Mất Ngủ Tuổi Mãn Kinh

Tổng quan

Mất ngủ tuổi mãn kinh không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến sức khỏe và sinh lý của nữ giới. Theo thống kê y học, có đến 90% phụ nữ khi bước vào tuổi mãn kinh sẽ đi kèm theo hiện tượng mất ngủ. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh là vô cùng cần thiết.

Định nghĩa

Mất ngủ tuổi mãn kinh là tình trạng phụ nữ bị khó ngủ, không ngủ được khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh. Độ tuổi này thường dao động trong khoảng từ 45 - 55 tuổi, phụ nữ bắt đầu không có kinh nguyệt. Một số trường hợp tình trạng mất ngủ xảy ra sớm hơn ở tuổi tiền mãn kinh (trước khi mất kinh 1 năm).

Một số dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh:

  • Khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường, trằn trọc, hay bị tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu.
  • Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nặng đầu sau khi tỉnh giấc.
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ nhưng lại khó ngủ, nằm không ngủ được, người uể oải cả ngày.
  • Thường có cảm giác căng thẳng, lo lắng và hay cáu gắt.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên Nhân

Một trong những nguyên nhân chính được xác định gây ra tình trạng mất ngủ ở độ tuổi mãn kinh là do rối loạn nội tiết. Khoa học đã chứng minh để cơ thể đi vào giấc ngủ cần có sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thần kinh trung ương và các tuyến nội tiết. Tuyến nội tiết sản sinh ra hoạt chất giúp phong bế thần kinh dẫn đến cảm giác buồn ngủ, dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên, ở phụ nữ mãn kinh, nội tiết tố bị rối loạn. Lượng hormone estrogen và progesterone suy giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nơ ron thần kinh, nhiệt độ cơ thể gây nên tình trạng mất ngủ.

Ngoài ra, mất ngủ tuổi mãn kinh có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Do thần kinh bị căng thẳng, stress kéo dài.
  • Do các triệu chứng khác ở giai đoạn mãn kinh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như bốc hỏa, đổ mồ hôi, buồn bực trong người.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ví dụ như sử dụng các chất kích thích trà, cafe quá nhiều mỗi ngày.
  • Bên cạnh đó một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng phụ gây mất ngủ.

Biết được nguyên nhân gây mất ngủ sẽ có ích cho việc tìm giải pháp khắc phục. Vì vậy, khi có những biểu hiện của mất ngủ, chị em nên chú ý theo dõi và lắng nghe cơ thể để sớm cải thiện được tình trạng mất ngủ.

Biến chứng

Việc mất ngủ không những gây xáo trộn đến sinh hoạt hàng ngày, tiến độ công việc mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh lý nữ giới. Cụ thể:

  • Phụ nữ bị mất ngủ luôn có cảm giác mệt mỏi trong người, thiếu năng lượng, làm việc không tập trung và lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ.
  • Ảnh hưởng tới chức năng thần kinh, làm giảm sự tỉnh táo, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn chức năng tâm thần vận động, đãng trí…
  • Mất ngủ gây căng thẳng tâm lý, phụ nữ dễ nổi cáu, không kiểm soát được cảm xúc và hành động.
  • Không ngủ đủ giấc khiến da mặt thâm sạm, nhanh bị lão hóa, thiếu sức sống.
  • Chất lượng giấc ngủ cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bị suy giảm ham muốn, không thăng hoa khi quan hệ, làm giảm mặn nồng trong đời sống tình dục.
  • Ngoài ra, mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi mãn kinh chủ yếu là do rối loạn nội tiết và thói quen sinh hoạt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cần bổ sung nội tiết tố, giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng, thay đổi lối sống lành mạnh. Lời khuyên cho những người đang gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ khi mãn kinh:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Phụ nữ mãn kinh nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, omega để cân bằng nội tiết tự nhiên. Không được sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, muối, đường. Bên cạnh đó, cũng không nên ăn khuya, ăn quá no làm tăng áp lực cho dạ dày, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày: Mỗi ngày nên tập thể dục thể thao 30 - 35 phút để tăng cường sức khỏe, giải tỏa căng thẳng thần kinh, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng: Người tuổi mãn kinh nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp cân bằng nội tiết tố. Khi nội tiết cân bằng chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện.
  • Chữa mất ngủ tuổi mãn kinh bằng Tây y: Trường hợp bị mất ngủ triền miên, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc ngủ liều nhẹ, phổ biến nhất là nhóm benzodiazepin, valerian. Tuy nhiên, thuốc Tây tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người bệnh không nên tự ý sử dụng, cần đi thăm khám và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chữa mất ngủ bằng Đông y: Đông y có nhiều vị thuốc có tác dụng an thần, giúp người bệnh ngủ ngon hơn như tâm sen, lạc tiên, trinh nữ…  Các dược liệu này còn giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng do rối loạn nội tiết thời kỳ mãn kinh khác như bốc hỏa, khô hạn. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dành cho phụ nữ tuổi mãn kinh. Tốt nhất là nên đi thăm khám và dùng theo kê đơn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android