Tuổi Mãn Kinh Và Những Sự Thật “Dấu Kín” Mà Chị Em Cần Phải Biết

Tuổi mãn kinh bắt đầu khi nào, kéo dài trong bao lâu, trải qua những giai đoạn nào… ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Đây là hiện tượng tự nhiên khi cơ thể không sản xuất đủ lượng nội tiết tố cần thiết để duy trì khả năng sinh sản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về thời kỳ mãn kinh, độ tuổi, các dấu hiệu nhận biết cũng như những lưu ý cho mọi người khi bước vào giai đoạn này. 

Mãn kinh là gì? Các giai đoạn của mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi trung niên sang tuổi già của người phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra hoàn toàn tự nhiên do sự suy giảm chức năng của buồng trứng. Ở giai đoạn này, buồng trứng sẽ ngừng hoạt động và không tiếp tục sản xuất các nội tiết tố nữ. Theo đó, phụ nữ trong tuổi mãn kinh sẽ ngưng hành kinh mỗi tháng và không còn khả năng sinh sản.

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi trung niên sang tuổi già của người phụ nữ
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ độ tuổi trung niên sang tuổi già của người phụ nữ

Trước khi bước vào độ tuổi mãn kinh, người phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài trong khoảng từ 8 – 10 năm, tức là độ tuổi từ 37 – 45. Trong giai đoạn này, hoạt động của hệ trục vàng gồm não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm dẫn đến cơ thể không sản xuất đủ 3 nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone và testosterone. Điều này sẽ bắt đầu dẫn đến những rối loạn về tâm lý, sức khỏe và sắc đẹp như hay nổi giận, cáu gắt, hồi hộp lo lắng, khó ngủ.

Vào giai đoạn cuối của thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài trong vòng khoảng 4 năm, nội tiết tố trong cơ thể ngày càng suy giảm. Thời kỳ mãn kinh sẽ chính thức bắt đầu khi buồng trứng tiết ra quá ít estrogen dẫn đến trứng không được phóng thích nữa, chu kỳ kinh sẽ dừng lại.

Độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu? Kéo dài bao lâu?

Phụ nữ bao nhiêu tuổi mãn kinh là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gen di truyền, lối sống, tuổi tác, số lần sinh nở. Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là từ 50 – 55 tuổi. Khi bước vào độ tuổi này, buồng trứng sẽ ngưng hoạt động và ngừng sản xuất ra nội tiết tố nữ.

Sau khi đã trải qua thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn sau mãn kinh, được coi là giai đoạn cuộc sống người già. Thông thường, quá trình hậu mãn kinh kéo dài trong vòng khoảng 12 tháng, ở lứa tuổi này các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh đã giảm đi đáng kể.

Dấu hiệu nhận biết tuổi mãn kinh

Đối với mỗi người, biểu hiện của thời kỳ mãn kinh sẽ không giống nhau, các dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất có thể kể tới là:

  • Khô âm đạo, suy giảm ham muốn: Sự suy giảm nội tiết tố estrogen trong cơ thể dẫn đến suy giảm khả năng sinh lý, khô âm đạo. Do vậy, đây là một biểu hiện dễ nhận thấy khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Khô âm đạo sẽ khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, ngại gần gũi, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường: Kinh nguyệt thất thường, có kỳ đến sớm kỳ đến muộn, lượng kinh có tháng ra nhiều, có tháng ra ít là những biểu hiện thường thấy khi chuyển giao từ thời kỳ tiền mãn kinh sang mãn kinh.
  • Bốc hỏa: Bốc hỏa là hiện tượng nhiệt độ cơ thể thường xuyên tăng cao, cảm giác nóng từ bên trong, đổ mồ hôi nhiều. Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ.
  • Đau nhức xương khớp: Lượng estrogen sụt giảm khiến cho lượng canxi bị thiếu hụt, vì vậy mà xương khớp trở nên giòn hơn, trơ hơn. Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh thường bị khô khớp, thường xuyên bị đau khớp, thoái hóa khớp.
Bốc hỏa đổ mồ hôi là một trong những dấu hiệu của tuổi mãn kinh ở phụ nữ
Bốc hỏa đổ mồ hôi là một trong những dấu hiệu của tuổi mãn kinh ở phụ nữ

Ngoài ra, những thay đổi của cơ thể phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh còn có các biểu hiện như:

  • Thay đổi cân nặng.
  • Đau tức, ngực không còn đầy đặn như trước.
  • Da và tóc bị khô, tóc mỏng, dễ gãy rụng.
  • Đổ mồ hôi, ban đêm trằn trọc không ngủ được do vậy mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh sớm là một hiện tượng thường thấy.

