Uống gì để cầm máu?

Khi bị chảy máu ngoài da, người bệnh có thể bôi thuốc hoặc đắp thuốc vào vết thương. Tuy nhiên với những trường hợp xuất huyết bên trong cơ thể như người vừa trải qua phẫu thuật, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam,… thì cần sử dụng thêm các loại đồ uống hoặc thuốc để giúp cầm máu hiệu quả từ bên trong. Một số cây thuốc có tác dụng cầm máu gồm tam thất, tề thái, ngó sen, trắc bá, rau ngổ, cỏ nến, rau mào gà...

Uống gì để cầm máu nhanh chóng và hiệu quả là câu hỏi được nhiều người qua tâm. Khi bị chảy máu ngoài da, người bệnh có thể bôi thuốc hoặc đắp thuốc vào vết thương. Tuy nhiên với những trường hợp xuất huyết bên trong cơ thể như người vừa trải qua phẫu thuật, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam,… thì cần sử dụng thêm các loại đồ uống hoặc thuốc để giúp cầm máu hiệu quả từ bên trong. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn những cây thuốc và vị thuốc có tác dụng cầm máu tức thì.

Uống gì để cầm máu hiệu quả?

Dân gian có một số loại dược liệu không chỉ có tác dụng cầm máu ngoài da mà còn giúp làm giảm hiện tượng xuất huyết bên trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên liệu dân gian giúp cầm máu nhanh chóng hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

Tam thất

Tam thất hay còn gọi là thổ sâm, kim bất hoán, tên khoa học là Panax pseudo-ginseng wall. Đây là loại cây sống nhiều năm, cao khoảng 30-50 cm. Hoa có màu lọc vàng nhạt, quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ. Hạt màu trắng. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ, bạn có thể phơi hoặc sấy khô. 

Uống nước tam thất giúp cầm máu hiệu quả
Uống nước tam thất giúp cầm máu hiệu quả

Tác dụng: Củ tam thất có vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu, chữa thổ huyết, chảy máu cam, rong kinh, băng huyết, sau đẻ huyết hôi không ra, tụ máu trong mắt, thấp khớp, ứ huyết do chấn thương, chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể…

Cách dùng: Dùng khoảng 4-12g bột tam thất, trộn với mật ong, sắc thành dạng cao lỏng và uống trong ngày.

Tề thái

Tề thái hay còn gọi là cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại,… Đây là loại cây cỏ sống quanh năm. Cây có hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, hạt nhỏ, có nhiều hạt. Các bộ phận trên cây Tề thái đều có thể dùng làm thuốc.

Tác dụng: Giúp cầm máu trong trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt ra nhiều, chữa phù thũng, sốt.

Cách dùng: Phơi khô cây tề thái, sắc mỗi ngày 6-12g với nước lọc, đun sôi đến khi nước cạn thành dạng cao lỏng là có thể sử dụng.

Ngó sen

Nếu bạn đang thắc mắc uống gì để cầm máu có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ ngó sen. Ngó sen là củ cây sen, có vị đắng, chát, tính bình, không những bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn dùng để chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. 

Nếu bạn đang thắc mắc uống gì để cầm máu có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ ngó sen
Nếu bạn đang thắc mắc uống gì để cầm máu có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ ngó sen

Tác dụng: Ngó sen giúp cầm máu trong các trường hợp bị ho ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu, rong huyết.

Cách dùng: Dùng khoảng 6-12g ngó sen, đem sao đen rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Trắc bá

Trắc bá hay còn gọi là trắc bách diệp, bá tử, có tên khoa học là Biota Orientalis Cupressaceae. Bộ phận dùng để chữa bệnh là lá và nhân quả. Lá cây sẽ được thu hái quanh năm. Trong khi đó quả chỉ hái vào mùa thu, giã bỏ vỏ, lấy nhân phơi khô. Khi sử dụng có thể để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu.

Tác dụng: Giúp cầm máu, chữa thổ huyết, đi đại tiện ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu, ho, sốt.

Cách dùng: Dùng 8-12g thuốc đem sắc với nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi tạo thành cao lỏng là có thể dùng được.

Rau ngổ

Rau ngổ là loại rau thường mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà. Hầu hết tại các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… đều có loại cây này. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có chứa 93% nước, 2,1% cellulose, 2,1% protein, 1,2% glucide, vitamin B, C và nhiều dưỡng chất có lợi khác.

Dùng nước sắc từ cây rau ngổ giúp cầm máu nhanh chóng
Dùng nước sắc từ cây rau ngổ giúp cầm máu nhanh chóng

Tác dụng: Rau ngổ là vị thuốc được dùng để chữa chứng ăn uống không tiêu, giúp cầm máu trong các trường hợp bị thổ huyết, băng huyết.

Cách dùng: Lấy 12 – 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước và uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu ở vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương, sau đó cố định lại bằng gạc.

Cỏ nến

Uống gì để cầm máu không thể bỏ qua cỏ nến. Vì hoa của cây này có hình cây nến nên người ta gọi là cỏ nến. 

Tác dụng: Các lương y thường dùng cả thân, lá, hoa và phấn hoa để chữa bệnh. Cụ thể hoa của cỏ nến có tác dụng giúp cầm máu. Phấn hoa sẽ dùng để chữa các bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. 

