Cách Phân Biệt Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Chính Xác

Tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị hiệu quả. Nếu không được điều trị đúng cách, cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Thông tin cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh được phân thành bệnh trĩ ngoại (búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn) và trĩ nội (búi trĩ hình thành bên trong trực tràng). Hầu hết các trường hợp, trĩ không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng cách biện pháp tự chăm sóc hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh trĩ thường liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Rặn khi đi đại tiện;
  • Căng thẳng khi thực hiện các hoạt động thể chất, chẳng hạn như nâng một vật nặng;
  • Tăng trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như bệnh béo phì;
  • Mang thai khiến tử cung lớn dần lên và đè lên các tĩnh mạch ở hậu môn;
  • Có chế độ ăn uống ít chất xơ;
  • Quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn.

Bên cạnh đó, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn những người khác. Táo bón mãn tính, tiêu chảy kéo dài, ho, hắt hơi và nôn mửa cũng có thể khiến các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ là một vấn đề đường tiêu hóa phổ biến và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp tự chăm sóc hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là người bệnh cần biết cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

TÌM HIỂU THÊM: Trĩ Huyết Khối Là Gì? Có Chữa Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại chính xác nhất

Bệnh trĩ thường được phân loại dựa trên vị trí hình thành búi trĩ, các dấu hiệu nhận biết và giai đoạn bệnh. Cụ thể các cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại bao gồm:

1. Vị trí hình thành búi trĩ

Cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại phổ biến nhất là thông qua vị trí hình thành búi trĩ.

  • Trĩ nội: Búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng và không thể nhìn hoặc sờ được. Trong các giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau đớn và các dấu hiệu nhận biết khác. Tuy nhiên, ở bệnh trĩ nội độ 3 và 4, búi trĩ có thể sa ra khỏi hậu môn, dẫn đến đau đớn, khó chịu.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài hậu môn, thường dẫn đến kích ứng, đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu. Trĩ ngoại đôi khi có thể tiết dịch, khiến hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi và tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.

2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết

Trĩ nội:

Trĩ nội nằm rất sâu bên trong trực tràng và người bệnh thường không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ. Trĩ nội cũng thường không gây đau do có ít dây thần kinh ở trực tràng.

Các dấu hiệu và đặc biệt nhận biết của bệnh trĩ nội bao gồm:

  • Có máu dính trên phân, giấy vệ sinh hoặc bồn cầu;
  • Các mô phồng ra ở bên ngoài lỗ hậu môn. Tình trạng này có thể gây đau đớn khi đi đại tiện. Trong giai đoạn đầu, búi trĩ nội bị sa ra khỏi hậu môn thường có thể tự co trở lại vào bên trong hoặc người bệnh có thể dùng tay để đẩy búi trĩ trở lại trực tràng. Tuy nhiên, ở trĩ nội độ 4, búi trĩ sa hoàn toàn ra khỏi hậu môn và không thể quay trở lại trực tràng, kể cả khi người bệnh dùng tay đẩy.
Hình ảnh trĩ ngoại
Ngứa ngáy, đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ

Trĩ ngoại:

Bệnh trĩ ngoại nằm ở vùng da xung quanh hậu môn, nơi có nhiều dây thần kinh, do đó thường dẫn đến đau đớn. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ ngoại bao gồm:

  • Đau đớn;
  • Chảy máu khi đi đại tiện;
  • Chảy dịch ở hậu môn dẫn đến ngứa ngáy;
  • Sưng tấy và viêm hậu môn.

Đôi khi một cục máu đông có thể được hình thành bên trong búi trĩ ngoại, dẫn đến bệnh trĩ huyết khối. Nếu cục máu đông nay tan ra, tình trạng sưng hậu môn có thể được cải thiện. Tuy nhiên điều này cũng có thể gây kích ứng hậu môn, gây ngứa ngáy và đau đớn.

3. Giai đoạn bệnh trĩ

Bệnh trĩ nội:

Trĩ nội thường được chia thành 4 giai đoạn dựa vào mức độ sa của búi trĩ ra khỏi hậu môn. Cụ thể các giai đoạn của bệnh trĩ nội như sau:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ vừa mới hình thành, các triệu chứng thường nhẹ và khó nhận biết. Đặc điểm phổ biến nhất của trĩ nội độ 1 là ngứa ngáy ở hậu môn hoặc có máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu sưng lên, do đó có thể gây khó khăn cho quá trình đại tiện. Búi trĩ có thể sa ra khỏi hậu môn khi người bệnh dùng sức để đẩy phân ngoài, tuy nhiên búi trĩ có thể tự co vào trong.
  • Trĩ nội độ 3: Trong giai đoạn này, búi trĩ có thể sa ra khỏi hậu môn khi người bệnh khi người bệnh đi đại tiện, ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Người bệnh có thể dùng tay để đẩy búi trĩ trở lại trực tràng.
  • Trĩ nội độ 4: Đây là mức độ cuối cùng và nặng nhất của bệnh trĩ nội. Trong giai đoạn này, búi trĩ sa hoàn toàn ra khỏi hậu môn và không thể quay trở lại trực tràng, ngày cả khi người bệnh dùng tay để đẩy. Búi trĩ đạt đến kích thước lớn, có thể dẫn đến chảy máu thành tia hoặc nhỏ giọt khi người bệnh đi đại tiện. Ngoài ra, búi trĩ có thể tiết nhiều dịch nhầy, dẫn đến nhiễm trùng hậu môn và tăng nguy cơ hoại tử búi trĩ.
mức độ của bệnh trĩ
Cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng

