Uống Gì Để Giảm Phù Nề?
Để cải thiện chứng phù nề, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng sẽ nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Một số thức uống giúp giảm phù nề mà bạn có thể tham khảo bao gồm trà gừng, trà xô thơm với táo, trà dưa chuột lạnh, trà bồ công anh, trà đinh hương, bạc hà, trà xanh, nước ép dưa hấu, cà rốt.
Chứng phù nề xảy ra khi lượng chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong các mô của cơ thể. Đặc biệt là ở tay, cánh tay, chân, mắt cá chân và bàn chân. Tuy nhiên nếu chỉ bị phù nề ở mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vậy uống gì để giảm phù nề? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn một số loại đồ uống giúp khắc phục tình trạng này.
Nên uống gì để giảm phù nề?
Phù nề là hiện tượng sưng bọng ở các vùng khác nhau trên cơ thể, thường xuất hiện nhiều nhất ở da, đặc biệt là trên bàn tay, tay, mắt cá chân, chân và bàn chân. Tuy nhiên, phù nề cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như cơ, ruột, phổi, mắt và não.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Vậy nên uống gì để giảm phù nề?
Dưới đây là top 10 loại đồ uống thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe, làn da và vóc dáng, vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng phù nề một cách tích cực, bạn có thể tham khảo:
Trà gừng
Gừng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nguyên liệu này còn có khả năng chống viêm và chống lão hóa rất tốt. Do vậy uống trà gừng hàng ngày sẽ giúp làm giảm đau và sưng do bệnh phù nề gây ra.
Chuẩn bị: Gừng, 300ml nước, 1 chút mật ong.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, sau đó thái lát mỏng.
- Cho gừng vào đun sôi với nước trong vòng 15 phút.
- Lọc bỏ bã gừng và cho thêm mật ong vào.
- Thưởng thức ngay khi còn nóng.
- Nên uống mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trà xô thơm với táo
Trà xô thơm và táo đều có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất hữu ích cho việc loại bỏ chứng phù nề hiệu quả. Vì vậy bạn không nên bỏ qua món đồ uống vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng này.
Chuẩn bị: 1 quả táo đỏ, 1 quả chanh, 1 thanh quế, nửa thìa hạt tiêu đen, đinh hương, 1 thìa trà hương thảo, 1 thìa xô thơm, 1 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch táo, sau đó cắt thành những miếng nhỏ.
- Để nguyên vỏ của táo và chanh.
- Thêm quế, đinh hương, hương thảo và hạt tiêu vào.
- Thêm 1 lít nước vào, đun sôi trong vòng 10 phút.
- Sau khi nước sôi bạn tắt bếp và lọc bỏ bã.
- Không nên cho thêm đường hoặc mật ong.
Trà dưa chuột lạnh
Dưa chuột là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng và vitamin cực cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong dưa chuột có chứa hàm lượng lớn vitamin C, K, magie, kali, mangan và nước. Do đó bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa chứng phù nề ở chân.
Chuẩn bị: 1 lít nước, 10 lá bạc hà tươi, 1 quả dưa chuột, 1 quả chanh.
Cách thực hiện:
- Dưa chuột và chanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng.
- Cho 1 lít nước vào bình thủy tinh, lần lượt cho lá bạc hà, dưa chuột và chanh vào.
- Đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
- Loại đồ uống này có thể uống trong vòng 1 tuần.
Trà bồ công anh
Các hoạt chất có trong bồ công anh có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, khử trùng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể. Do đó bạn có thể dùng nước trà bồ công anh để chống viêm, lợi tiểu và loại bỏ phù nề.
Chuẩn bị: 1 ly nước, 2 thìa trà bồ công anh, 2-3 nhánh đinh hương.
Cách thực hiện:
- Cho trà bồ công anh vào nước sôi.
- Đậy nắp và ủ lại trong vòng 5 phút.
- Lọc trà và thêm đinh hương.
- Không nên cho thêm đường hoặc mật ong vì chúng có thể làm giảm tác dụng của trà.
Trà đinh hương
Với thắc mắc uống gì để giảm phù nề không thể bỏ qua trà đinh hương. Loại trà có hương vị thơm ngon này có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate, eugenol, chất chống oxy hóa,… giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giảm đau, giảm viêm và giảm phù nề hiệu quả.
Chuẩn bị: 2 ly nước, 1 nhúm râu ngô, 1 nhúm cuống hoa anh đào, 6 cọng mùi tây, 1 túi trà xanh, đinh hương.
Cách thực hiện:
- Đun sôi hai cốc nước, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi.
- Tiếp tục vặn lửa nhỏ và đun thêm 5 phút nữa.
- Lọc lấy nước và cho vào ấm để uống dần.
Trà bồ đề với bạc hà
Theo các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chiết xuất từ cây bồ đề có tính năng sát trùng, giảm đau cực mạnh. Trong khi đó lá bạc hà có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp có lợi cho cơ thể. Công thức nấu trà từ lá bồ đề và bạc hà sẽ giúp làm tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời giúp làm giảm hiện tượng phù nề ở chân, tay.