Tuổi mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe phụ nữ

Bên cạnh các dấu hiệu ban đầu kể trên, tuổi mãn kinh có thể dẫn đến nhiều thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến xương khớp: Đến độ tuổi này, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương và các vấn đề xương khớp khác như đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Sau khi mãn kinh, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cũng cao hơn, điều này có thể suy giảm nội tiết tố hoặc do tuổi tác làm cho chức năng của các cơ thể bị suy giảm.
  • Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường: Tuổi mãn kinh dẫn đến những thay đổi bên trong cơ thể cũng như chế độ sinh hoạt. Điều này rất dễ gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc tiểu đường tăng cao.
  • Ảnh hưởng đến hệ bài tiết: Những thay đổi của thời kỳ mãn kinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan bài tiết. Hệ quả dẫn tới là hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu buốt, không kiểm soát.
Phụ nữ mãn kinh dễ gặp các vấn đề xương khớp hơn.
Phụ nữ mãn kinh dễ gặp các vấn đề xương khớp hơn.

Làm cách nào để trì hoãn tuổi mãn kinh?

Mãn kinh là một chu trình tự nhiên của cơ thể người, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chị em cũng có thể trì hoãn quá trình mãn kinh và giảm thiểu các triệu chứng của quá trình mãn kinh bằng các phương pháp sau đây:

Bổ sung hormone từ bên ngoài

Đây là một biện pháp hiệu quả dành cho các chị em phụ nữ dưới 60 tuổi, hoặc trong khoảng 10 năm kể từ khi mãn kinh. Việc bổ sung nội tiết tố sẽ giúp giảm các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi, rụng tóc ở phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh.

Bổ sung hormone thay thế là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn
Bổ sung hormone thay thế là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn

Các loại hormone được bổ sung là estrogen và progesterone được tổng hợp  dưới dạng thuốc uống hoặc thực phẩm chức năng. Ưu điểm của phương pháp này là mang lại tác dụng nhanh chóng rõ rệt. Tuy nhiên, việc lạm dụng các sản phẩm bổ sung hormone cũng gây ra nhiều hậu quả nguy hại đến sức khỏe.

Mỗi cơ thể sẽ đáp ứng với một lượng estrogen riêng, do vậy, trước khi sử dụng liệu pháp này, chị em cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ. Không tự ý kết hợp sử dụng các sản phẩm khác nhau, không dùng thuốc mãn kinh của người khác.

Các biện pháp thực hiện tại nhà và thay đổi lối sống

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm cân bằng nội tiết và làm chậm quá trình mãn kinh. Các chị em cũng cần thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà, thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe, giúp cho các sản phẩm phát huy hiệu quả tốt hơn.

  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao: Luyện tập thể dụng thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, đồng thời đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Khi các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố trở nên rõ rệt, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chị em. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tốt, giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
  • Có chế độ ăn uống đủ chất: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Đặc biệt là các loại vitamin, axit béo omega – 3 và omega – 6 có trong cá hồi, các loại hạt, rau quả họ đậu.
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của mình.
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của mình.

Một số lưu ý dành cho chị em bước vào độ tuổi mãn kinh

Bước vào tuổi mãn kinh ắt hẳn nhiều chị em sẽ không tránh khỏi lo lắng, hoang mang trước những thay đổi của cơ thể mình. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể, việc tìm hiểu kỹ về mãn kinh sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị tốt hơn về mặt kiến thức và tâm lý. Dưới đây là một số lưu ý cho mọi người khi bước vào độ tuổi mãn kinh.

  • Không tùy ý sử dụng các phương pháp tăng cường nội tiết tố khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc có chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, chị em nên đến cơ sở y tế để khám sức khỏe tổng quát và được các bác sĩ tư vấn  phương pháp phù hợp với cơ thể mình.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá. Đây đều là các chất có hại cho cơ thể, cũng như tác động đến hiệu quả của các biện pháp nêu trên.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để xác định các vấn đề về sức khỏe và có phương án điều trị kịp thời. Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh vì vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những bí quyết trẻ lâu của rất nhiều phụ nữ. Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, việc giữ thái độ sống tích cực lại càng quan trọng hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để trả lời cho câu hỏi tuổi mãn kinh là bao nhiêu, mãn kinh sớm nhất là bao nhiêu tuổi. Những ảnh hưởng của mãn kinh đến sức khỏe và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về vấn đề này.

Thông tin hữu ích:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android