Bệnh trĩ ngoại:

Mặc dù trĩ ngoại thường không được phân chia mức độ, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể nhận biết bệnh qua 4 mức độ như:

  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, búi trĩ mới được hình thành, có kích thước nhỏ và thường không gây đau đớn.
  • Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển về kích thước và có sự xuất hiện của các tĩnh mạch ở hậu môn ở búi trĩ.
  • Giai đoạn 3: Búi trĩ có kích thước to, có thể gây tắc nghẽn hậu môn, mất nhiều máu, dẫn đến đau đớn và ngứa ngáy dữ dội.
  • Giai đoạn 4: Trong giai đoạn này, búi trĩ có kích thước rất lớn, có thể dẫn đến nghẽn hậu môn. Ngoài ra, búi trĩ có thể bị chảy máu, viêm, nhiễm trùng, sưng tấy, gây đau rát và khó chịu.

TÌM HIỂU THÊM: Búi Trĩ Là Gì? Bị Sa Búi Trĩ Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Chi Tiết

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng bệnh trĩ phổ biến nhất, có đặc điểm, cấp độ cũng như mức độ nghiêm trọng khác nhau. Theo các chuyên gia, cả hai loại bệnh trĩ đều có nhiều nguy cơ, biến chứng và mức độ nghiêm trọng như nhau.

trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

Nếu không được điều trị, cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Thiếu máu: Bệnh trĩ gây chảy máu trong thời gian dài và không được xử lý phù hợp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính.
  • Nhiễm trùng: Trĩ ngoại và búi trĩ nội sa ra khỏi hậu môn có thể bị nhiễm trùng.
  • Rối loạn chức năng co thắt hậu môn: Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh trĩ có thể dẫn đến đại tiện mất tự chủ, rò rỉ phân hoặc không thể đi đại tiện.
  • Dẫn đến bệnh đường sinh dục: Vị trí búi trĩ và cơ quan sinh dục ở gần nhau, do đó bệnh trĩ nếu không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa / nam khoa.
  • Ung thư: Bệnh trĩ đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng.

Trĩ nội và trĩ ngoại đều cần được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các biến chứng của bệnh trĩ. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu cách  phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại để có kế hoạch xử lý phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Bệnh trĩ điều trị như thế nào?

Hầu hết các triệu chứng bệnh trĩ đều không nghiêm trọng và đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị bệnh trĩ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

thuốc chữa bệnh trĩ
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trĩ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị như:

  • Biện pháp khắc phục tại nhà: Việc thay đổi lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ trong 3 – 7 ngày. Người bệnh có thể thêm chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, vào chế độ ăn uống để làm mềm phân và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Cố gắng hạn chế căng thẳng khi đi đại tiện và uống nhiều nước để đi đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tắm nước ấm trong 20 phút mỗi lần hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Chườm đá vào hậu môn cũng có thể giảm đau, chống viêm và cải thiện bệnh trĩ.
  • Thuốc điều trị bệnh trĩ: Có nhiều loại thuốc, chẳng hạn như kem bôi, thuốc đặt hậu môn và thuốc sử dụng qua đường uống, có thể điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa các biến chứng liên quan.
  • Phẫu thuật: Nếu búi trĩ có kích thước lớn hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật phổ biến bao gồm, thắt trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ búi trĩ, phẫu thuật trĩ bằng tia hồng ngoại hoặc mổ trĩ truyền thống.

KHÔNG NÊN BỎ QUA: Điểm Danh TOP 13 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

bệnh trĩ ăn gì cho khỏi
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống để hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ
  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống: Chất xơ giúp thức ăn đi quau hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tăng cường chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và bánh mỳ nguyên cám. Theo khuyến cáo, người bệnh trĩ nên bổ sung 20 – 30 gram chất xơ mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm mềm phân, phòng ngừa táo bón và cải thiện tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện. Ngoài trừ nước lọc, người bệnh có thể bổ sung trái cây, rau xanh nhiều chất xơ để tăng cường lượng nước trong cơ thể.
  • Tập thể dục: Tập thể dục và hoạt động thế chất cần thiết để lưu thông máu và giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động. Thường xuyên vận động cơ thể cũng giúp người bệnh thư giãn và giảm căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu: Việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân khô, cứng và khó đi ra khỏi hậu môn.
  • Hạn chế thời gian ngồi trên bồn cầu: Việc ngồi lâu có thể gây căng thẳng, gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến các triệu chứng bệnh trĩ. Do đó, nếu không thể đi đại tiện trong vòng 1 phút, người bệnh nên ra khỏi nhà vệ sinh.

Bệnh trĩ thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh nên tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại để có kế hoạch điều trị phù hợp. Ngoài ra, thường xuyên bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android