Bệnh Trĩ Nội Độ 1

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Trong giai đoạn này búi trĩ mới vừa hình thành bên trong ống hậu môn, có kích thước nhỏ và thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng và phát triển thành các cấp độ nghiêm trọng hơn.

Định nghĩa

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nghiêm trọng, trong đó bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất. Trong giai đoạn này, các búi trĩ vẫn còn nằm bên trong ống hậu môn - trực tràng, có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu bị sa ra khỏi trực tràng.

Không giống như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội không gây đau đớn bởi vì bên trong ống hậu môn không có các dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận thấy máu dính trên phân, giấy vệ sinh, trên thành bồn cầu. Đôi khi máu có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy thành dòng.

Hình ảnh

Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 phổ biến bao gồm:

  • Ngứa ngáy, khó chịu ở khu vực hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
  • Xuất hiện các vết máu nhỏ trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện, tuy nhiên lượng máu thường không đáng kể.

Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất, thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ và nứt kẽ hậu môn. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của người bệnh, có chi phí điều trị cao và tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác.

Nguyên Nhân

Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội độ 1 nối riêng, thường liên quan đến các vấn đề về nhu động ruột, chẳng hạn như:

  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy;
  • Căng thẳng khi đi đại tiện;
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

Các tình trạng này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng bị giãn ra, dẫn đến ứ máu và hình thành búi trĩ.

Tiêu chảy mãn tính và táo bón được cho là có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách gây viêm các mô ở hậu môn và trực tràng. Ngồi lâu trên bồn cầu có thể kéo căng các thành mạch máu mỏng, khiến mạch máu phình, giãn ra và dẫn đến hình thành búi trĩ nội. Ngoài ra, việc hắt hơi thường xuyên cũng có thể dẫn đến giãn các tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, các một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội độ 1 bao gồm:

  • Mất nước: Mất nước hoặc uống ít hơn 8 cốc nước mỗi ngày có thể góp phần dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ nội độ 1.
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ: Chất xơ cần thiết cho hệ thống tiêu hóa và làm giảm nguy cơ táo bón. Do đó, thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng trĩ nội.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Ít vận động và không tập thể dục thường xuyên có thể dẫn đến mất trương lực cơ nói chung, bao gồm cả các cơ ở trực tràng. Lối sống thiếu vận động cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột, dẫn đến táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Các nguyên nhân y tế: Một số điều kiện sức khỏe, chẳng hạn như chấn thương hậu môn, cổ trướng, bệnh viêm ruột, béo phì hoặc chứng sa trực tràng, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và sinh con thường có áp lực lớn tác động lên hậu môn và trực tràng, điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ nội độ 1.

Biến chứng

Bệnh trĩ thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ nội độ 1 chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh, chẳng hạn như đại tiện ra máu hoặc khiến hậu môn ẩm ướt.

Nếu được điều trị phù hợp và đúng phương pháp, hầu hết các trường hợp trĩ nội độ 1 đều khỏi hẳn mà không dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng trĩ nội có thể trở nên nên nghiêm và tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hoặc nhiễm trùng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Phòng ngừa

Đối với bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh có thể phòng ngừa các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Cụ thể, để phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Theo các nghiên cứu, việc tiêu thụ đủ lượng chất xơ hàng ngày có thể giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Uống đủ nước hàng ngày có thể làm mềm phân, giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn và ngăn ngừa các triệu chứng táo bón hoặc bệnh trĩ;
  • Đừng căng thẳng khi đi đại tiện, bởi vì căng thẳng có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến việc hình thành các búi trĩ;
  • Hạn chế rượu và thức ăn cay để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không đọc báo hoặc sử dụng điện thoại để đảm bảo nhu động ruột bình thường.
Chẩn đoán và điều trị

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh trĩ nội độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, do đó người bệnh nên có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ nội độ 1 có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như:

1. Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút mỗi lần có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và làm dịu hậu môn. Người bệnh có thể ngâm hậu môn hoặc tắm nước ấm 2 - 3 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng xà phòng không mùi để vệ sinh hậu môn.

Sau khi ngâm hậu môn, người bệnh nên vỗ nhẹ da hoặc lau hậu môn nhẹ nhàng để làm khô. Không nên chà xát mạnh hoặc sử dụng khăn thô, điều này có thể gây tổn thương các mô ở hậu môn.

2. Chườm đá

Chườm đá hoặc chườm lạnh lên hậu môn có thể giảm ngứa và làm dịu hậu môn sau khi đi đại tiện. Người bệnh có thể bọc một viên đá lạnh và chườm lên hậu môn trong 10 phút mỗi lần để cải thiện các triệu chứng.

3. Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng

Điều quan trọng khi điều trị bệnh trĩ tại nhà là làm sạch hậu môn nhẹ nhàng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Người bệnh nên sử dụng vòi xịt cầm tay, khăn lau trẻ em hoặc các loại giấy vệ sinh chuyên dụng cho người bệnh trĩ, để tránh gây tổn thương các mô ở hậu môn.

Ngoài ra, người bệnh nên tắm mỗi ngày và thay quần lót 2 - 3 lần mỗi ngày hoặc khi hậu môn ẩm ướt. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ và phòng ngừa các bệnh lý đường sinh dục.

4. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống

Điều quan trọng để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 là tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ cần thiết để phòng ngừa táo bón, một nguyên nhân dẫn đến trĩ nội độ 1.

Nhiều nghiên cứu cho biết việc bổ sung nhiều chất xơ là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ mà không cần điều trị y tế. Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên tiêu thụ khoảng 30 - 35 gram chất xơ mỗi ngày để cải thiện bệnh trĩ một cách tự nhiên. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ thông qua một số loại thực phẩm như:

  • Các loại đậu;
  • Hoa quả sấy khô;
  • Các loại rau xanh;
  • Trái cây tươi;
  • Nước ép mận;
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt.

Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước để giảm bớt nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.

5. Thay đổi phong cách sinh hoạt

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh trĩ nội độ 1 cần lưu ý về chế độ sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tạo thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, điều này có thể tạo thói quen nhu động ruột và tránh nguy cơ táo bón;
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không trì hoãn nhu động ruột;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày;
  • Tránh ngồi quá nhiều, vận động mạnh hoặc mang vác nặng;
  • Tránh hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá, bởi vì hợp chất nicotin trong thuốc lá có thể gây tổn thương các mạch máu, bao gồm tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng;
  • Sử dụng quần lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt để tránh gây ma sát lên búi trĩ.

6. Diếp cá trị bệnh trĩ nội

Rau diếp cá là loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trĩ nội tại nhà. Người bệnh chỉ cần bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn uống hành ngày để hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

7. Sử dụng chất làm mềm phân

Các chất làm mềm phân là sản phẩm không kê đơn có thể giúp làm mềm phân, giảm táo bón và phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ.

Các chất làm mềm phân thường chứa thành phần hoạt tính docusate sodium, hoạt động bằng cách giảm sự hấp thụ nước trong đường ruột. Điều này có thể làm tăng lượng nước trong phân, giúp phân mềm hơn và dễ đi ra khỏi hậu môn.

Các chất làm mềm phân cần ít nhất vài ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ nội độ 1 không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy đau đớn ở hậu môn hoặc nếu các triệu chứng không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android