Lòi Dom
Bệnh lòi dom có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh chính là chìa khóa giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới độc giả những kiến thức cần thiết nhất về tình trạng này.
Định nghĩa
Bệnh lòi dom có liên quan tới vùng hậu môn và trực tràng khiến không ít người nhầm lẫn giữa khái niệm lòi dom và bệnh trĩ. Trên thực tế, đây chính là từ ngữ chuyên khoa để chỉ tình trạng trĩ chuyển biến sang mức độ nặng. Khi đó, phần búi dom đã bị sa ra khỏi hậu môn và không có khả năng tự co lên được.
Các búi dom này được hình thành do sự tăng áp lực gây ra phình giãn đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn, tạo thành ứ máu. Áp lực này có thể xuất phát do sự tác động thường xuyên của người bệnh. Chính vì vậy, dựa theo đặc điểm và mức độ tổn thương, bệnh lòi dom được phân thành 3 loại chính:
Trĩ nội
Đây là hiện tượng các búi trĩ xuất hiện ở sâu bên trong vùng hậu môn và người bệnh thường rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Khi búi trĩ bị tác động, người bệnh dễ dàng cảm thấy hậu môn bị ngứa rát hoặc đau đớn. Thông thường, trĩ nội sẽ được chia thành 4 cấp độ tiến triển khác nhau:
- Trĩ nội cấp 1: Thời gian này người bệnh thường nhận thấy có máu lẫn với phân trong khi đại tiện. Một số trường hợp xuất hiện dấu hiệu táo bón, khó đi vệ sinh.
- Trĩ nội cấp 2: Dưới áp lực thường xuyên, các búi trĩ dần dần được hình thành. Trong khi đi vệ sinh, hành động rặn có thể làm các búi này lòi ra ngoài và tự động co lại vào trong.
- Trĩ nội cấp 3: Các búi trĩ to lên và lòi ra ngoài. Tuy nhiên do kích thước khá lớn nên cần phải dùng tay mới có thể co lên.
- Trĩ nội cấp 4: Thời điểm này các búi trĩ đã đạt tới kích thước khá to, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống thường ngày của người bệnh. Do phần búi trĩ phình to, chúng không thể tự co vào trong như trước.
Trĩ ngoại
Phần búi trĩ được hình thành ở vùng ngoài hậu môn, được bao phủ bởi da ống hậu môn. Trong thời gian đầu, trĩ ngoại có kích thước khá nhỏ. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển nhất, định, búi trĩ dần phình to và dẫn tới xuất huyết.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh vừa mắc trĩ nội vừa mắc trĩ ngoại. Cả hai búi trĩ kết hợp lại tạo thành búi trĩ to, sa ra ngoài tạo thành trĩ hỗn hợp.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh lòi dom là dấu hiệu cảnh báo tình trạng diễn biến của các búi trĩ đang ở mức đáng báo động. Chính vì vậy, người bệnh không nên lơ là chủ quan trước những biểu hiện sau đây:
- Chảy máu vùng hậu môn: Sau mỗi lần đại tiện, có thể dễ dàng nhận thấy máu xuất hiện lẫn với phân hoặc giấy chùi. Đối với giai đoạn nghiêm trọng, xuất huyết có thể chảy thành tia hoặc dạng giọt.
- Đau rát hậu môn: Búi trĩ có kích thước lớn sẽ lòi ra bên ngoài. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động hoặc đi vệ sinh, cảm giác đau nhức thường sẽ kéo dài.
- Sa búi trĩ: Ở cấp độ nặng, phần dom bị sa sẽ ở bên ngoài hậu môn và không thể co lên.
- Ngứa hậu môn: Các búi dom hình thành ở vùng hậu môn sẽ gây tắc nghẽn quá trình đào thải các chất ra bên ngoài, khiến dịch nhầy bị ứ đọng gây viêm nhiễm, ngứa rát khó chịu.
