Đi tiểu đau (khó tiểu)

Cơ bản

Khó tiểu có nghĩa là bạn cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng khó tiểu, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ trung niên. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường liên quan đến chứng khó tiểu. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì.

Định nghĩa

Đi tiểu đau (khó tiểu) là cảm giác khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Những cảm giác này thường xuất hiện trong ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang (niệu đạo) hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục (đáy chậu).

Nguyên nhân

Ở phụ nữ, nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây đau khi đi tiểu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và một số bệnh về tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu đau.

Các tình trạng bệnh lý và các yếu tố bên ngoài có thể gây ra tình trạng đi tiểu đau bao gồm:

  • Sỏi bàng quang.
  • Chlamydia trachomatis.
  • Viêm bàng quang.
  • Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc dùng trong điều trị ung thư, có tác dụng phụ gây kích ứng bàng quang.
  • Mụn rộp sinh dục.
  • Bệnh da liễu.
  • Đã thực hiện thủ thuật đường tiết niệu gần đây, bao gồm dung dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc điều trị.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Sỏi thận.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Một số căn bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Xà phòng, nước hoa, những sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
  • Hẹp niệu đạo.
  • Viêm niệu đạo.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm âm đạo.
  • Nhiễm nấm men.

Chăm sóc tại nhà

Bạn nên thực hiện một số phương pháp sau để có thể cải thiện bệnh tại nhà:

  • Uống nhiều nước hơn, uống 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.
  • Nếu bạn đeo miếng đệm tiểu không tự chủ, hãy thay nó ngay khi nó bị bẩn.
  • Sau khi bạn đi tiểu, hãy lấy thêm một ít khăn giấy mới và lau sạch nước tiểu bên trong môi âm đạo của bạn.
  • Sử dụng dung dịch nước và giấm táo pha loãng. 
  • Thêm baking soda vào nước uống của bạn. 
  • Ăn sữa chua nguyên chất. 
  • Uống nước chanh hoặc nước dừa.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton. 
  • Tránh mặc quần áo ướt. 
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm cay, caffeine và đồ uống có ga. 
  • Tránh nhịn tiểu. 
  • Tránh tiêu thụ rượu quá mức. 
  • Tránh hút thuốc. 

Khi nào đi khám bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu như:

  • Tình trạng đi tiểu đau đớn diễn ra trong thời gian dài.
  • Dương vật hoặc âm đạo tiết ra nhiều dịch.
  • Nước tiểu có mùi hôi, màu đục hoặc bạn nhìn thấy máu trong nước tiểu.
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn bị đau lưng hoặc đau ở bên sườn.
  • Bị sỏi thận, sỏi bàng quang.
  • Nếu bạn đang mang thai, hãy nói với bác sĩ về những cơn đau nào bạn gặp phải mỗi khi đi tiểu.

Câu hỏi thường gặp

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này:

Ai mắc chứng khó tiểu (đi tiểu đau)?

Đàn ông và phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể cảm thấy đau khi đi tiểu. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường liên quan đến chứng khó tiểu. UTI xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Những người khác có nguy cơ mắc chứng khó tiểu cao hơn bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Đàn ông và phụ nữ bị mắc bệnh đái tháo đường.
  • Đàn ông và phụ nữ mắc bất kỳ loại bệnh nào về bàng quang.

Điều trị bệnh khó tiểu như thế nào?

Hầu hết mọi người đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh trong vòng vài ngày nếu nguyên nhân gây khó tiểu chỉ là nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản.

  • Viêm bàng quang và viêm bể thận: Những bệnh nhiễm trùng này thường do vi khuẩn gây ra. Điều trị bệnh liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, những người bị viêm bể thận nặng và có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh và nôn mửa cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. 
  • Viêm niệu đạo: Loại nhiễm trùng này cũng được điều trị bằng kháng sinh. 
  • Viêm âm đạo: Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn. Đối với nhiễm trùng nấm men, có thể sử dụng thuốc chống nấm ở dạng kem, thuốc đạn hoặc thuốc viên để điều trị. 
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Nếu nốt vôi hóa tiền liệt tuyến của bạn không quá to, không tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc ức chế 5-alpha.
  • Thuốc chẹn alpha.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc tiêm.
  • Các loại thảo dược.

