3 Tư Thế Ngủ Chữa Gù Lưng Hiệu Quả và Cách Áp Dụng
Các tư thế ngủ chữa gù lưng được chuyên gia khuyến khích áp dụng là nằm ngửa, nằm nghiêng có hỗ trợ,... Ở mỗi tư thế ngủ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn hãy dựa vào tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn tư thế ngủ cho phù hợp nhất.
Người bị gù lưng nên ngủ đúng tư thế để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tình trạng cong gù cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Các tư thế ngủ chữa gù lưng được chuyên gia khuyến khích áp dụng là nằm ngửa, nằm nghiêng có hỗ trợ,… Ở mỗi tư thế ngủ khác nhau sẽ mang lại hiệu quả điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn hãy dựa vào tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn tư thế ngủ cho phù hợp nhất.
3 tư thế ngủ chữa gù lưng hiệu quả
Gù lưng xảy ra khi cột sống bị cong quá mức, khiến cơ thể chùng về phía trước. Ở giai đoạn nhẹ, gù lưng không gây ra triệu chứng đau nhức nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi phải duy trì một tư thế xấu trong thời gian dài. Khi bị gù lưng, cấu trúc cột sống sẽ dần bị thay đổi và khiến cho vùng ngực bị căng thẳng quá mức. Điều này đã gây ảnh hưởng đến tư thế ngủ và làm cho tình trạng gù lưng trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen ngủ đúng tư thế sẽ có tác động rất tích cực đến việc cải thiện chứng gù lưng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Tư thế ngủ chữa gù lưng còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng gù cột sống. Việc ngủ đúng tư thế sẽ giảm áp lực lên cột sống và giữ được đường cong tự nhiên của cột sống. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng khởi phát cơn đau nhức cơ cũng như chèn ép rễ thần kinh. Một số tư thế ngủ chữa gù lưng được chuyên gia khuyến khích áp dụng là:
1. Nằm ngửa
Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho người bị gù lưng. Khi nằm ngửa, trọng lượng cơ thể sẽ được phân bổ đều khắp, hạn chế gây áp lực lên vùng lưng và giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Nằm ngửa còn có tác dụng căn chỉnh vùng cổ, ngăn chặn tình trạng chèn ép thần kinh ở đầu xảy ra. Khi nằm ngửa bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Nếu nằm ngủ trên giường cứng, bạn nên dùng một chiếc gối dày kê dưới đầu và một chiếc gối nhỏ để kê dưới đầu gối.
- Nếu nằm trên nệm có độ đàn hồi tốt thì bạn không nên sử dụng gối quá dày. Thay vào đó, hãy sử dụng gối đầu mỏng và kê thêm một chiếc gối mỏng khác bên dưới đầu gối để hỗ trợ cột sống.
Trước khi đi ngủ, bạn nên thực hiện một số động tác kéo giãn đốt sống giúp việc cải thiện tình trạng gù lưng diễn ra tốt hơn.
2. Nằm nghiêng
Chuyên gia cho biết, khi chúng ta nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng sẽ khiến chân bị kéo căng sang một bên và tạo điều kiện cho cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Đồng thời, thói quen ngủ nghiêng trong thời gian dài còn khiến cột sống bị gù và chùng xuống.
Với những người bị gù lưng nếu có thói quen ngủ nghiêng, nên kê thêm một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm cảm giác khó chịu ở lưng và hông. Điều này sẽ tác động rất tích cực đến việc cải thiện chứng gù lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ôm một chiếc gối dài từ ngực đến đầu gối khi đi ngủ để duy trì tư thế, tránh tình trạng chùng người xuống.
3. Nằm sấp
Khi nằm sấp, vùng cổ của bạn bắt buộc phải vặn sang một bên để duy trì việc hô hấp. Đây là tư thế ngủ gây áp lực rất lớn lên lưng, bụng và đầu gối. Sau khi ngủ dậy, bạn thường phải đối mặt với tình trạng đau nhức cơ thể hoặc căng cứng cơ rất khó chịu.
