Trẻ Đi Ngoài Ra Máu

Cơ bản

Có nhiều trẻ đi ngoài ra máu ít nhất một lần trong thời kỳ sơ sinh và mới biết đi. Đôi khi tình trạng này không phải liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, tuy cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Định nghĩa

Có máu trong phần ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau và màu sắc của máu cũng có thể giúp bác sĩ xác định các vấn đề liên quan. Máu có màu đỏ tươi thường liên quan đến đường tiêu hóa dưới, chẳng hạn như tổn thương trực tràng, trong khi đó phân đến thường xuất phát từ đường tiêu hóa trên, chẳng hạn như dạ dày hoặc thực quản.

Các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau dạ dày, phân mềm hoặc thay đổi thói quen đi đại tiện chẳng hạn như:

  • Có máu dính trên phân, bồn cầu hoặc giấy vệ sinh;
  • Máu có màu đỏ sẫm lẫn trong phân;
  • Phân đen hắc ín;
  • Thường xuyên quấy khóc hoặc không muốn đi đại tiện.

Xác định các biểu hiện của bệnh có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nguyên nhân

Nếu trẻ đi ngoài phân có màu đỏ, điều này có thể là do trẻ ăn thực phẩm có màu đỏ, chẳng hạn như cà chua, dưa hấu hoặc các loại thực phẩm dạng sợi tạo thành các vệt khối màu đỏ trong phần trẻ. Do đó, cha mẹ nên kiểm tra các loại thực phẩm trẻ tiêu thụ trước khi xác định nguyên nhân dẫn đến có máu trong phân.

Trong trường hợp trẻ đi ngoài ra máu, các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

1. Táo bón và nứt hậu môn

Táo bón là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Tình trạng này có thể gây nứt kẽ hậu môn và khiến phân có nhiều vệt máu hoặc khối phân nhỏ khi đi đại tiện.

Táo bón có thể gây tổn thương hậu môn và khiến trẻ đi ngoài ra máu tươi

Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn đều không nguy hiểm và có thể tự lành. Tuy nhiên nếu các vết nứt lớn, có thể khiến vết thương hở tiếp xúc với vi khuẩn và dẫn đến nhiễm trùng. Nếu trẻ bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hoặc thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng.

Trong trường hợp, trẻ khó đi đại tiện, có khối phân lớn hoặc táo bón mãn tính, cha mẹ nên cân nhắc trao đổi với bác sĩ về thuốc làm mềm phân để ngăn ngừa các nguy cơ liên quan. Trẻ cũng cần thay đổi chế độ ăn uống để giảm nguy cơ táo bón và nứt kẽ hậu môn.

2. Máu trong sữa mẹ

Đôi khi sữa mẹ có thể chứa máu. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai có đầu núm vú bị tổn thương hoặc nứt. Khi em bé bú có thể nuốt một ít máu và dẫn đến những vệt máu mờ trong phân hoặc khiến phân của trẻ có màu đỏ.

Trẻ nuốt phải máu khi bú mẹ không nguy hiểm, trừ trường hợp người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV / AIDS. Tuy nhiên, điều quan trọng là người mẹ cần điều trị vết thương ở đầu vú, bởi vì chảy máu mãn tính có thể gây gián đoạn quá trình cho con bú và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm, nhiễm virus hoặc nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Cụ thể các loại nhiễm trùng bao gồm:

Nhiễm trùng vi khuẩn là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu nhầy

  • Salmonella: Một số loại vi khuẩn trong nhóm Salmonella có thể gây ngộ độc thực phẩm và khiến trẻ đi ngoài ra máu. Những vi khuẩn này sống trong ruột người và động vật. Sự lây nhiễm thường xảy ra khi người bệnh ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm bệnh.
  • E. Coli: E. Coli là một loại vi khuẩn sống trong đường ruột của người và động vật. Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn E. Coli, đặc biệt là E. coli O157: H7, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột và khiến trẻ đi ngoài ra máu. Triệu chứng chính bao gồm tiêu chảy, đau bụng và sốt. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể tiêu chảy ra máu, mất nước, thậm chí là suy thận.
  • Shigella: Vi khuẩn Shigella có thể gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thông qua nước và thức ăn bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn này có thể tiết ra chất độc gây kích thích ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy. Trong một số trường hợp, trẻ có thể đi ngoài ra máu, buồn nôn, đau quặn bụng hoặc có chất nhầy trong phân.
  • Nhiễm virus Rotavirus: Rotavirus là loại virus phổ biến có thể dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn, sốt cao, hôn mê, đi ngoài ra máu ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa nguy hiểm nhất ở trẻ là viêm ruột hoại tử. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sinh non hoặc có các tình trạng sức khỏe khác. Biểu hiện phổ biến bao gồm gây căng phồng bụng, chán ăn hoặc không muốn ăn. Viêm ruột hoạt tử có thể gây tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và được điều trị phù hợp.

4. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là tình trạng mãn tính gây viêm các mô ruột. Có hai dạng viêm ruột phổ biến, bao gồm:

  • Viêm đại tràng thường chỉ gây ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng);
  • Bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong hệ thống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn.

Bệnh viêm ruột thường phổ biến ở người lớn, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ em. Có khoảng 4% trẻ em xuất hiện các triệu chứng viêm ruột trước 5 tuổi.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm ruột bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu, thường là tiêu chảy;
  • Có chất nhầy trong phân;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Chuột rút và thường xuyên đau bụng;
  • Mức năng lượng thấp khiến trẻ thiếu năng động.

5. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng. Khi trẻ đi đại tiện, các búi trĩ có thể ma sát với phân, dẫn đến hình thành các vết máu đỏ trong phần.

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em thường không phổ biến và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn.

