Trĩ Nội Độ 3
Trĩ nội độ 3 là tình trạng khá nghiêm trọng, khi không khắc phục kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở giai đoạn này người bệnh đã cần tiến hành phẫu thuật chưa? Làm thế nào để bệnh nhân loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, phù nề và đau rát tại hậu môn?
Định nghĩa
Dựa vào mức độ sa của búi trĩ, bệnh trĩ nội sẽ bao gồm 4 cấp độ. Trong đó, ở giai đoạn 3, búi trĩ có kích thước lớn, sa ra ngoài ống hậu môn, gây vướng và phiền toái khi sinh hoạt.
Trĩ nội độ 3 có mức độ nặng hơn so với giai đoạn 1, 2. Những biến chứng của bệnh gồm sa nghẹt búi trĩ, thiếu máu mãn tính, yếu cơ thắt vùng hậu môn,…
Khi bệnh nhân chủ quan, búi trĩ sẽ gia tăng kích thước, sa hẳn ngoài hậu môn và không thể thụt vào bên trong. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn 4, những phương pháp mang tính bảo tồn đều không mang tới hiệu quả cao. Lúc này, người bệnh cần phải can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa
Hình ảnh
Triệu chứng
Muốn xác định bản thân có bị trĩ nội cấp độ 3 hay không, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau:
- Búi trĩ bị kéo ra ngoài: tình trạng này xảy ra trong thời gian bệnh nhân đi đại tiện. Búi trĩ không thể tự trở về vị trí ban đầu mà bệnh nhân phải sử dụng tay để đẩy vào trong.
- Chảy máu: thấy máu trong bồn cầu hoặc in trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
- Khó chịu tại hậu môn: có thể liên quan tới tình trạng sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy tại hậu môn và các vị trí xung quanh.
Sự khác biệt giữa trĩ nội độ 3 và các cấp độ khác: ở cấp độ 1, búi trĩ nằm hoàn toàn trong trực tràng. Với trĩ nội cấp độ 2, búi trĩ sa ra hậu môn nhưng vẫn có thể tự trở lại vị trí ban đầu. Trong giai đoạn 4, búi trĩ hoàn toàn ở bên ngoài nhưng bệnh nhân không thể đưa về vị trí đầu tiên.
Nguyên Nhân
Các vấn đề liên quan đến đường ruột đa số do chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Mặt khác, việc mang bầu hoặc trọng lượng cơ thể dư thừa cũng là yếu tố hình thành bệnh trĩ. Lý do là bởi lúc này, trọng lượng cơ thể đã tạo áp lực tác động trực tiếp tới trực tràng khiến hệ thống tĩnh mạch phồng to và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt.
Bên cạnh nguyên nhân trên, bệnh trĩ nội cấp độ 3 còn hình thành bởi những yếu tố như:
- Giãn các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng;
- Các vấn đề liên đến hệ thống tiêu hóa, giảm nhu động ruột;
- Lối sống thiếu vận động;
- Phụ nữ sau sinh không có kế hoạch điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ phù hợp;
- Thói quen sống thiếu khoa học, chẳng hạn như nhịn đi đại tiện, căng thẳng hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Bệnh trĩ nội độ 3 có thể phát triển mạnh mẽ và trở nên tồi tệ theo thời gian. Trĩ sẽ di chuyển từ cấp thấp tới cấp cao trong thời gian ngắn.
Biến chứng
Trong tất cả các giai đoạn, trĩ nội cấp độ 3 có mức độ nguy hiểm rất cao. Khi người bệnh không nhanh chóng điều trị, búi trĩ sẽ tăng kích thước gây ngứa ngáy, đau nhức, viêm đỏ và phát sinh các biến chứng như:
- Thiếu máu mãn tính: khiến bệnh nhân xanh xao, uể oải, tóc rụng nhiều, thiếu sức sống. Phái nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và giảm khả năng tập trung.
- Viêm hậu môn: búi trĩ ở bên ngoài đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm tại hậu môn. Lúc này, hậu môn đã bị sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy. Khi chị em không kịp thời xử lý, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây hoại tử búi trĩ.
- Sa nghẹt búi trĩ: chủ yếu xuất hiện ở người bị trĩ cấp độ 3 hoặc 4. Hiện tượng này xảy ra khi búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài và bị nghẹt lại do cơ hậu môn co thắt. Việc co thắt làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu và gây viêm nhiễm, phù nề, đau nhức.