Chuẩn bị: Nửa mớ rau mùi tây, nửa bó bạc hà tươi, 1 quả chanh, một chút bồ đề tươi
Cách thực hiện:
- Đun sôi mùi tây, bạc hà tươi, chanh và cây bồ đề trong khoảng 800ml nước.
- Lọc bỏ bã và đổ nước vào bình đựng riêng.
- Bạn có thể uống một cốc trà bồ đề và bạc hà vào buổi sáng khi bụng đói để hỗ trợ làm giảm phù nề ở chân.
Trà chanh táo
Theo y học, cả chanh và táo đỏ đều có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Protein, sắt, canxi, phốt pho và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2,… Trà chanh táo không chỉ rất thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng mà còn có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tiêu phù và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 quả chanh, 1 quả táo, 1 thanh quế, 1 thìa hạt tiêu đen, đinh hương, 2-3 lít nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch chanh và táo, có thể ngâm với nước muối loãng 10 phút để đảm bảo an toàn.
- Cắt táo thành các miếng nhỏ, chanh thái lát, sau đó xếp chúng vào bình, để nguyên cả vỏ chanh và vỏ táo.
- Cho thêm quế, đinh hương và hạt tiêu vào bình.
- Đun sôi hỗn hợp này với 2-3 lít nước.
- Lọc trà sau đó đổ vào bình có nắp đậy và bảo quản.
- Mỗi ngày dùng 1 cốc trà chanh táo sẽ hỗ trợ điều trị chứng phù chân hiệu quả.
Trà xanh
Sử dụng trà xanh là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho hiện tượng phù chân, chân và mắt cá chân. Đặc biệt nó giúp làm giảm đau, thư giãn và giảm sưng phù nề. Nghiên cứu cho thấy, thường xuyên uống trà xanh có thể giúp làm giảm mỡ cơ thể lên đến 19%.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh, ấm đun trà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trà xanh để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cắt lá trà xanh thành những khúc nhỏ hoặc dùng tay vặn nhỏ.
- Sau đó cho lá trà tươi vào ấm.
- Đun nước sôi khoảng 70-80 độ C rồi đổ vào ấm.
- Khi trà đã ngấm vị thì rót ra cốc thưởng thức.
- Thường xuyên sử dụng trà xanh sẽ giúp cải thiện vấn đề phù chân rất tốt.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu có tới 92% là nước và có rất nhiều khoáng chất và vitamin có đặc tính lợi tiểu. Nhờ vậy, ăn dưa hấu có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giảm tắc nghẽn cơ và tĩnh mạch, từ đó làm giảm bớt tình trạng phù nề.
Chuẩn bị: Dưa hấu, 1 ít muối.
Cách thực hiện:
- Dưa hấu gọt bỏ vỏ, giữ lại phần thịt và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho dưa hấu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn trong vòng 3 phút.
- Cho thêm một ít muối vào và xay thêm khoảng 1 phút.
- Cho hỗn hợp ra rây lọc để loại bỏ phần hạt thừa ta sẽ thu được phần nước ép thanh mát.
- Bảo quản nước dưa hấu trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 1-2 ngày.
Nước ép cà rốt
Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa và các vitamin, có tác dụng giúp thải độc ra khỏi cơ thể. Nhờ hàm lượng kali cao, cà rốt cũng giúp duy trì lượng cholesterol và lượng đường trong máu, giúp bạn loại bỏ hiện tượng phù nề một cách tích cực.
Chuẩn bị: Cà rốt, máy ép trái cây, dao, thớt.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ cà rốt, cắt bỏ hai đầu rồi rửa thật sạch với nước.
- Cắt cà rốt theo chiều ngang thành các khoanh tròn nhỏ có độ dày khoảng 1cm.
- Cho cà rốt vào máy ép trái cây và ép lấy nước.
- Lọc bỏ bã, đổ nước ép ra ly và thưởng thức.
- Cà rốt có mùi thơm mát nhưng vị hơi hăng, tuy nhiên bạn không nên cho thêm đường hoặc mật ong sẽ giúp phản tác dụng.
- Mỗi tuần có thể uống khoảng 3-4 ly nước ép cà rốt để hỗ trợ làm giảm phù nề ở chân.
Lưu ý quan trọng cho những người bị phù nề
Bên cạnh thắc mắc mắc uống gì để giảm phù nề, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong các bữa ăn hàng ngày. Bạn cần hạn chế sử dụng muối bởi loại gia vị này có thể làm tăng lượng hấp thu natri, giúp cơ thể tích nước và gây phù nề, tăng huyết áp, suy thận, viêm bàng quang.
- Nên bổ sung thêm nhiều kali có trong các loại thực phẩm như chuối, khoai lang, cải bó xôi, sữa chua, cá hồi,… Bởi khoáng chất này có tác dụng giúp ổn định lượng dịch trong cơ thể, giúp làm giảm chứng sưng phù một cách hiệu quả.
- Không sử dụng cafe bởi cafein từ cafe có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến bạn bị rối loạn điện giải, cơ thể tích nước nhiều hơn.
- Với phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại đồ uống nào để cải thiện chứng phù chân.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi uống gì để giảm phù nề. Phù nề không phải là một bệnh mà là một hiện tượng do một hoặc một vài căn bệnh khác gây nên. Do đó bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Từ đó mới có được phương pháp điều trị đúng đắn, thích hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!