Mỗi loại thuốc có công dụng cũng như tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khác nhau, vì thế anh em tuyệt đối không tự ý uống khi chưa xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Xem chi tiết

Hoa quả là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người bị sỏi thận. Tuy nhiên người bệnh nên nắm rõ những loại quả nên ăn và cần kiêng để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng sỏi thận:

  • Nên ăn: Dứa, cam, bưởi, dưa hấu, nho, vải, chanh, kiwi, xoài, lê, ổi, táo. Đây là những loại quả giàu vitamin C, A, nhiều nước giúp ức chế quá trình lắng đọng, kết tinh muối khoáng, hình thành sỏi thận.
  • Nên kiêng: Chuối, cà chua, bơ, hoa quả sấy khô vì chúng chứa thành phần oxalat , kali có nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalat.
Xem chi tiết

Người bị sỏi thận vẫn có thể uống nước cam nhờ hàm lượng citrat cao, kết hợp với canxi tạo thành muối hòa tan ngăn hình thành sỏi thận. Khi sử dụng cần lưu ý:

  • Uống dưới 300ml mỗi lần, không nên uống hàng ngày.
  • Chọn nước cam nguyên chất, ít đường hoặc không đường, vắt tươi.
  • Uống sau bữa ăn 1-2 tiếng.
  • Tránh uống khi bụng đói, sau bữa ăn, trước khi ngủ.
  • Không kết hợp với sữa hoặc củ cải.
Xem chi tiết

Viêm tuyến tiền liệt KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI hoàn toàn nếu không được điều trị. Việc tự điều trị hoặc không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nhiễm lan rộng sang các bộ phận khác của hệ thống sinh sản như tinh hoàn, ống dẫn tinh, bàng quang,...
  • Áp xe tạo thành ổ mủ trong tuyến tiền liệt, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm.
  • Gây ra các vấn đề về khả năng cương dương, xuất tinh và giảm khả năng sinh sản.
  • Đau đớn dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Xem chi tiết

Viêm tuyến tiền liệt CÓ THỂ GÂY VÔ SINH theo một số cách sau:

  • Làm giảm số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.
  • Gây rối loạn chức năng cương dương..
  • Đau đớn khi xuất tinh khiến nam giới giảm ham muốn tình dục.
  • Hình thành bệnh viêm niệu đạo sau, lúc này tinh trùng không được tống hết ra ngoài, gây tắc nghẽn ống dẫn tinh.

Ngoài ra, tỷ lệ vô sinh do viêm tuyến tiền liệt phụ thuộc các yếu tố khác như mức độ viêm nhiễm, thời gian mắc bệnh cũng như sức khỏe nam giới.

Xem chi tiết

  • Nam giới khi bị viêm tuyến tiền liệt vẫn có thể quan hệ, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, thậm chí cảm thấy đau đớn nhiều ở dương vật.
  • Việc quan hệ không an toàn, không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên rằng, anh em nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh để đảm bảo an toàn.
Xem chi tiết

Việc quan hệ tình dục khi bị phì đại tuyến tiền liệt (BPH) phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và các triệu chứng bạn đang gặp phải.

  • Có thể quan hệ khi BPH ở giai đoạn đầu, khối u xơ còn nhỏ, chưa gây ra triệu chứng rõ ràng hoặc khi BPH đã được điều trị.
  • Không nên hoặc hạn chế quan hệ khi BPH ở giai đoạn nặng, khối u xơ to, chèn ép niệu đạo gây triệu chứng cụ thể hoặc khi BPH đang có biến chứng gây nhiễm trùng, suy thận.
Xem chi tiết

U xơ tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và thường KHÔNG NGUY HIỂM. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt như:

  • Khó đi tiểu
  • Tiểu không hết
  • Tiểu đêm
  • Dòng chảy yếu
  • Tiểu không tự chủ
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android