- Tăng khả năng hình thành trĩ vòng: xuất hiện phổ biến ở giai đoạn cuối của bệnh trĩ. Trĩ vòng gây sa niêm mạc trực tràng và khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp. Mặt khác, việc phẫu thuật cắt búi trĩ vòng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn: Biến chứng này thường xảy ra do búi trĩ nội sa ra ngoài trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng hậu môn co thắt quá mức. Nếu không được xử lý phù hợp, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn, thậm chí là dẫn đến đại tiện không tự chủ.
- Tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý hậu môn: Búi trĩ nội sa ra khỏi hậu môn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn và dẫn đến một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như rò hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn và áp xe.
Khi bị sa búi trĩ, chúng sẽ ma sát vào cơ thể, gây trầy xước và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, việc chảy nhiều máu còn dẫn đến hiện tượng thiếu máu, làm bệnh nhân trở nên mệt mỏi, chóng mặt, trí tuệ và tinh thần giảm sút. Điều này vừa gây khó khăn cho công việc vừa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Biện pháp điều trị
Bệnh nhân chỉ phẫu thuật trĩ nội độ 3 khi cơ thể không đáp ứng các biện pháp can thiệp nội khoa. Những trường hợp được cân nhắc điều trị ngoại khoa bao gồm:
- Đối tượng có búi trĩ sa ra bên ngoài, gây đau rát, khó chịu, ngứa ngáy
- Biến chứng yếu cơ thắt hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, viêm hoại tử, phù nề, hình thành huyết khối
- Viêm quanh hậu môn, rò rỉ hoặc nứt hậu môn
- Vừa bị sa búi trĩ vừa bị trĩ vòng
Những thủ thuật được bác sĩ áp dụng để chữa bệnh trĩ là:
- Liệu pháp đông máu: bác sĩ dùng một đầu dò điện, một chùm tia laser hoặc tia hồng ngoại tạo ra vết bỏng nhỏ tại vùng hậu môn. Vết bỏng này sẽ loại bỏ mô nhưng không gây đau đớn. Thêm vào đó, chuyên gia cũng áp dụng thêm liệu pháp đông máu nhằm giúp búi trĩ co lại.
- Tiêm xơ búi trĩ: chuyên gia sử dụng thuốc chứa chất hóa học để chích vào búi trĩ. Tác dụng của thủ thuật là tạo xơ trong búi trĩ. Nhờ vậy, máu không thể truyền đến nuôi trĩ nên chúng có thể teo lại và biến mất dần dần.
- Chích xơ búi trĩ: bác sĩ sẽ tiêm dung dịch vào tĩnh mạch trực tràng bị phình giãn để tạo phản ứng xơ hóa. Đây là phản ứng giúp mạch máu ép chặt lại, hạn chế nguy cơ máu đi ra ngoài và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ.
- Dùng nitơ lỏng để áp lạnh: sử dụng nitơ khoảng -196 độ C để hóa băng búi trĩ. Tác dụng chính là làm tê liệt dây thần kinh ở búi trĩ và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát. Mặt khác, việc tiếp xúc với nitơ lỏng cũng khiến búi trĩ bị xơ hóa, hoại tử lạnh và dần rơi rụng.
- Thắt trĩ bằng vòng cao su: mục tiêu là khiến chúng không thể được nuôi dưỡng và dần teo lại chỉ sau 7 ngày.
Ngoài việc thực hiện thủ thuật, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ búi trĩ. Đối với biện pháp truyền thống, bác sĩ sẽ gây mê rồi cắt bỏ trĩ bằng cách dùng dao rạch một đường quanh gốc của chúng.
Tiếp đến, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho tới khi vết mổ trĩ nội độ 3 lành lặn. Để biện pháp này phát huy tác dụng tốt, chuyên gia sẽ đưa ra chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với thể trạng. Hoạt động này có thể giúp bệnh nhân phòng ngừa tối đa nguy cơ tái phát.
Ngoài phương pháp truyền thống, bác sĩ có thể chỉ định một số cách phẫu thuật như: cắt trĩ nội độ 3 bằng sóng cao tần HCPT, PPH, Longo, cắt bằng Milligan Morgan, siêu âm Doppler-THD….
Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ búi trĩ và khắc phục nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Nhưng sau khi phẫu thuật, bạn cần được chăm sóc đúng cách. Điều này nhằm ngăn chặn các rủi ro cũng như biến chứng về sau.
Cách điều trị trĩ nội cấp độ 3 không phẫu thuật
Nếu bệnh chưa tới mức phải điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ được chỉ định nhiều cách chữa phù hợp với sức khỏe. Sau đây là một số biện pháp điều trị bạn có thể áp dụng.
Cách điều trị trĩ nội độ 3 bằng thuốc tây
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Tác dụng chung của các loại thuốc là làm giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, ngứa ngáy… Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh để phòng ngừa biến chứng.
