Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh
Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng mà nhiều người dễ dàng gặp phải khi thay đổi thời tiết vào mùa đông. Khí lạnh, nhiệt độ không khí giảm cùng những cơn gió mùa chính là nguyên nhân khiến trên da của nhiều người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị nổi mề đay. Vậy làm thế nào để điều trị hiệu quả, an toàn, bài viết dưới đây Vietmec sẽ cung cấp cho bạn một số những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.
Định nghĩa
Nổi mề đay do trời lạnh là tình trạng da bị nổi mẩn, ngứa khi tiếp xúc với không khí lạnh, nhiệt độ thấp (từ 4 - 10 độ C), gió lạnh từ môi trường bên ngoài gây ra. Cơ chế dẫn đến trình trạng này phần lớn là do da bị khô.
Theo các chuyên gia da liễu, lớp da ngoài cùng trên cơ thể con người làm nhiệm vụ giữ dầu và các tế bào chết để cấp ẩm. Tuy nhiên khi thời tiết chuyển lạnh, gió hanh, độ ẩm thấp sẽ khiến lớp da dầu này mất đi, hoặc giảm tiết dầu dẫn đến hiện tượng khô da, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Khi đó, cơ thể sẽ tự động sản xuất ra histamin và một số chất trung gian gây hiện tượng kích ứng, mẩn ngứa, mề đay trên da. Nhiều trường hợp nặng còn có thể xuất hiện những biểu hiện nặng nề hơn trên da.
Hình ảnh
Triệu chứng
Tùy từng đối tượng khác nhau mà biểu hiện của bệnh sẽ kéo dài từ 5 - 10 phút hoặc vài giờ, vài ngày đến vài tuần. Nhiều trưởng hợp không điều trị nhanh, chịu thêm nhiều tác nhân bên ngoài như trời gió lạnh, độ ẩm tăng cao sẽ làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của bệnh cũng khá đa dạng, người chỉ bị ngứa nhẹ, nổi nốt ửng đỏ trên da, người lại bị nặng hơn như sốc phản vệ, ngất xỉu, hạ huyết áp,...Cụ thể dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất khi bị nổi mề đay khi trời lạnh:
- Trên da người bị nổi mề đay sẽ thấy xuất hiện những mảng sần màu đỏ. Chúng có thể nhỏ li ti không nhìn thấy rõ mụn, nhưng cũng có người nhìn thấy từng mụn còn có mọng nước. Kích thước từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể thấy ở da đùi, tay, chân, ngực, trên gương mặt,...
- Cảm giác ngứa ngáy rất rõ ràng. Cơn ngứa râm ran, hoặc dữ dội và sẽ ngứa nhiều hơn khi về đêm. Bởi lúc này nhiệt độ thương giảm mạnh nhất, độ ẩm tăng cao nhất.
- Những đối tượng bị mề đay mãn tính, biểu hiện thường sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, kéo dài trong nhiều ngày, tần suất và mức độ cũng nghiêm trọng hơn như bất tỉnh, sưng tay chân, khó thở, tiêu chảy,... Một vài trường hợp không cấp cứu kịp có thể dẫn đến biến chứng sốc phản vệ, phù não và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi mề đay khi trời lạnh khá nhiều và không phải ca bệnh nào bác sĩ cũng có thể tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng có thể sàng lọc ra một số tác nhân gây nên tình trạng này điển hình như sau:
- Do da nhạy cảm: Những người bị da nhạy cảm thường sẽ dễ bị nổi mề đay khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là vào mùa đông. Nghiên cứu này đã được chứng minh ở rất nhiều bệnh nhân khác nhau.
- Tính di truyền từ bố mẹ: Nổi mề đay là căn bệnh có thể di chuyền từ đời bố mẹ sang con cái, bởi phần lớn bệnh rất khó đẻ chữa khỏi mà sẽ ngấm vào máu và phát tan ra khi gặp điều kiện thuận lợi.
- Lạm dụng thuốc Tây: Những đối tượng sử dụng quá nhiều các loại thuốc chứa thành phần corticoid cao sẽ thường bị mắc tình trạng nổi mề đay khi thời tiết thay đổi cao hơn những bệnh nhân khác. Bởi thành phần thuốc này túy có tác dụng khống chế cơn đau, giảm viêm rất nhanh nhưng lại làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và dễ bị nổi mề đay khi trời trở lạnh.
- Nhiễm virus hoặc bệnh lý: Những đối tượng khi bị nhiễm virus hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp trên sẽ thấy biểu hiện là nổi mề đay ngoài da. Nguyên nhân là do virus xâm nhập từ bên trong phát tác biểu hiện ra bên ngoài.
- Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch và khả năng đề kháng của con người bị suy giảm, kém hơn người khác cũng là nguyên nhân gây bên tình trạng nổi mề đay và mẩn ngứa vào mùa đông.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên hiện tượng nổi mề đay khi trời lạnh cũng có thể đến từ một số nguyên nhân khác nhau như: Sử dụng thức ăn có hại cho sức khỏe, các loại chất kích thích, vệ sinh da không sạch sẽ, chạm vào những tác nhân gây dị ứng,...
Phòng ngừa
Trời lạnh là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh nổi mề đay ở một số đối tượng có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu. Cho nên một số biện pháp phòng ngừa cũng như là cách chăm sóc cơ thể dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích với mọi người:
- Luôn giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết thay đổi, chuyển mùa.
- Người bị mề đay không uống nước lạnh, hạn chế để da tiếp xúc với không khí lạnh, nước lạnh.
- Mang theo các loại thuốc kháng histamin có sự kê đơn của bác sĩ để sử dụng trong tình huống khẩn cấp tránh để biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Luôn giữ ẩm cho da để tránh khô da bằng cách uống đủ nước, ở trong phòng dùng máy tạo ẩm,...
- Khi xuất hiện các biểu hiện của nổi mề đay, nên hạn chế gãi, để những vùng da bị mẩn ngứa không lan rộng ra nhiều vùng xung quanh.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh dùng những thực phẩm kích ứng cho da.
- Chủ động thay đổi một số những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày để phòng và hỗ trợ điều trị nổi mề đay tốt nhất.
Biện pháp điều trị
Hiện nay, Y học hiện đại vẫn chưa có loại thuốc chuyên dùng để đặc trị bệnh nổi mề đay. Bác sĩ chỉ có thể căn cứ vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh của người mắc mà kê đơn thuốc phù hợp. Phần lớn bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin cho bệnh nhân uống, mục đích để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da và giảm nốt mẩn, sần ngứa. Một số loại thuốc có tác dụng kháng histamin bao gồm: Loratadine, levocetirizine, desloratadine,…
Một vài trường hợp được xác định bệnh nặng, bị mãn tính trong nhiều năm liền thì bác sĩ sẽ kê thuốc có chứa thành phần corticoid. Tác dụng chính là hạn chế tình trạng sốc phản vệ, và tránh những biến chứng nguy hiểm trên da có thể gặp phải ở bệnh nhân.
Thuốc Tây có tác dụng rất nhanh trong việc làm giảm triệu chứng nổi mề đay trên da tay hoặc toàn thân bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không quá lạm dụng mà cần có sự chỉ định, kê đơn cụ thể của bác sĩ. Dùng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm những tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa, suy tuyến thượng thận, rối loạn nhịp tim,...
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài hai cách điều trị chuyên nghiệp ở trên, bệnh nhân cũng có thể áp dụng những mẹo dân gian để điều trị mề đay tại nhà. Ưu điểm của phương pháp chính là ở tính tiện dụng, dễ thực hiện bởi những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm. Tuy nhiên, hình thức này chỉ có tác dụng thuyên giảm và giảm bớt triệu chứng. Những đối tượng bị nặng có thể sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Một số mẹo dân gian để bạn áp dụng tại nhà đơn giản như sau:
- Dùng nha đam: Trong nha đam có chứa rất nhiều các thành phần quan trọng như vitamin, acid folic, glycoprotein, acid cinnamic,.. có tác dụng chính là kháng viêm, giảm ngứa, se khít lỗ chân lông. Bạn có thể đắp phần thịt lá nha đam lên những vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa cho đến khi da dịu lại, hết ngứa thì rửa lại nước nước ấm.
- Dùng lá bạc hà tươi: Những nghiên cứu đã chứng minh trong lá bạc hà tươi có nhiều hoạt chất menthol có tác dụng rất tốt cho việc gây tê, làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả. Bạn chỉ cần đắp một ít bã lá bạc hà đã được giã nát lên vùng da bị mẩn ngứa trong 20 - 30 phút là được.
- Dùng trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa để điều tiết tuyến bã nhờn trên da, mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái nhất giảm nhanh những triệu chứng của mề đay. Cách dùng chỉ cần uống trà hoa cúc mỗi ngày cùng một thìa mật ong là được.
- Dùng lá tía tô: Tía tô có khả năng cấp ẩm cho da, giải độc, thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả nên được nhiều người dùng để giảm triệu chứng nổi mề đay trên da. Bạn chỉ cần uống nước cốt lá tía tô mỗi ngày trong vòng 3 - 4 tuần sẽ thấy có sự thay đổi đáng kể.
- Chuyên gia
- Cơ sở