Những Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả

Bạn có biết, truyền từ mẹ sang con là 1 trong 3 con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh viêm gan B, đồng thời nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy nhiều người vẫn thắc mắc về những ảnh hưởng của virus viêm gan B trong thai kỳ và những loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu.

Thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan B trong quá trình mang thai, chị em không cần quá lo lắng, bởi chúng ta vẫn có các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho con. Lúc này nên trao đổi với bác sĩ về những lợi ích cũng như nguy cơ tiềm ẩn của việc điều trị trong thời gian thai kỳ.

Một số biện pháp can thiệp có thể để lại ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, mẹ còn có nguy cơ gặp biến chứng hoặc lây bệnh cho con cao hơn.

Thông thường, ở những trường hợp mẹ không xuất hiện triệu chứng hoặc có nồng độ virus trong máu thấp thì không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Thay vào đó nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, khoa học. Thế nhưng mẹ bầu vẫn cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển của bệnh, ngoài ra còn có biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách, nhằm kiểm soát được bệnh và duy trì sức khỏe thật tốt trong suốt thai kỳ.

Trong trường hợp nồng độ virus trong máu cao và có dấu hiệu đang được nhân lên, bác sĩ có thể kê cho mẹ bầu một số loại thuốc giúp ức chế virus. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu tiêu diệt virus HBV nào được hiệp hội FDA của Mỹ xác nhận về mức độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng trong thai kỳ. Ngoại trừ hai loại thuốc là Tenofovir và Telbivudine được xếp vào nhóm B thì tất cả những thuốc còn lại đều được xếp vào nhóm C.

Tenofovir và Telbivudine là hai loại thuốc thường được chỉ định cho bà bầu
Tenofovir và Telbivudine là hai loại thuốc thường được chỉ định cho bà bầu

Việc sắp xếp này dựa trên cơ sở phơi nhiễm của Tenofovir và Telbivudine trên động vật. Chúng ta vẫn cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu để xác định được mức độ an toàn của các loại thuốc kháng virus này, nếu muốn sử dụng chúng để điều trị bệnh viêm gan B trong giai đoạn mang thai.

Dựa trên thực nghiệm lâm sàng và cơ sở dữ liệu hiện tại, Tenofovir và Telbivudine thường được ưu tiên sử dụng để điều trị viêm gan B cho phụ nữ mang thai. Trong đó, thuốc Telbivudine đôi khi cũng có thể được cân nhắc. Mặt khác, loại thuốc được lựa chọn dùng cho bà bầu còn phụ thuộc vào thời gian chữa trị dự kiến. Tenofovir được xem là sự lựa chọn tốt đối với những trường hợp bắt buộc phải dùng lâu dài do có nguy cơ kháng thuống thấp.

Đối với trường hợp phụ nữ đang điều trị bệnh viêm gan B nhưng có nguyện vọng mang thai, nên dừng uống thuốc Entecavir trước thời gian dự kiến mang bầu ít nhất 2 tháng, sau đó có thể thay thế bằng Tenofovir. Trường hợp trước đó đã mắc viêm gan mạn tính nhưng có thai ngoài dự tính thì Tenofovir thường được bác sĩ chỉ định. Sau đó chuyển sang dùng Lamivudine vào các tháng cuối của thai kỳ.

Ở thời điểm ngưng sử dụng thuốc điều trị viêm gan B đối với bà bầu hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Đối với trường hợp được chỉ định dùng thuốc kháng virus nhằm làm giảm nguy cơ truyền nhiễm sang con, các chuyên gia cho rằng quá trình dùng thuốc nên dừng lại sau khi sinh từ 4 cho đến 12 tuần. Còn những trường hợp muốn cho con bú sữa mẹ thì cần ngừng uống thuốc ngay sau sinh.

Có thể thấy, các loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu mang đến những hiệu quả khá tích cực. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần theo dõi thật chặt chẽ say sau khi kết thúc quá trình điều trị, bởi các đợt viêm gan vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại bất cứ lúc nào.