Những loại thuốc trị bệnh trĩ nội độ 3 được bác sĩ chỉ định phổ biến là:
- Hydrocortisone
Đây là loại thuốc thuộc nhóm nội tiết tố, một glucocorticosteroid tự nhiên tiết ra từ tuyến thượng thận. Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa liên quan đến bệnh trĩ. Chế phẩm không kê toa chứa hàm lượng hydrocortisone thấp là thuốc mỡ hoặc kem thoa hậu môn cortizone-10.
- Thuốc tê
Công dụng của thuốc là gây ức chế và làm tê liệt dây thần kinh. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể giảm đau, giảm ngứa và đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Một số tên thuốc tiêu biểu gồm: medicine, lidocain, hydrocortison, dibucaine…
- Thuốc co thắt
Tên gọi khác là thuốc co mạch, có tác dụng thắt chặt mạch máu chỉ trong thời gian ngắn. Nhờ vậy, thuốc giúp thu nhỏ các mô và loại bỏ búi trĩ. Loại thuốc điều trị trĩ nội độ 3 phổ biến là Phenylephrine, Medicine, thuốc mỡ…
- Chất bảo vệ
Chất bảo vệ có trong chế phẩm trị trĩ là dầu khoáng, oxit kẽm, tinh bột, các mô tế bào. Mục tiêu của thuốc là giúp ức chế và phòng ngừa tình trạng kích ứng. Mặt khác, các chất bảo vệ sẽ tạo thành hàng rào khi các mô kích thích lành lặn. Những cái tên tiêu biểu gồm lanolin, glycerin, desitin…
- Sản phẩm kết hợp
Một đơn thuốc chữa bệnh trĩ nội độ 3 có thể được kết hợp từ nhiều loại thuốc khác nhau. Tác dụng là giảm ngứa rát, ngăn chặn sưng tấy và đẩy lùi sự kích thích gây khó chịu. Thêm vào đó, các loại thuốc cũng giúp quá trình đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn.
Phẫu thuật trĩ nội độ 3
Bệnh trĩ nội độ 3 cần được phẫu thuật nếu không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật thường bao gồm:
- Phương pháp cắt khâu búi trĩ bằng tay: Trong thủ thuật này bác sĩ thực hiện cắt búi trĩ bằng phương pháp truyền thống và khâu búi trĩ bằng chỉ khâu.
- Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp HCPT: Phương pháp này sử dụng nhiệt đông các tế bào và thắt nút mạch máu để cắt nguồn máu đến búi trĩ. Sau đó bác sĩ cắt búi trĩ bằng dao điện.
- Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Phương pháp này sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược từ 3 - 4 cm. Điều này có thể làm giảm lượng máu đến búi trĩ, dẫn đến teo búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng.
Phẫu thuật có thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn và điều trị dứt điểm các triệu chứng. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh các biến chứng và rủi ro liên quan.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 3 tại nhà giúp làm giảm áp lực lên búi trĩ. Đồng thời, nó cũng phòng ngừa sự phát triển của bệnh. Các cách cải thiện tình trạng trĩ nội độ 3 tại nhà gồm:
- Vệ sinh hậu môn:
- Làm sạch hậu môn sau khi đi đại tiện, sử dụng giấy mềm hoặc vòi xịt cầm tay.
- Ngâm hậu môn với nước ấm trong 10-15 phút sau khi đi đại tiện để cầm máu và làm sạch ống hậu môn.
- Chăm sóc dinh dưỡng:
- Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm bổ sung để làm mềm phân và giảm chảy máu khi đi tiêu.
- Uống đủ nước và duy trì lối sống lành mạnh.
- Kiểm soát thói quen xấu:
- Loại bỏ thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, và sử dụng thức ăn nhanh.
- Hạn chế thức khuya và giảm căng thẳng.
- Sử dụng thuốc không kê đơn:
- Sử dụng các loại thuốc không kê đơn như kem bôi chứa lidocain, hydrocortisone, hoặc phenylephrine để làm dịu và giảm ngứa ngáy.
- Thay đổi thói quen điều trị:
- Không trì hoãn nhu cầu đại tiện để ngăn ngừa áp lực và căng thẳng.
- Không ngồi lâu trên bồn cầu để tránh đẩy búi trĩ ra khỏi hậu môn.
- Sử dụng thảo dược tự nhiên:
- Áp dụng thảo dược như chiết xuất rau diếp cá, ngải cứu, hoặc nghệ để giảm viêm, sưng, và ngứa ngáy.
- Ngâm hậu môn với nước ấm:
- Để giảm ngứa và kích ứng, ngâm hậu môn trong nước ấm sau khi đi đại tiện.
Những biện pháp trên có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
- Chuyên gia
- Cơ sở