Mẹ Bầu Ăn Được Mận Không? Những Lợi Và Hại Khi Ăn Mận

Đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn mận được không là CÓ. Các chị em hoàn toàn có thể ăn mận trong giai đoạn này. Tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng trong mận Bắc có chứa lượng axit và oxalat khá cao, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng để tránh nạp dư thừa các chất này.

Khi mang thai, có khá nhiều thực phẩm mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong đó, khá nhiều người đặt ra câu hỏi bà bầu ăn mận được không. Đối với loại quả này, cần có sự phân biệt giữa mận Bắc và mận Nam.

Mẹ bầu ăn mận được không?

Bà bầu ăn mận được không là chủ đề được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn chăm sóc sức khỏe sinh sản với nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, mẹ bầu có thể ăn mận hay không sẽ cần dựa vào thành phần dinh dưỡng của loại quả này.

Mận là thức quả quen thuộc với người Việt Nam và được phân chia thành 2 loại gồm mận Bắc và mận Nam (quả roi) theo cách gọi vùng miền.

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi 100g mận Bắc gồm:

Thành phần Hàm lượng
Năng lượng 20 kcal
Protein 0,6 g
Đường 9,92 g
Chất xơ 0,7 g
Vitamin B1 0,06 mg
Vitamin B2 0,04 mg
Vitamin PP 0,5 mg
Vitamin B5 0,135 mg
Vitamin C 3 mg
Sắt 0,4 mg
Canxi 28 mg
Magie 7 mg
Phốt pho 20 mg
Kẽm 0,1 mg
Kali 157 mg

Thành phần dinh dưỡng trong mỗi 100g mận miền Nam:

Thành phần Hàm lượng
Năng lượng 25 kcal
Carbohydrates 5,7 g
Chất béo 0,30 g
Protein 0,60 g
Vitamin B1 0,02 mg
Vitamin B2 0,03 mg
Vitamin B3 0,8 mg
Vitamin C 22,3 mg
Canxi 29 mg
Magie 5 mg
Phốt pho 8 mg
Kẽm 0,06 mg

Như vậy, qua các thành phần có trong mận Bắc và mận Nam, lời giải đáp cho vấn đề bầu ăn mận được không là CÓ. Các chị em hoàn toàn có thể ăn mận trong giai đoạn này.

Nhưng đồng thời cũng lưu ý thêm, mận Bắc có chứa lượng axit và oxalat khá cao, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng để tránh nạp dư thừa các chất này.

Bầu ăn mận được không? Có thể ăn cả mận Bắc và Nam

Tác dụng của mận đối với phụ nữ mang thai

Với nhiều thành phần nổi bật, mận Bắc và mận Nam đều mang tới nhiều lợi ích rõ rệt cho sức khỏe của người mang thai. Chi tiết như sau:

Lợi ích của mận miền Bắc

Mận miền Bắc được đánh giá cao với nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe. Đặc biệt phụ nữ mang thai có thể đạt được những hiệu quả sau nếu ăn đúng cách:

  • Cải thiện tiêu hóa: Ăn mận với liều lượng vừa đủ giúp đẩy lùi tình trạng táo bón, khó tiêu, cải thiện chức năng hoạt động ở hệ thống tiêu hóa. Đạt được hiệu quả này là bởi trong quả mận có chứa nhiều chất xơ, sorbitol cùng với isatin, phát huy tốt chức năng điều tiết tiêu hóa.
  • Hỗ trợ cơ thể tổng hợp, hấp thu sắt: Mận Bắc có lượng vitamin C tương đối dồi dào, không chỉ cho khả năng tăng cường miễn dịch mà còn giúp cơ thể dễ dàng tổng hợp và hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời, khi này cũng giảm nguy cơ xơ cứng, xơ vữa động mạch bởi quá trình oxy hóa cholesterol đã bị cản trở.
  • Giảm các triệu chứng ốm nghén: Vị chua ngọt của mận Bắc có thể làm dịu cơn nghén cho phụ nữ mang thai. Đồng thời vị giác cũng được kích thích để ăn uống cảm thấy ngon miệng hơn.
  • Ngăn ngừa ung thư: Polyphenol và beta-sitosterol trong mận miền Bắc có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết,…
  • Làm đẹp da: Với các thành phần vitamin, chất chống oxy hóa nổi bật, mận còn giúp làm sáng da, giảm mụn, làm mờ các vết thâm do mụn để lại. Da đều màu và mịn màng hơn.