Nên chăm sóc cho bà bầu bị viêm gan B như thế nào?

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu theo như đúng chỉ định của bác sĩ, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để cải thiện sức khỏe và bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất.

  • Hạn chế và cắt giảm tối đa chất béo có trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế uống các loại nước ngọt, đồ uống có gas, cà phê, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác, việc này sẽ giúp ức chế sự phát triển của virus HBV trong cơ thể của mẹ.
  • Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể thông qua việc tăng cường ăn rau củ, hoa quả tươi. Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa cao như rau lá màu xanh, cà rốt, cà chua, các loại quả mọng… Chúng sẽ giúp cho quá trình kháng viêm, bảo vệ gan hiệu quả hơn.
  • Tăng cường thực phẩm chứa protein tốt và có ít chất béo vào chế độ ăn như: Cá hồi, ức gà, trứng, các loại đậu… Đây đều là những thực phẩm giúp kích thích tái tạo các tế bào mới để thay thế cho những mô gan bị viêm, đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu hàng ngày.
  • Mẹ bầu nên duy trì một tinh thần thoải mái, lạc quan, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, làm việc nặng hoặc làm việc quá sức.
  • Trong trường hợp mẹ bầu muốn trì hoãn việc dùng thuốc điều trị viêm gan B, cần tham khảo bác sĩ, nhân viên y tế về cách theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường hoặc nghiêm trọng, chị em cần tới bệnh viện để tái khám ngay, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu bị viêm gan B cần theo dõi sức khỏe và uống thuốc đúng lộ trình
Mẹ bầu bị viêm gan B cần theo dõi sức khỏe và uống thuốc đúng lộ trình

Cách giúp tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi

Để phòng tránh và loại bỏ nguy cơ truyền nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi, chị em cần đặc biệt lưu ý những yếu tố sau đây:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nếu mắc viêm gan B, tạm thời không nên kết hôn mà đợi chữa khỏi bệnh rồi mới kết hôn. Trường hợp đã kết hôn thì cần tránh thai tuyệt đối, nhằm tránh để con vừa chào đời đã nhiễm bệnh.
  • Nếu mẹ có kết quả dương tính với vi khuẩn kháng nguyên bề mặt gan B (HBsAg), đặc biệt là sản phụ dương tính đồng thời với kháng nguyên e gan B (HBeAg), phải tuyệt đối không cắn hay nhá thức ăn cho con.
  • Cần tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ kể từ khi chào đời. Sau đó tiêm thêm mũi hai khi con tròn 1 tháng tuổi, mũi thứ ba tiêm khi tròn 6 tháng tuổi, tổng cộng là 3 mũi với liều lượng mỗi lần là 10mg. Giải pháp này mang đến hiệu quả phòng ngừa đạt 80 – 90%, thời gian miễn dịch kéo dài trong khoảng 3 – 5 năm, do đó sau thời gian này cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm nhắc lại.
  • Cho trẻ sơ sinh tiêm vacxin HBIG, sau khi tiêm có thể giảm thiểu thậm chí là ngăn chặn hoàn toàn virus viêm gan B xâm nhập vào gan. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi trẻ chào đời cần tiêm 200 đơn vị quốc tế HBIG, nửa tháng tiếp theo lại tiêm tiếp 200 đơn vị quốc tế nữa. Sau đó cho trẻ tiêm 100 đơn vị vacxin viêm gan B vào các tháng tuổi thứ 1, 3 và 7. Do sự lây truyền từ mẹ sang con qua đường bú không nguy hiểm như đường máu, vì vậy sau khi được tiêm HBIG và vacxin viêm gan B mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường.

Chúng ta vừa cùng tìm hiểu về bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai và thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cho quá trình mang thai của bạn được diễn ra an toàn và đảm bảo nhất cho cả mẹ và bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android