Tuy nhiên, nằm sấp lại được xem là tư thế ngủ rất tốt dành cho người bị gù lưng. Khi nằm sấp, vùng cột sống sẽ được thả lỏng do ít bị tác động. Lúc này, các đốt sống lưng bị cong sẽ không ma sát với mặt giường, hạn chế khởi phát cơn đau nhức.
Chuyên gia cho biết, nằm sấp khi ngủ là một trong những cách hỗ trợ điều trị gù lưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nằm ở tư thế này trong khoảng 15 phút và đặt một chiếc gối dưới xương chậu để tránh gây căng thẳng lưng dưới.
Các tư thế ngủ cần tránh khi bị gù lưng
Ngủ đúng tư thế là một trong những cách hỗ trợ cải thiện chứng gù lưng rất tốt. Ngược lại, nếu bạn ngủ sai tư thế sẽ khiến độ cong của cột sống tăng lên và làm gia tăng nguy cơ biến dạng cột sống. Dưới đây là một số tư thế ngủ gây tác động xấu đến cột sống mà bạn cần tránh:
+ Ngủ quên trên mặt bàn: Khi ngủ ở tư thế này, vùng phổi và dây thần kinh sẽ bị chèn ép quá mức, lưng cũng bị cong theo một biên độ nhất định. Nếu người bị gù lưng thường xuyên ngủ trên mặt bàn sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, bạn phải đối mặt với tình trạng đau lưng trên, đau cổ và đau vùng vai gáy. Đồng thời, thói quen ngủ quên trên mặt bàn còn gây chèn ép lên động mạch ở vùng tim và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
+ Nằm nghiêng không hỗ trợ: Khi bạn nằm nghiêng, cơ thể thường có xu hướng cong lưng và thu gối lại. Lúc này, vùng cột sống phải chịu áp lực rất lớn và làm cho tình trạng gù lưng trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Nếu có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, bạn nên đặt thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối để nâng đỡ cột sống.
+ Tư thế thai nhi: Khi nằm ngủ ở tư thế thai nhi, phần cột sống và chân sẽ cong vào bên trong cơ thể. Quan sát bên ngoài ta thấy được, tư thế thai nhi khá giống với tư thế nằm nghiêng nhưng có độ cong lớn hơn. Điều này đã tác động không tốt đến vùng cột sống của những bệnh nhân đang bị gù lưng. Thông thường, tư thế thai nhi rất ít khi ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Nhưng nếu người lớn tuổi ngủ ở tư thế này sẽ khiến các triệu chứng của tật gù lưng trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Đồng thời, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng đau cổ, đau lưng trên và đau lưng dưới khá khó chịu.
Người bị gù lưng khi đi ngủ cần lưu ý gì?
Chuyên gia cho biết, không có thể tư thế ngủ chữa gù lưng phù hợp với tất cả các trường hợp. Ở mỗi tư thế khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, người bệnh nên ngủ ở tư thế giúp bản thân cảm thấy thoải mái nhất là được. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về lựa chọn tư thế ngủ chữa gù lưng để tránh các rủi ro có liên quan. Khi đi ngủ, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất:
- Sử dụng thêm gối và chăn mềm hỗ trợ cột sống giúp duy trì tư thế ngủ tốt nhất. Thói quen dùng gối khi ngủ còn hạn chế gây áp lực lên dây thần kinh cột sống, ngăn ngừa khởi phát cơn đau cấp tính khi ngủ.
- Nên lựa chọn đệm ngủ không quá cứng và không quá mềm. Tốt nhất, bạn nên sử dụng đệm mút, đệm nước hoặc đệm có tác dụng hỗ trợ thắt lưng, giúp duy trì tư thế tự nhiên khi đi ngủ.
- Sử dụng nẹp cố định phần lưng khi đi ngủ giúp định hình cột sống, cải thiện triệu chứng đau nhức và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc lựa chọn loại nẹp ngủ phù hợp.
- Không gian ngủ phải thoải mái và có nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ và còn làm gia tăng nguy cơ khởi phát cơn đau.
Bài viết trên đây là các tư thế ngủ hỗ trợ điều trị gù lưng mà chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Ngoài việc ngủ đúng tư thế, người bị gù lưng cũng nên điều trị phối hợp với nhiều phương pháp khác nhau giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Với những trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc bạn phải tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh cột sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!