Tư Thế Ngồi Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất
Thay đổi tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Người bệnh nên duy trì việc thay đổi tư thế ngồi khoa học trên các bề mặt địa hình khác nhau kết hợp với ăn uống, tập luyện lành mạnh hơn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị cực kỳ hiệu quả.
Thay đổi tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Người bệnh nên duy trì việc thay đổi tư thế ngồi kết hợp với ăn uống, tập luyện lành mạnh hơn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị cực kỳ hiệu quả.
Vì sao cần phải thay đổi tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ cao gặp ở những người trung niên, người lớn tuổi, những người thường xuyên phải mang vác nặng không đúng tư thế hoặc cũng có thể liên quan đến các chấn thương tại cột sống. Người mắc bệnh này thường xuyên bị cơn đau lưng hành hạ, kể cả khi đứng, ngồi hay nằm cũng cảm thấy ê ẩm nên vô cùng khó chịu.
Càng về sau bệnh càng tiến triển xấu đi làm người bệnh bị tê bì chân tay, cột sống biến dạng, khó có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt như bình thường nên cần có hướng điều trị càng sớm càng thuốc. Với những trường hợp chưa quá nghiêm trọng, người bệnh nếu dùng thuốc kết hợp với các bài tập hỗ trợ phù hợp thì bệnh hoàn toàn có thể cải thiện.
Bên cạnh đó, trong việc thay đổi tư thế sinh hoạt vận động hằng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt ở những người làm các công việc văn phòng, công việc kế toán phải ngồi nhiều nếu không sớm thay đổi các tư thế phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm thì khả năng bệnh tiến triển xấu đi hoặc bệnh quay trở lại sau điều trị là rất cao.
Mặt khác mặc dù thường xuyên bị đau nhức nhưng người bệnh cũng không thể lúc nào cũng nằm được. Vận động, đi lại hay tư thế ngồi đúng chuẩn cho người thoát vị đĩa đệm sẽ vừa giúp giảm đau nhức, vừa ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đồng thời còn ngăn chặn các nguy cơ bệnh tái phát nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ cũng luôn khuyến khích bản thân người bệnh cần kiểm soát các tư thế đứng, ngồi sao cho phù hợp.
Nói chung, đi – đứng – nằm – ngồi đều là những tư thế vận động bình thường của cơ thể và chúng ta đều phải thực hiện hằng ngày nên cần thay đổi càng sớm càng tốt. Duy trì các tư thế này phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa rất nhiều các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp đồng thời còn giữ cho bạn một vóc dáng ổn định hơn, không bị cong gì hay lệch vai quá mức.
Các tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất
Tư thế ngồi cho người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến mục đích ngồi (chẳng hạn ngồi nghỉ ngơi hay ngồi làm việc), ngồi ở đâu (ngồi ở công ty hay ngồi trên xa khách để đi lại), ngồi với loại ghế nào (chẳng hạn các loại ghế bằng hay ghế xoay). Tùy từng tình huống mà bạn có thể linh hoạt thay đổi tư thế ngồi phù hợp để tránh các cơn đau nhức khó chịu xuất hiện.
Tư thế ngồi khi làm việc tại văn phòng
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều chọn các loại ghế tựa cho nhân viên, thường sẽ là ghế xoay có đệm đằng sau hoặc các loại ghế bằng 4 chân. Với những người trưởng thành hay người làm việc văn phòng thì thời gian làm việc sẽ kéo dài trong 8 tiếng đồng hồ chưa bao gồm thời gian nghỉ trưa nên cần cực kỳ chú ý điều này.
Tham khảo tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm khi phải làm việc ở văn phòng như sau
- Điều này ghế phù hợp với tầm nhìn, với người bị thoát vị đĩa đệm thì nên đảm bảo sao khi ngồi thẳng lưng thì bàn chân vẫn có thể chạm đất. Nếu bạn có vóc dáng quá bé thì vẫn phải điều chỉnh ghế sao cho có thể nhìn song song với máy tính nên hãy để thêm một chiếc nệm hay ghế nhỏ kê ngay dưới chân nhé. Hãy cố gắng đảm bảo để bàn chân không bị lửng lơ
- Đặt khuỷu tay vuông góc với bàn khi ngồi làm việc
- Đảm bảo ngồi thẳng lưng và hãy luôn cố gắng duy trì lưng thẳng trong mọi tình huống
- Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối hay chăn mỏng ở phía sau khoảng trống giữ lưng và tựa ghế để giảm áp lực chèn ép lên cột sống
- Kết hợp với việc đứng dậy tự giãn thường xuyên thì có thể kiểm soát tối đa nguy cơ cơn đau nhức xuất hiện
Tư thế khi ngồi trên ghế sofa
Chiếc sofa êm ái ở nhà khiến bạn chỉ muốn nằm cả ngày khi ở nhà, tuy nhiên việc nằm nhiều có thể khiến lưng dễ bị căng cứng hơn. Mặt khác một số loại sofa thường không quá cao nên phần tựa đằng sau cũng chỉ ngang lưng, không ôm trọn lên phần lưng cố như các loại ghế xoay ở công ty nên nếu bạn muốn ngồi làm việc hay ngồi xem TV trên ghế sofa cũng cần lưu ý.
Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm như sau
- Hãy luôn đảm bảo lưng thẳng khi ngồi
- Nếu cần ngồi làm việc hay chụm đầu gối lại, sao cho đầu gối cao hơn hông
- Đặt một chiếc gối cứng cáp hoặc các tấm bìa nhựa sau đó mới đặt máy tính lên nếu muốn làm việc. Chú ý cố gắng bẻ màn hình ra phía sau để tránh làm cổ chúi xuống quá nhiều sẽ khiến cột sống có xu hướng đau theo.
- Nếu muốn nằm hãy ngả ra ghế nghỉ ngơi hãy chèn thêm một chăm mỏng đằng sau thắt lưng và ghế sofa để giảm các áp lực không mong muốn
Tư thế khi ngồi bệt
Ở vùng quên người ta thường có xu hướng ngồi bệt xuống sàn ở căn cơm, do không có điểm tựa nên lưng cũng có cảm giác khá nhức mỏi nếu không chú ý. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết việc ăn cơm cũng thường chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút nếu ăn ở nhà nên cũng không gây ra quá nhiều ảnh hưởng.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên thay đổi tư thế khi ngồi bệt như sau
- Đảm bảo giữ lưng thẳng
- Khoanh chân và thả lỏng cơ thể, cơ ngực giãn.
- Cố gắng đưa bát cơm song song, hạn chế cúi xuống quá nhiều
Tuy nhiên tốt nhất người bị thoát vị đĩa đệm vẫn nên ưu tiên ngồi những lợi ghế có phần tựa đằng sao để có thể thư giãn, thả lỏng cơ khớp nếu phải ngồi ăn quá lâu.
Tư thế khi ngồi xe khách
Vẫn có rất nhiều lúc người bệnh cần phải di chuyển đi xa bằng xe bus hay xe khác. Nếu đi xe đường ngắn thì không quá ảnh hưởng nhưng nếu đi xe đường dài không phải lúc nào bạn cũng có thể ngồi với tư thế lưng, cổ đều thẳng. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cần thiết sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng được các hệ lụy khác có thể xuất hiện.
Một số lưu ý trong tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm khi phải đi xe đường dài như sau
- Nên chọn xe có thể ngả ra phía sau để cột sống được thư giãn, thả lỏng
- Dùng các loại gối đeo cổ khi đi xe khách để có thể giữ phần cột sống cổ được thẳng đồng thời giảm được tình trạng căng cứng, mỏi cổ
- Hạ ghế ra phía sau và có thể dùng một chiếc chăn mỏng để chèn ra phía sau lưng để được thoải mái hơn
Tuy nhiên tốt nhất nếu phải đi xe đường dài đi xa thì bạn tốt nhất nên chọn các loại ghế giường nằm để phần lưng được thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái hơn.
Tư thế ngồi thiền cho người thoát vị đĩa đệm
Thiền nguyện là một trong những phương pháp quan trọng tốt cho những người bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm bởi nó có thể giúp cơ thể thư giãn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường sự tuần hoàn máu để tăng tốc độ phục hồi các tổn thương bên trong đĩa đệm. Bên cạnh đó thiền cũng giúp tinh thần được thư giãn, thả lỏng, ngăn chặn nguy cơ đĩa đệm chèn ép dây các dây thần kinh gây bệnh đau dây thần kinh tọa.
Một số lưu ý khi ngồi thiền dành cho người thoát vị đĩa đệm như sau
- Lựa cho những nơi yên tĩnh, vắng vẻ, có thể bật nhạc thiên để giúp tinh thần được thư giãn nhẹ nhàng nhất có thể
- Cơ thể thả lỏng, ngồi với tư thế xếp bằng, giữ lưng thẳng, cằm hơi cúi
- Hít thở đều đặn, tinh thần thư giãn, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc đan vào nhau đặt trước bụng
- Thực hiện trong 15 – 20 phút hằng ngày, thực hiện vào buổi sáng và trước khi đi ngủ có thể đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
Một số lưu ý trong tư thế ngồi cho người bị thoát vị đĩa đệm
Việc duy trì và thay đổi các tư thế sinh hoạt, động động hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng với những người bị thoát vị đĩa đệm hay những người đang gặp các vấn đề về xương khớp. Do đó người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn
- Không nên ngồi quá lâu trong một tư thế, khoảng 45 – 60 phút người bệnh nên đứng lên đi lại thư giãn một lần để tránh tình trạng căng cơ, cứng khớp, tê chân
- Ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân hay ngồi bắt chéo chân là các tư thế nên tránh cho những người bị thoát vị đĩa đệm
- Thay đổi thói quen vặn mình khi đang ngồi. Việc đột ngột vặn mình có thể khiến gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm, giãn dây chằng lưng khiến tình trạng đau nhức ở những người thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn
- Cố gắng duy trì tư thế lưng thẳng, vai cân bằng trong mọi hoàn cảnh, hoạt động
- Khi ngồi làm việc hay xem TV hãy cố gắng duy trì khoảng cách đến mắt phù hợp, tránh để máy tính quá thấp, quá cao hay quá gần đều không tốt cho cột sống
- Nên sử dụng các loại ghế có phần đệm lưng, đệm ngồi êm ái, thoải mái, thoáng khí tốt để thoải mái nhất
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn nên điều chỉnh tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm phù hợp. Người bệnh nên kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp để hỗ trợ quá trình rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!