Biến chứng
Lòi dom có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trên thực tế, việc hình thành các búi dom có kích thước lớn và thậm chí không thể tự co lại gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, bệnh lòi dom hoàn toàn không thể tự khỏi, từ đó đòi hỏi người mắc nên chủ động phát hiện và điều trị đúng cách. Một số biến chứng do bệnh lòi dom mà bạn có thể sẽ phải đối mặt như:
- Ung thư hậu môn - trực tràng: Khi chất dịch tiết ra càng nhiều sẽ kích thích tế bào ung thư ở hậu môn phát triển mạnh mẽ.
- Nhiễm trùng máu: Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi và càng để lâu nguy cơ thiếu máu càng cao. Điều này không chỉ gây ra tình trạng suy giảm sức khỏe mà còn dẫn tới bội nhiễm.
- Áp xe hậu môn: Do búi trĩ sa ra ngoài sẽ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên viêm nhiễm vùng hậu môn, lâu dần có thể dẫn tới áp xe hậu môn. Đối với nữ giới, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ tấn công tới vùng phụ khoa, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Biện pháp điều trị
Khi được chẩn đoán mắc bệnh lòi dom, cơ thể người bệnh đã xuất hiện những ảnh hưởng không nhỏ do các búi trĩ. Chính vì vậy, để loại bỏ nhanh chóng và an toàn, giúp tăng khả năng phục hồi, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo những như sau:
Điều trị tại chỗ bằng thuốc
Đối với bệnh lòi dom cấp độ 1 hoặc 2, phác đồ điều trị chủ yếu tập trung vào một số biện pháp tại chỗ. Các bác sĩ thường kết hợp nhiều loại thuốc như kháng viêm, gel bôi, đặt hậu môn, nhuận tràng để làm teo các búi trĩ.
Điều trị lòi dom bằng phương pháp phẫu thuật
Việc áp dụng các biện pháp xâm lấn nhằm loại bỏ búi dom sẽ được chỉ định đối với bệnh nhân ở giai đoạn nặng. Lúc này, các búi dom thường đạt kích thước lớn, gây tắc nghẽn hậu môn.
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể được tiến hành điều trị bằng một số thủ thuật thay thế như thắt vòng cao su, chích xơ búi trĩ hoặc nong giãn hậu môn.
Điều trị bệnh lòi dom bằng mẹo dân gian
Đối với những trường hợp bị tổn thương cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng một số mẹo dân gian lành tính.
Mặc dù phương pháp này không có khả năng thay thế thuốc điều trị nhưng nếu sử dụng với liều lượng hợp lý vẫn có thể giúp khắc phục các biểu hiện của lòi dom. Một số bài thuốc tại nhà phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo như chườm đá, sử dụng nhựa cây nha đam, dầu dừa.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn chủ động kết hợp với phác đồ điều trị để đem lại tác dụng tối ưu chỉ trong thời gian ngắn, giảm nguy cơ biến chứng.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ hơn 2 tiếng trở lên, có thể kết hợp vận động, đi lại nhẹ nhàng khoảng 5 - 15 phút.
- Tích cực bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và các loại vitamin, uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Không nên gia tăng áp lực cho vùng xương chậu, hậu môn bằng cách hạn chế khuân vác vật nặng, ngồi xổm quá lâu.
- Có thể chế biến những món ăn thành dạng dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp. Đồng thời nên tránh thực phẩm quá cứng và khó tiêu.
- Không sử dụng các thực phẩm có tính cay, nóng, sử dụng nhiều gia vị, chiên qua dầu mỡ hoặc thức uống có chất kích thích.
Bệnh lòi dom chính là hồi chuông cảnh báo những biến chứng có thể xảy ra đối với người mắc bệnh trĩ lâu ngày. Chính vì vậy, bạn đọc không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn bảo vệ cơ thể trước căn bệnh lòi dom.
- Chuyên gia
- Cơ sở