Lợi ích của mận miền Nam

Có bầu ăn mận miền Nam được không? Mẹ bầu hoàn toàn ăn được loại mận này bởi nhiều lợi ích tuyệt vời sau:

  • Bổ sung nước cho cơ thể: Mận miền Nam có lượng nước cao, chiếm tới hơn 90% nên sẽ giúp cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết để bù đắp lượng đã mất. Đặc biệt mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để hạn chế tình trạng mất nước gây hoa mắt, chóng mặt, nôn nghén, tích tụ độc tố trong cơ thể, nóng trong,…
  • Tăng cường miễn dịch, kích thích hấp thu sắt: Mận Nam có lượng vitamin C cũng rất cao, vì vậy sẽ giúp ổn định hoạt động miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Mẹ bầu thêm khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Mận cung cấp nhiều chất xơ và vitamin nổi trội, qua đó hỗ trợ đào thải cholesterol xấu, điều tiết tuần hoàn.
  • Tăng cường thị lực: Với hàm lượng riboflavin, mangan, kali, vitamin A khá cao, mận hỗ trợ hoạt động thị lực, giúp mắt sáng hơn. Giảm tình trạng khô mỏi mắt, hoa mắt mờ mắt,…
  • Làm đẹp da: Mận Nam có lượng nước cao, kết hợp với nhiều vitamin C, B cho tác dụng dưỡng da khá tốt. Da sáng hơn, mịn màng và hạn chế các dấu hiệu oxy hóa. Tuy nhiên hiệu quả sẽ không quá rõ rệt và cần theo dõi trong thời gian dài để thấy sự thay đổi.
Mận giúp phụ nữ mang thai bổ sung nước, cải thiện tiêu hóa

Bà bầu có được ăn ô mai mận?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng ô mai mận. Đây là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt các mẹ bầu khá ưa chuộng vì vị chua chua, ngọt ngọt, kèm theo hương thơm phức từ gừng. Thực tế, ô mai mận cũng có nhiều dưỡng chất, kết hợp thêm các thành phần tinh dầu trong gừng giúp làm ấm bụng, giảm tính hàn, giảm cảm giác ốm nghén, nhạt miệng. Nhưng cần lưu ý, chỉ nên ăn một vài miếng ô mai mỗi ngày, bởi lượng đường tẩm ướp trong thức quà vặt này tương đối cao.

Cùng với đó, tương tự câu hỏi bầu uống nước mận ngâm đường được không, mẹ bầu có thể uống nhưng cũng nên hạn chế. Chỉ uống 200 – 300ml nước mận ngâm đường mỗi tuần để tránh làm tăng đường huyết.

Mang bầu ăn nhiều mận có tốt không?

Cả mận Bắc và mận Nam đều mang đến nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều mận. Nguyên do là bởi:

  • Nóng trong: Trong mận có chứa nhiều đường, hấp thụ lượng lớn dễ làm cơ thể sinh nhiệt, nóng trong. Bộc phát các triệu chứng loét miệng, nổi mụn, cơ thể bức bí khó chịu.
  • Ảnh hưởng xấu tới thận: Hàm lượng oxalat trong mận có thể gây hạn chế khả năng cơ thể hấp thụ canxi. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều mận sẽ gây dư thừa oxalat, làm canxi bị lắng đọng trong máu và sẽ dần tích lũy về thận. Điều này gây giảm khả năng hoạt động của thận, tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Dư thừa axit: Axit trong mận tương đối cao, do đó nạp vào quá mức dễ gây loét dạ dày, ợ chua, ợ hơi, đau bụng rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Ăn mận đúng cách như thế nào?

Mẹ bầu ăn mận được không đã có câu trả lời cụ thể, tuy nhiên cần chú ý tới cách ăn để đảm bảo an toàn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho chị em:

  • Ăn tối đa 5 quả mận Bắc, 2 quả mận Nam mỗi ngày. Lượng mận không vượt quá 100g mỗi ngày. Không ăn mận liên tục mỗi ngày. Chỉ nên sử dụng mận mỗi tuần 1 – 2 lần.
  • Ngâm rửa mận sạch sẽ với nước muối trước khi ăn, không ăn mận khi vẫn còn bám bụi bẩn.
  • Không ăn khi đói, tính axit trong mận có thể gây đau dạ dày, ảnh hưởng tới tiêu hóa, gây cồn ruột, thậm chí là nôn mửa.
  • Mẹ bầu có thể làm nước ép (mận Nam) để uống mỗi tuần 1 – 2 lần. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến khích nên ăn nhai sẽ hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
Có thể tận dụng nước ép mận Nam uống hàng tuần

Cách lựa chọn mận ngon

Để lựa chọn được những trái mận ngon, chất lượng, an toàn, mẹ bầu có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau:

  • Mận miền Bắc cần chọn những quả căng, tươi, có lớp phần phủ ở bên ngoài. Trái mận không có những vết lỗ chỗ kim đâm. Mận lấy quả chín vừa, không nên ăn quả quá xanh hoặc chín mềm.
  • Mận Nam cần chọn quả căng bóng, không dập nát. Có thể lắc nhẹ quả mận để kiểm tra có tiếng hạt mận dịch chuyển hay không. Nếu có tiếng hạt tức là mận đã chín già, có vị ngọt cao.
  • Nên chọn mua mận ở các siêu thị, cửa hàng đảm bảo hoa quả sạch. Nếu có thể mua được mận nhà trồng sẽ tốt nhất.

Bầu ăn mận được không, ăn bao nhiêu là đủ là vấn đề quan trọng với các mẹ bầu. Sau những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp ích cho chị em trong việc chọn lựa sử dụng thực phẩm để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android