Cách Chữa Dị Ứng Khi Ăn Côn Trùng Hiệu Quả Nhất

Trong đời sống hằng ngày, nhiều người lấy côn trùng như: Dế, ve, đuông dừa, bọ cạp.. làm thức ăn. Tuy nhiên, do không biết cách chế biến, làm sạch nguyên liệu nên dẫn đến nhiều vụ dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Vậy, có những cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng nào và cách thực hiện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Trong đời sống hằng ngày, nhiều người lấy côn trùng như: Dế, ve, đuông dừa, bọ cạp.. làm thức ăn. Tuy nhiên, do không biết cách chế biến, làm sạch nguyên liệu nên dẫn đến nhiều vụ dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Vậy, có những cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng nào và cách thực hiện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng hiệu quả nhất

Từ xa xưa, con người đã sử dụng côn trùng như: Đuông dừa, dế, bọ cạp, ve … để làm thức ăn. Đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng cũng nguy cơ gây ngộ độc cấp tính cao do chúng sống trong môi trường đất dễ bị nhiễm nấm. Do đó, việc trang bị các kiến thức phòng tránh, các cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng là cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

Dị ứng khi ăn côn trùng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào với các triệu chứng Châm chích, mẩn ngứa, đau rát, khó thở, mẩn đỏ…
Dị ứng khi ăn côn trùng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào với các triệu chứng Châm chích, mẩn ngứa, đau rát, khó thở, mẩn đỏ…

Dị ứng côn trùng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tác động của nọc độc hay protein có trong côn trùng. Khi ăn côn trùng, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng Histamin ở dạng tự do vào máu và gây ra một loạt các triệu chứng như: Châm chích, mẩn ngứa, đau rát, khó thở, mẩn đỏ…

Những người bị dị ứng khi ăn côn trùng thường có biểu hiện chân tay run rẩy, buồn nôn, chóng mặt. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến khó thở, co giật, nổi mề đay toàn thân, ngứa rát …. hoặc dẫn đến tử vong. Tùy vào cơ địa, lượng độc tố trong côn trùng vào cơ thể mà mỗi người có mức độ phát bệnh và nặng nhẹ khác nhau. Từ đó, sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.

Theo số liệu thống kê gần đây, tỷ lệ người nhập viện do dị ứng với côn trùng ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Đặc biệt, việc dị ứng khi ăn côn trùng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào: Trai, gái, già, trẻ…

Dị ứng khi ăn côn trùng là phản ứng của hệ miễn dịch trước protein hay nọc độc chứa trong xác côn trùng. Một số triệu chứng phản vệ của cơ thể được biết đến như buồn nôn, tay chân run rẩy, đau rát bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa ở da, sưng môi hay lưỡi, khó thở,…

Kích thích vào hệ tiêu hóa để ngay lập tức nôn các loại côn trùng đã ăn phải ra ngoài hạn chế tối đa chất độc đi vào cơ thể.
Kích thích vào hệ tiêu hóa để ngay lập tức nôn các loại côn trùng đã ăn phải ra ngoài hạn chế tối đa chất độc đi vào cơ thể.

Cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như mức độ nặng nhẹ, nọc độc tương ứng với các giống loài côn trùng, thể trạng cơ địa của người mắc. Tuy nhiên các xử lý dị ứng tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Kích thích vào hệ tiêu hóa để ngay lập tức nôn các loại côn trùng đã ăn phải ra ngoài hạn chế tối đa chất độc đi vào cơ thể.
  • Cho người mắc dị ứng uống thật nhiều nước để pha loãng giảm nồng độ chất độc, kích thích cho hệ bài tiết trong quá trình đào thải.
  • Trong trường hợp dị ứng vẫn chưa được cải thiện cần sử dụng ngay một số loại thuốc để giảm và kiểm soát triệu chứng. Cần lưu ý là các loại thuốc này không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc mà chỉ giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da. Do đó, bệnh có thể tái phát trở lại.
  • Với những trường hợp dị ứng hoặc ngộ độc nặng cần đặt nạn nhân nằm nghiêng khai thông đường thở tránh trường hợp lưỡi hoặc các chất nôn ra làm tắc nghẽn đường thở khiến nạn nhân không thở được dẫn đến tử vong. Với trường hợp thở yếu hoặc khó thở cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo ngay. Sau
  • Khi sơ cứu nạn nhân cần vận chuyển họ đến các cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp cứu chữa kịp thời.
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

Biện pháp phòng tránh dị ứng khi ăn côn trùng

Hiện nay, chưa có khuyến cáo cụ thể về việc chế biến, sử dụng các loại côn trùng. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh ăn những loại côn trùng, nhộng hay ấu trùng lạ, đã chết hay có màu sắc hay hình dạng bất thường.
  • Những người có tiền sử mắc dị ứng, người có cơ địa bụng dạ yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ hay người già thì không nên sử dụng côn trùng làm thức ăn.
  • Khi ăn cần lựa chọn các loài côn trùng  phổ biến, còn tươi sống, rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sơ chế côn trùng cẩn thận trước khi chế biến bằng cách ngâm với nước vôi, nước muối… để các chất độc được tiết ra ngoài.
  • Tuyệt đối không ăn côn trùng tái hoặc sống. Đun chín kỹ côn trùng và  tốt nhất nên ăn ngay sau khi vừa nấu.
  • Với những trường hợp dị ứng, ngộ độc nặng cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị kịp thời.

Các cách chữa dị ứng khi ăn côn trùng vừa nêu trên chỉ là những biện pháp điều trị nhanh, áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Với những người bị ngộ độc nặng cần được đưa đến bệnh viện kịp thời để điều trị tận gốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android