nước có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa gây bệnh viêm khớp.
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống điều độ, khoa học, không nên để cho trẻ ăn quá nhiều vì thừa cân, béo phì không có lợi cho sức khỏe xương khớp. Đồng thời khuyến khích trẻ vận động một cách tự nhiên.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết lạnh để tránh tình trạng đau, cứng khớp do lạnh.
  • Chú ý tuyệt đối tuân thủ về việc dùng thuốc điều trị cả về thời gian và liều lượng cho trẻ trong bất cứ trường hợp nào.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Mặc dù chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị viêm khớp ở trẻ em nhưng bệnh được phát hiện càng sớm càng giảm được nguy cơ xảy ra biến chứng về vận động. Nhìn chung, các biện pháp đều hướng đến mục tiêu chính là giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng tổn thương vĩnh viễn ở sụn khớp.

Dưới đây là một số phương án chữa trị viêm khớp trẻ em thường được áp dụng:

Mẹo dân gian giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp

Hiện nay trong dân gian còn lưu truyền nhiều mẹo trị bệnh viêm khớp. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng để giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh:

  • Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu và rượu trắng sẽ giúp giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Bạn đọc lấy khoảng 100g lá ngải cứu, rửa sạch, đảo trên chảo cùng rượu trắng đến khi nóng thì tắt bếp. Sau đó, đắp lá ngải cứu lên vùng khớp bị đau của trẻ, lấy khăn buộc lại và giữ nguyên trong vòng 15 - 20 phút.
  • Sử dụng rau ngổ: Rau ngổ có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau. Do vậy, bạn cần chuẩn bị 1 nắm rau ngổ, rửa sạch và đun sôi với khoảng 100ml nước trong 20 phút. Sau đó cho trẻ sử dụng nước rau ngổ để uống hàng ngày.
  • Sử dụng gừng: Trong củ gừng có chứa zingibain, prostaglandin cùng nhiều hoạt chất khác  có khả năng giảm đau nhức, loại bỏ độc tố, chống viêm và giảm sưng. Bố mẹ tiến hành rang nóng muối khoảng 10 phút thì cho vào túi vải, thêm vài lát gừng tươi và hành tây để chườm nóng. Hoặc có thể dùng gừng ngâm rượu trắng xoa bóp giảm đau cho trẻ.

Tuy nhiên, các mẹo dân gian điều trị bệnh viêm khớp ở trẻ em chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh chứ không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Việc thăm khám chuyên khoa và điều trị theo chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết hơn cả.

Đông y điều trị nguyên căn gây bệnh

Hiện nay có khá nhiều bậc phụ huynh tìm đến phương pháp Đông y để chữa đau khớp ở trẻ em. Lý do là bởi các bài thuốc Đông y vừa có thể điều trị gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, vừa mang lại hiệu quả lâu dài mà vẫn cực kỳ an toàn.

Thầy thuốc sẽ kết hợp, gia giảm các vị dược liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng viêm khớp và nâng cao đề kháng cho cơ thể trẻ. Tuy nhiên, thời gian điều trị thường kéo dài hơn thuốc Tây y, bố mẹ cần kiên trì cho trẻ dùng thuốc.

Cụ thể, một số bài thuốc chữa viêm khớp ở trẻ em phổ biến nhất là:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu gồm:

  • Tang ký sinh, Bạch thược, Sinh địa, Tần cửu, Thổ phục linh mỗi vị 12g.
  • Sơn hoa trà, Hoài ngưu tất, Xuyên độc hoạt mỗi vị 8g.
  • Xuyên khung 6g, Nhục quế, Nhân sâm, Cam thảo, Tế thảo mỗi vị 4g.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc cùng 5 bát nước đến khi còn 2 bát thì chia uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu gồm:

  • Địa hoàng 32g, Thù nhục, Hoài sơn mỗi vị 16g.
  • Mã đề thảo, Bạch linh, Đan bì mỗi vị 12g.
  • Quế đơn, Phụ tử chế mỗi vị 4g.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với nước thành 2 bát thuốc chia thành 2 – 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu gồm:

  • Thiên niên kiện, Tất bát mỗi vị 10g.
  • Trinh nữ, Địa hoàng, Hà thủ ô mỗi vị 12g.
  • Thổ ngưu tất, Thổ phục linh mỗi vị 16g và Quế chi 8g.

Cách thực hiện: Mang các vị thuốc trên sắc kỹ với nước, cho trẻ dùng uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp thiếu niên.

Điều trị viêm khớp ở trẻ em theo phương pháp Tây y

Sử dụng các loại thuốc tân dược điều trị viêm khớp ở trẻ em là phương pháp phổ biến nhất. Thuốc Tây sẽ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, phụ huynh cần cho trẻ uống đúng liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn xảy ra.

Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm khớp ở trẻ nhỏ thường được chỉ định:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Naproxen, Ibuprofen có công dụng tiêu sưng, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs: Sulfasalazine và Methotrexate được chỉ định nhằm làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có nguy cơ xảy ra.
  • Thuốc Corticosteroid: Các Corticosteroid ở cả dạng uống, dạng truyền tĩnh mạch và dạng tiêm sẽ được kê đơn cho những trẻ bị viêm khớp nặng.
  • Thuốc sinh học: Trong trường hợp các loại thuốc trên không mang lại kết quả điều trị như mong muốn.

Đối với trường hợp sử dụng phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Cụ thể như:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này thường được thực hiện ở khuỷu tay, cổ tay, khớp đầu gối hoặc hông nhằm loại bỏ phần đang bị viêm.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Khi bị viêm khớp, các vùng gân bao xung quanh có thể bị vỡ hoặc lỏng nên áp dụng phẫu thuật sửa gân sẽ giúp khắc phục được những khuyết điểm này cho trẻ.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Mục đích phương pháp chỉnh trục là ổn định lại những sai lệch trong hệ thống xương khớp.
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ: Trong trường hợp xấu nhất, khi xương khớp bị tổn thương và viêm nhiễm nặng, buộc các bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật chèn và thay thế vào đó những bộ phận giả làm bằng hợp chất chuyên dụng để tránh tình trạng hoại tử xảy ra.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android