Trật Khớp Gối

Tổng quan

Trật khớp gối là một dạng chấn thương nghiêm trọng, có thể gây hỏng một số cơ quan tại khớp. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ khiến tính vẹn toàn của khớp gối bị ảnh hưởng và làm giảm khả năng vận động. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Trong cấu trúc xương người, phần khớp gối là cơ quan có cấu tạo khá phức tạp do được hình thành từ ba xương lớn là xương bánh chè, xương đùi và xương chày. Để khớp gối có thể hoạt động một cách bình thường, bao quanh khớp gối còn có rất nhiều cơ quan khác như dây thần kinh, bao hoạt dịch, sụn đệm, sợi cơ, dây chằng,… Trật khớp gối là hiện tượng xương đùi và xương chày bị chếch ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này thường xảy ra sau khi khớp gối bị tác động lực cực mạnh và đột ngột như chấn thương, té ngã, va chạm,…

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, trật khớp gối là một loại chấn thương nghiêm trọng. Đây là tình trạng khá hiếm gặp nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng không mong muốn như hỏng dây chằng, mạch máu, dây thần kinh,…. Điển hình và nguy hiểm nhất là hội chứng compartment gây đau khớp gối và tắc nghẽn mạch máu. Khi mắc phải hội chứng này, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và tiềm ẩn nguy cơ tàn phế sau này. Ở trường hợp trật khớp gối gây mất nhiều máu nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải cắt cụt chi để phòng tránh các rủi ro có liên quan khác.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Trật khớp gối là chấn thương nghiêm trọng nên sẽ gây ra biểu hiện ngay sau khi khớp bị trật và có tính chất nghiêm trọng theo thời gian. Biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng này là gây đau nhức, viêm sưng và biến dạng khớp. Quan sát bên ngoài sẽ thấy khớp gối bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng trật khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được, bạn cần nắm rõ để sớm nhận biết:

  • Đầu gối bị đau nhức ở mức độ dữ dội khiến người bệnh không thể đi lại hoặc duỗi thẳng chân như bình thường. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn thực hiện các vận động tại khớp.
  • Vùng da bên ngoài khớp đầu gối bị sưng tấy và nóng đỏ. Nếu bị vỡ mạch máu sẽ gây bầm tím nghiêm trọng ở đầu gối hoặc khu vực xung quanh.
  • Nhìn vào sẽ thấy các bộ phận của đầu gối bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và không có cảm giác cân xứng. Nếu cố gắng di chuyển sẽ phát ra âm thanh tại khớp.

Ở một số trường hợp, phần xương bị trật tại khớp gối có thể tự trượt về vị trí ban đầu. Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức dữ dội, đầu gối sưng to và hoạt động không ổn định. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ phát sinh ra các biến chứng sau đây:

  • Chèn ép lên các dây thần kinh chạy dọc theo rìa ngoài của bắp chân.
  • Động mạch và tĩnh mạch bị tắc nghẽn dẫn đến vỡ mạch
  • Gây huyết khối tĩnh mạch sâu

Khi bị tắc nghẽn mạch máu, nếu không được điều trị trong khoảng 8 giờ thì nguy cơ cao là phải cắt cụt chi, tỷ lệ này lên đến 86%.

Nguyên Nhân

Trật khớp gối là một dạng chấn thương nên thường xảy ra sau khi khớp gối bị va đập mạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây trật khớp gối thường gặp, bạn cần phải nắm rõ để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa:

  • Tai nạn xe cộ: Tai nạn xe cộ khi tham gia giao thông là nguyên nhân gây trật khớp gối thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi đầu gối bị va đập mạnh với bề mặt cứng như mặt đường, điều này đã khiến cho xương chày hoặc xương đùi bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Chấn thương đầu gối khi chơi thể thao: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp gối nhưng không phổ biến như nguyên nhân tai nạn xe cộ. Trật khớp gối thường xảy ra sau khi đầu gối bị chấn thương nghiêm trọng do chơi thể thao. Ví dụ như bị ngã khi chơi đá bóng khiến đầu gối va đập mạnh xuống sân, va chạm với người chơi khi tránh bóng,… Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi đầu gối bị va chạm với mặt sàn ở tư thế uốn cong hoặc duỗi thẳng quá mức.
  • Ngã do mất kiểm soát: Tình trạng này thường xảy ra ở những người đang di chuyển với tốc độ cao nhưng phải dừng lại đột ngột do gặp phải chướng ngại vật. Lúc này, bạn không thể kiểm soát được trọng lực, dẫn đến té ngã và gây chấn thương đầu gối. Đây là nguyên nhân gây trật khớp gối thường gặp ở những người chơi trượt tuyết, trượt băng, bê vật nặng bị hụt chân khi leo cầu thang,…

Phòng ngừa

Trật khớp gối khiến vùng khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng và không thể thực hiện các vận động một cách bình thường. Sau khi điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương tại khớp:

  • Hạn chế vận động khớp và hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng nẹp cho đến khi khớp gối lành hẳn. Tuy nhiên, bạn không nên ngồi hoặc nằm cố định một chỗ hoàn toàn để tránh gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
  • Tiến hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại các cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện sau phẫu thuật để phục hồi chức năng khớp gối và tránh các biến chứng không mong muốn.
  • Khớp gối sau khi bị trật cần phải có thời gian khá dài để phục hồi chức năng. Đồng thời, thời gian phục hồi cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của chấn thương, các biến chứng có liên quan,…
  • Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro có liên quan.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp quá trình phục hồi tổn thương tại khớp có thể diễn ra một cách tốt nhất. Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích,…
  • Với vận động viên bị trật khớp gối, sau khi đã trải qua quá trình chăm sóc và phục hồi thì bạn vẫn có thể quay lại bộ môn thể thao đang tập luyện trước đó. Tuy nhiên, hiệu suất tập luyện sẽ không còn cao như trước.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi có dấu hiệu bị trật khớp gối, bạn cần giữ yên phần trên và dưới của chân, sau đó tiến hành cố định chỗ khớp bị trật. Tuyệt đối không cố gắng đẩy khớp trở về vị trí ban đầu, tránh khiến cho tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để nhận được sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn.

Để chẩn đoán tình trạng trật khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng tại khớp gối. Sau đó, yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm hình ảnh cùng một số xét nghiệm cần thiết khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Nếu xác định bệnh nhân bị trật khớp gối, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là hai cách điều trị trật khớp gối được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

+ Điều trị bảo tồn: Thường được chỉ định điều trị với những trường hợp bị trật khớp gối nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh như dây chằng, xương, gân cơ,… Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng lực tay để nắn lại đầu gối giúp đưa các xương bị lệch trở về vị trí ban đầu. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu dùng nẹp cố định khớp gối, ngăn ngừa tình trạng trật khớp tái phát trở lại. Sau vài tuần mang nẹp, sức khỏe của vùng khớp gối sẽ được phục hồi hoàn toàn, bạn có thể cử động khớp một cách bình thường.

+ Can thiệp ngoại khoa: Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị trật khớp gối gây đứt dây chằng, vỡ xương bánh chè,… Hiện tại, y học có hai phương pháp phẫu thuật điều trị trật khớp gối là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Dựa vào mức độ tổn thương tại khớp gối mà bác sĩ sẽ chỉ định loại hình phẫu thuật cho phù hợp. Tuy nhiên, việc phẫu thuật điều trị trật khớp gối cũng tồn tại rất nhiều rủi ro không mong muốn như cứng khớp mãn tính, đau dây thần kinh sau phẫu thuật, nhiễm trùng, dị dạng khớp,…

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android