Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng

Tổng quan

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có phải là một bệnh lý nguy hiểm? Nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe này là gì? Cách nào để điều trị hiệu quả đau dạ dày đi ngoài lỏng? Dành ra 5 phút để đọc các thông tin được Vietmec chia sẻ dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời cho tất cả thắc mắc trên.

Định nghĩa

Tiêu chảy là biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Với những người bị đau dạ dày, biểu hiện tiêu chảy có thể xảy ra hoặc không. Phần lớn trong các trường hợp người có vấn đề về dạ dày thường hay đi ngoài lỏng.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Để nhận biết bệnh lý, bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:

  • Số lần đi ngoài trong ngày: Từ 3 đến 5 lần trong một ngày.
  • Thời điểm đi ngoài: Thường 1 tiếng sau khi ăn.
  • Vị trí đau: Cơn đau tập trung ở vùng thượng vị (ở trên rốn, dưới mũi xương ức).
  • Đặc điểm của phân: Lỏng, có nước, không nhầy, mùi hôi khó chịu.

Khi bạn thấy mình hoặc người thân có các dấu hiệu trên thì rất có thể đã mắc bệnh đau dạ dày hay đi ngoài lỏng.

Nguyên Nhân

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cần phải tìm hiểu rõ căn nguyên hình thành bệnh.

Nguyên nhân bệnh lý

Có thể người bệnh đang mắc phải một trong số căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như sau:

  • Hội chứng ruột kích thích: Theo bác sĩ chuyên khoa, đây là nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày kèm theo đi ngoài lỏng. Hội chứng ruột kích thích khiến đại tràng, tá tràng bị rối loạn chức năng dẫn tới nhu động ruột hoạt động kém.
  • Viêm dạ dày ruột: Do truyền nhiễm, dùng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, ăn uống không sạch sẽ,… khiến virus rota tấn công gây bệnh viêm dạ dày ruột. Bệnh lý này không điều trị sớm sẽ dẫn tới bệnh. Trẻ em và người cao tuổi có hệ miễn dịch kém nên thường là đối tượng mắc phải bệnh lý này.
  • Viêm ruột thừa: Người bị viêm ruột thừa dễ bị đau dạ dày và đi ngoài lỏng. Bệnh nhân có một số triệu chứng như chán ăn, sốt, buồn nôn, nôn,… kèm theo đi ngoài với tần suất 3-5 lần trong ngày.
  • Bệnh Celiac: Bệnh lý này không quá phổ biến, tuy nhiên người bị mắc bệnh Celiac thường dễ bị đau dạ dày đi ngoài lỏng phân. Người bị mắc bệnh Celiac hình thành là do khả năng hấp thu gluten rất kém, dẫn tới đi ngoài nhiều không kiểm soát.

Các yếu tố khách quan

Ngoài nguyên nhân thuộc về bệnh lý, người bị mắc đau dạ dày đi ngoài lỏng còn bởi một số yếu tố khách quan như:

  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Đây chính là yếu tố liên quan trực tiếp tới hoạt động của dạ dày. Những người nạp vào cơ thể các loại thức ăn khó tiêu hóa, có tính cay nóng cao rất dễ làm tổn hại tới dạ dày gây đau bụng và đi ngoài. Bên cạnh đó, ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, táo bón.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu: Tưởng chừng không liên quan, nhưng các bác sĩ tiêu hóa cho rằng đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới bệnh đau dạ dày. Những người có tâm lý hay lo lắng quá mức dễ tạo áp lực lên dạ dày khiến khả năng co bóp của bộ phận này bị hạn chế. Do đó, người có vấn đề về căng thẳng, lo âu về lâu dài dễ bị mắc bệnh về dạ dày.

Biến chứng

Đau dạ dày hay đi ngoài lỏng đều là những biểu hiện cho thấy hệ thống tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động. Tùy từng thời điểm cũng như thể trạng của mỗi người mà có thể xét mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Trong một số trường hợp, đau dạ dày kèm đi ngoài lỏng khiến người bị gặp phải rất nhiều rắc rối, có thể kể đến như:

  • Khó chịu, mệt mỏi khi phải đi ngoài liên tục.
  • Cơ thể bị suy nhược, cân nặng sụt giảm do tình trạng chán ăn kéo dài, cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
  • Về lâu dài, đau dạ dày có thể dẫn tới biến chứng như xuất huyết dạ dày gây vỡ mạch máu hoặc đường ruột bị loét và chảy máu, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ dễ bị mắc bệnh trĩ ngoại do đi ngoài nhiều lần, gây áp lực cho hậu môn và trực tràng.

Tóm lại, đau dạ dày đi ngoài lỏng làm đảo lộn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh cần sớm nhận biết những biểu hiện và nguyên nhân dẫn tới bệnh lý để có phương án điều trị sớm nhất có thể.