6. Áp xe và rò lỗ hậu môn

Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo bị táo bón hoặc tiêu chảy thường có nguy cơ áp xe hậu môn và trực tràng. Áp xe xảy ra khi một khoang ở hậu môn bị nhiễm trùng, dẫn đến hình thành một túi mủ. Nếu túi áp xe không được điều trị cso thể dẫn đến hình thành lỗ rò lở loét trên da.

Biểu hiện chính khi bị áp xe và rò hậu môn là đau đớn, sưng, đi ngoài ra máu và tăng tiết dịch nhầy ở hậu môn. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng né tránh đi đại tiện và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm

Trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu dị ứng thực phẩm trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Biểu hiện chính của tình trạng này là phân có màu đỏ hoặc các vết máu nhỏ dọc theo phân.

Dị ứng thường xảy ra khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ hoặc bé đang cho con bú. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp khắc phục phù hợp.

8. Polyp đường ruột

Polyp đường ruột thường phổ biến ở người lớn, nhưng cũng có thể ảnh hưởng để trẻ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi. Tình trạng này có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu, phân có màu đỏ hoặc đau bụng.

Polyp đường tiêu hóa có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu

Polyp thường không nguy hiểm và có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết polyp để xác định nguy cơ ung thư hoặc các bệnh lý khác.

9. Chảy máu đường tiêu hóa trên

Trẻ đi ngoài ra máu màu sẫm hoặc phân đen, có thể là dấu hiệu tổn thương ở phần trên của hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như thực quản, cổ họng hoặc mũi. Trong các trường hợp khác, chảy máu đường tiêu hóa trên có thể liên quan đến các bệnh lý y tế cần được cấp cứu y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Chăm sóc tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu được điều trị tại nhà, với các biện pháp phổ biến như:

Tắm nước ấm có thể làm dịu cơn đau và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Giữ vệ sinh hậu môn đặc biệt là sau khi trẻ đi đại tiện để tránh nguy cơ nhiễm trùng nếu trẻ bị nứt kẽ hậu môn. Nhẹ nhàng vệ sinh hậu môn và lau khô với khăn giấy dành cho trẻ em sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm có thể làm dịu cảm giác khó chịu do nứt hậu môn, bệnh trĩ và một số cơn đau khác.
  • Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi không kê đơn: Cha mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi nứt kẽ hậu môn để làm dịu các triệu chứng, bảo vệ hậu môn và giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các sản phẩm này thường có chứa dầu khoáng hoặc kẽm oxit để hạn chế các kích ứng ở hậu môn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể hỗ trợ điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Ở trẻ chưa ăn dặm, cha mẹ có thể cân nhắc thay đổi loại sữa công thức để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu có thể là một triệu chứng nhỏ và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, đôi khi chảy máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng và ung thư. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân gây chảy máu và điều trị phù hợp.

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi các triệu chứng nghiêm trọng, trẻ quấy khóc hoặc đau bụng. Ngoài ra, gọi cho cấp cứu nếu nhận thấy các triệu chứng như:

  • Có một lượng máu lớn trong phân;
  • Phân có màu đen hoặc hắc ín;
  • Chấn thương hậu môn hoặc trực tràng;
  • Lượng máu trong phân tăng dần theo thời gian;
  • Trẻ bị tiêu chảy ra máu;
  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi.

Điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu không cần điều trị và có thể tự khỏi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường rất dễ bị nhiễm trùng, do đó bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

Sử dụng thuốc điều trị đại tiện ra máu theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc kem thoa theo toa để điều trị bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn;
  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng vết nứt kẽ hậu môn;
  • Bổ sung chất lỏng thông qua đường truyền tĩnh mạch (IV) hoặc tăng cường chất điện giải cho trẻ nếu trẻ bị mất nước;
  • Phẫu thuật trong trường hợp vết nứt kẽ hậu môn không thể tự lành hoặc có các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu là do nứt kẽ hậu môn và táo bón. Tình trạng này không nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cơ bản và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị trĩ hoàn toàn có thể tập gym để cải thiện bệnh. Lựa chọn được những bài tập gym phù hợp sẽ giúp người bệnh trĩ tăng cường tuần hoàn máu, ngăn tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch, đồng thời cũng hạn chế việc tăng kích thước búi trĩ.

Các bài tập người bị trĩ nên tập:

  • Tư thế em bé
  • Tư thế xả hơi
  • Tư thế chống chân lên tường
  • Bài tập hít thở sâu
  • Bài tập co cơ sàn chậu
Xem chi tiết

Thời gian phục hồi sau mổ trĩ thông thường là 1-6 tuần, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình sức khỏe người bệnh, phương pháp thực hiện, tay nghề bác sĩ, kế hoạch chăm sóc sau mổ.

  • Trong 4 tuần đầu vẫn cảm thấy đau rát nhẹ.
  • Sau 4 tuần cơn đau dần đỡ.

Thời gian để người bệnh hoạt động sau mổ trĩ là:

  • Làm việc nhẹ: 1 tuần sau phẫu thuật.
  • Hoạt động bình thường: 2 - 3 tuần sau phẫu thuật.
  • Thể thao mạnh: 6 - 8 tuần sau phẫu thuật.
Xem chi tiết

Người bị trĩ có thể uống thuốc để điều trị khỏi bệnh khi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Mức độ bệnh: Trĩ độ 1 và 2 có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Trĩ độ 3, 4 thường phải điều trị xâm lấn.
  • Cách dùng thuốc: Người bệnh tuân thủ nghiêm túc chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ sẽ tăng hiệu quả điều trị.
  • Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đầy đủ vitamin kết hợp vận động, vệ sinh đúng giờ cũng giúp triệt tiêu trĩ.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android