Cách dùng: 

  • Vào mùa hè, khoảng tháng 4 – 6, nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấy phần trên của bông hoa rồi đem về phơi khô. Sau đó, bạn tiếp tục giã rồi rây qua rây lọc, lấy phần phấn hoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa. 
  • Bạn dùng 5g hoa cỏ nến, 4g cao ban long, 2g cam thảo bỏ vào nồi, đổ 600ml nước vào sắc còn khoảng 200ml rồi chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày.

Cây mào gà

Cây mào gà cũng có tác dụng cầm máu hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Cây mào gà bao gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt để tạo thành bài thuốc giúp cầm máu.

Cây mào gà cũng có tác dụng cầm máu hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết
Cây mào gà cũng có tác dụng cầm máu hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết

Tác dụng: Hoa và hạt mào gà có tác dụng chữa một số bệnh như xuất huyết ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết, đại tiện ra máu, kinh nguyệt dài ngày không dứt.

Cách dùng: 

  • Tháng 9 là khoảng thời gian hạt mào gà trắng đã già, người dân lấy hoa phơi khô rồi đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại một lần nữa cho thật khô. Bạn có thể dùng 4 – 12g/ngày, uống dưới dạng thuốc sắc.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi, đem sấy khô, tán nhỏ thành bột và sắc với nước để uống, chia nhiều lần và uống hết trong ngày.

Trà xanh

Trà xanh (chè xanh) được làm từ lá của cây trà chưa trải qua công đoạn làm héo và oxy hóa. Trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc và hiện nay loại đồ uống này đang phát triển tại nhiều quốc gia khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tác dụng: Trong trà xanh có chứa nhiều tanin, chất này có tác dụng cầm máu vì chúng đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông. Hơn  nữa, tanin cũng đóng vai trò như một chất có tác dụng làm se khiến các mạch máu co lại. Một tác dụng của tanin trong trà xanh đó là giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng. 

Cách dùng: Bạn rửa sạch một nắm lá trà xanh để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sau đó sắc với 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn 800ml thì tắt bếp và uống như nước lọc hàng ngày.

Hoa hòe

Hoa hòe không những được dùng trong Đông y mà còn là một loại dược liệu quan trọng của ngành dược hiện đại. Từ loại hoa này người ta đã chiết xuất ra chất rutin có tác dụng làm tăng sức chịu đựng và giảm sự thẩm thấu của các mao mạch, giúp chữa các chứng xuất huyết, tai biến mạch máu não ở người bị tăng huyết áp.

Nước sắc từ hoa hòe
Nước sắc từ hoa hòe

Nụ hoa hòe chưa nở là bộ phận quý nhất của cây vì lúc này hoa có chứa hàm lượng rutin cao nhất. Vì vậy, bao giờ người ta cũng thu hoạch loại dược liệu này vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng của dược liệu sẽ cao hơn. 

Tác dụng: Hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu đối với các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, xuất huyết ruột….

Cách dùng: Sử dụng từ 8-16g nụ hoa hòe dưới dạng thuốc sắc, sau đó chia thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Cây huyết dụ

Trong tự nhiên có hai loại cây huyết dụ, đó là loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt. Cả hai loại này đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ có nhiều dược tính tốt hơn. 

Tác dụng: Huyết dụ có vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu, rong kinh, kinh nguyệt không đều, sốt xuất huyết, xuất huyết tử cung, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, đi tiểu ra máu, kiết lỵ ra máu…

Cách dùng: Dùng 40-50g lá huyết dụ tươi sắc lấy nước uống. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như nhọ nôi, lá trắc bá, cây rẻ quạt,… theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Một số biện pháp cầm máu khác tại nhà

Bên cạnh vấn đề uống gì để cầm máu, dưới đây là một số cách cầm máu tại nhà cực hữu ích bạn nên biết:

Có rất nhiều mẹo cầm máu tại nhà khác bạn có thể tham khảo
Có rất nhiều mẹo cầm máu tại nhà khác bạn có thể tham khảo
  • Giữ chặt vết thương trong vài phút bằng bông gòn, băng gạc hoặc khăn vải mềm cho đến máu ngừng chảy.
  • Nâng cao vùng cơ thể đang bị thương để giúp giảm lưu lượng máu.
  • Cầm màu bằng đá lạnh để giúp các mạch máu co lại, giúp máu ở vết thương đông lại nhanh hơn.
  • Dùng nước súc miệng để cầm máu, bởi chất cồn và  axit aminocaproic có trong nước súc miệng hoạt động như một chất có tác dụng giúp làm se, giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu trong miệng do những tổn thương nha khoa.
  • Dùng lá húng hoặc lá tía tô, lá chuối non rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương đang chảy máu và băng lại sẽ giúp cầm máu ngay lập tức.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nên uống gì để cầm máu? Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc có thể tìm được cho mình một phương pháp chữa bệnh, cầm máu nhanh chóng, hiệu quả. Mặc dù những phương pháp dân gian này đều rất an toàn tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo thêm ý kiến của những người có chuyên môn, nhất là đối với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bị bệnh huyết áp,… 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android