Phòng ngừa

Người bệnh bị đau dạ dày đi ngoài lỏng cần phải xây dựng lại thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn trước. Ví dụ như:

  • Nạp các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp táo bón dễ dàng. Khoai lang, yến mạch, thịt nạc, chuối, táo, các loại rau xanh đậm,… là những thực phẩm rất được khuyến khích.
  • Ăn thêm sữa chua hoặc các sản phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, điều hòa chức năng nhu động ruột.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ion kiềm để cung cấp lượng nước thiếu do đi ngoài quá nhiều. Người bệnh cũng có thể uống các loại nước ép trái cây chứa acid tự nhiên để nạp vitamin và khoáng chất.
  • Ăn chậm lại, nhai kỹ trước khi nuốt và ăn nhạt là điều rất cần thiết. Những thói quen này sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hóa trong đường ruột, cải thiện vấn đề đau dạ dày đi ngoài.
  • Tăng cường ăn thực phẩm sạch, tươi sống, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế tối đa ăn đồ ăn nhanh, đồ cay, nóng không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm khi đã dùng thuốc.
  • Dùng thuốc cần đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Phần lớn người bệnh bị đau dạ dày đi ngoài lỏng sẽ mua thuốc Tây y để uống. Một số loại thuốc dùng để chữa đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể kể đến như:

  • Thuốc trị tiêu chảy Loperamid: Đối với trường hợp đi ngoài nhẹ, bạn nên dùng 2-4mg chia uống 3 lần trong ngày. Những trường hợp đi ngoài nặng thì nên dùng 3-6mg chia uống 3 lần trong ngày. Lưu ý, không nên uống thuốc vượt quá 10mg trong một ngày.
  • Thuốc chữa đi ngoài Dioctahedral Smectite: Loại thuốc này chuyên dùng chữa đi ngoài cho mọi độ tuổi. Do đó, mỗi đối tượng sẽ có liều lượng thuốc uống khác nhau. Người lớn từ 2-3 gói/ngày. Trẻ em từ 1-2 gói/ngày.
  • Bù nước Oresol: Dùng nước Oresol để chữa đi ngoài lỏng rất hiệu quả. Người trưởng thành nên uống 75ml/kg trong 4 giờ. Trẻ em uống 50-150ml trong 2 ngày.

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, lời khuyên dành cho người bệnh là hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa. Có như vậy, tình trạng bệnh lý mới được xác định một cách chính xác. Từ đó, người bệnh sẽ có phương án điều trị phù hợp, điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày đi ngoài trong thời gian ngắn nhất.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Một số cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà giúp xoa dịu cơn đau, đồng thời giảm đi ngoài liên tục trong ngày gồm:

  • Uống bột quả sung: Quả sung sau khi hái đem phơi khô và xay thành bột mịn. Bạn có thể đựng bột quả sung trong lọ thủy tinh để bảo quản, sử dụng lâu dài. Khi đi ngoài, bạn lấy khoảng 2 thìa bột quả sung, hòa tan với nước ấm để uống. Chỉ nên uống tối đa 3 lần trong ngày, bạn sẽ thấy hiện tượng đi ngoài của mình được giảm rõ rệt.
  • Ăn búp ổi non: Đây là biện pháp dân gian chuyên trị đi ngoài. Bạn lấy trực tiếp lá ổi non và đem rửa sạch. Có thể chấm thêm một chút hạt muối trắng và cho vào miệng nhau, nuốt sẽ giảm tần suất đi ngoài.
  • Uống nước vỏ măng cụt: Bạn lấy khoảng 3 đến 5 vỏ măng cụt đã phơi khô và đun sôi. Uống nước này ngày 2 đến 3 cốc sẽ giúp giảm tiêu chảy.
  • Trứng rán lá mơ: Lá mơ sau khi hái đem về rửa sạch, thái lát nhỏ. Bạn đập 1 đến 2 quả trứng và cho vào bát lá mơ thái trước đó, trộn đều lên cùng với muối. Sau đó, bạn đem rán trứng cho đến khi chín. Ngày ăn 2 lần món này thì chứng đi ngoài sẽ giảm hẳn.
  • Uống nước gạo rang cà rốt: Bạn cho gạo rang, cà rốt vào trong nồi ninh cho mềm. Lấy trực tiếp nước ninh từ hai nguyên liệu này uống vừa giảm đi ngoài, vừa ngăn chặn nguy cơ bị mất nước.

Đây là các phương pháp dân gian dùng để chữa bệnh tiêu chảy. Áp dụng những mẹo đơn giản trên sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy nhưng không thể chữa khỏi bệnh đau dạ dày đi ngoài hoàn toàn.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Bác Sĩ Nguyễn Đình Tùy
Verified
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android