Trĩ Nội Độ 2
Trĩ nội độ 2 là nỗi ám ảnh của bất cứ người bệnh nào mắc phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng đã tồn tại trong thời gian nhất định và dễ dàng để lại biến chứng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết giúp độc giả chủ động nhận biết sớm và ngăn chặn căn bệnh này.
Định nghĩa
Bệnh trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị căng phồng quá mức, dẫn tới tình trạng phình to ra. Phần da bao bọc xung quanh búi trĩ chính là niêm mạc. Trong thời gian đầu, kích thước cấu trúc dạng khối này chưa lớn, nằm ở phía dưới đường lược. Sau một thời gian, bệnh tiến triển sang các cấp độ 2, 3, các khối thịt thừa này sẽ bị sa ra bên ngoài.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khi bệnh tiến triển sang cấp độ 2, các dấu hiệu dần trở nên rõ rệt hơn và gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, đời sống của bạn.
- Đại tiện ra máu: Xuất huyết có thể lẫn trong phân, giấy ở dạng giọt hoặc tia máu trong quá trình đại tiện.
- Vùng xung quanh hậu môn ẩm ướt: Các dịch hậu môn sẽ tăng tiết nhiều hơn khi bị bệnh trĩ. Đây có thể là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
- Xuất hiện búi trĩ: Do sự căng phồng quá mức tại đám rối tĩnh mạch, dần hình thành nên cấu trúc dạng búi. Ở giai đoạn này, búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài trong quá trình đại tiện và tự co lại vào bên trong. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cảm giác đau rát hậu môn, khó khăn trong quá trình vận động.
Nguyên Nhân
Trĩ nội độ 2 là sự tiến triển từ cấp độ 1, tình trạng này cho thấy sự chủ quan và thiếu kiến thức trong nhận diện, điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình:
- Bị trĩ nội do táo bón kéo dài khiến tĩnh mạch tại hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn.
- Người có thói quen ngồi nhiều, ít vận động hoặc thừa cân béo phì.
- Gia tăng áp lực vùng bụng đột ngột như phụ nữ mang thai, phì đại tiền liệt tuyến, khối u ổ bụng hoặc sau khi sinh.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học và thường xuyên lạm dụng chất kích thích, có tính gây nghiện tổn hại tới sức khỏe
Biến chứng
Trong 4 cấp độ của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ nội cấp độ 2 được đánh giá ở mức trung bình. Chính vì vậy, việc can thiệp bằng các biện pháp ngoại khoa là chưa thực sự cần thiết. Các bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng bằng thuốc điều trị tại chỗ.
Các dấu hiệu có thể được khắc phục chỉ trong khoảng 10 – 14 ngày. Đối với các trường hợp không đáp ứng tích cực với thuốc hoặc có dấu hiệu chuyển biến sang giai đoạn 2, 3. Người bệnh có thể sẽ được xem xét can thiệp phẫu thuật.
Biện pháp điều trị
Dưới đây là một số biện pháp loại bỏ nhanh chóng triệu chứng của trĩ nội độ 2 và độc giả nên căn cứ vào thể bệnh, thể trạng của mình để lựa chọn ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp cho tình trạng bệnh lý được cải thiện tốt hơn, góp phần ngăn chặn nguy cơ tái phát. Người bệnh nên tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả và nước uống trong thực đơn hằng ngày. Tránh các món ăn có tính nóng, nhiều dầu mỡ hoặc lượng đạm cao, kết hợp vận động nhẹ nhàng sau mỗi 2 tiếng ngồi làm việc, hạn chế ngồi xổm hoặc mang vác nặng….
Thuốc điều trị tại chỗ
Việc kết hợp một số sản phẩm như thuốc tăng độ bền thành mạch, thuốc nhuận tràng, thuốc bôi giảm ngứa… sẽ giúp người bệnh loại bỏ nhanh chóng cảm giác khó chịu do trĩ nội độ 2. Tuy nhiên, để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do dùng thuốc sai cách, bạn nên tham khảo chỉ dẫn và liều lượng từ các bác sĩ chuyên khoa.
Đối với một số trường hợp không đáp ứng tích cực với những phương pháp điều trị tại chỗ, các bác sĩ sẽ xem xét ứng dụng các kỹ thuật ngoại khoa nhằm hạn chế tối đa mức độ tổn thương như Longo, laser hoặc dùng dây cao su…Tùy vào đặc điểm bệnh và khả năng tài chính, người bệnh có thể tham khảo các giải pháp phù hợp nhất.
Sử dụng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường chỉ có vai trò hỗ trợ giúp thúc đẩy quá trình làm lành nhanh chóng, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây nha đam, lá trầu không, rau diếp cá, nước muối, dầu dừa…
Bên cạnh đó, các bài chữa này hoàn toàn không có khả năng thay thế thuốc đặc trị. Chính vì vậy nếu người bệnh đang mắc trĩ giai đoạn 3, 4 hoặc đang sử dụng phương pháp điều trị khác, cần đặc biệt tham khảo ý kiến của chuyên gia để giảm thiểu tác dụng phụ.
- Cây nha đam: Nhựa cây nha đam có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao giúp làm sạch các loại vi khuẩn, giảm đau rát, thúc đẩy quá trình làm lành nhanh.
- Lá diếp cá: Đối với người mắc trĩ độ 2 do táo bón có thể tham khảo phương pháp hỗ trợ từ diếp cá. Với hàm lượng dưỡng chất cao, việc uống trực tiếp nước cốt rau diếp cá sẽ giúp đào thải độc tố, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Lá trầu không: Để loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau đớn, người bệnh có thể xông hơi hậu môn với nước lá trầu không đun sôi. Đến khi nước nguội, bạn nên dùng phần nước để làm sạch trước khi đi ngủ.
Bài thuốc y học cổ truyền
Ứng dụng Đông y trong điều trị bệnh trĩ nội độ 2 là phương pháp đang được người bệnh ngày một ưa chuộng. Thông qua việc sử dụng đúng liều lượng, thời gian cần thiết của liệu trình, các loại thảo dược sẽ phát huy hiệu quả cao nhất, đẩy lùi tận gốc từ căn nguyên của bệnh. Mục đích chính của quá trình điều trị chính là giảm đi ngoài ra máu, co đám rối tĩnh mạch và tiêu búi trĩ.
Người bệnh có thể tham khảo một số thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa như: hoa hòe, đương quy, bạch thược, chỉ xác, hồng hoa, đào nhân, hoàng liên, thược dược, kinh giới, huyền sâm…
Bệnh trĩ nội độ 2 là tình trạng tổn thương ở mức trung bình, cảnh báo sự phát triển âm thầm của các búi trĩ. Để ngăn ngừa khả năng biến chứng, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe, người bệnh nên chủ động thăm khám và thiết lập các thói quen sinh hoạt khoa học phù hợp nhất.
- Chuyên gia
- Cơ sở