10 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Có nhiều loại thuốc trị đi ngoài ra máu được sử dụng để cầm máu và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thông tin cần biết khi đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Thông thường, máu sẽ được nhìn thấy trên giấy vệ sinh, dính trên phân hoặc thành bồn cầu. Mặc dù hầu hết các trường hợp, đi ngoài ra máu không nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tùy thuộc vào màu sắc, tính chất và lượng máu chảy, bác sĩ có thể xác định vị trí chảy máu và đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Các vị trí chảy máu phổ biến chẳng hạn như:
- Máu màu đỏ tươi thường xuất phát tử ruột kết hoặc trực tràng;
- Máu màu đỏ sẫm hoặc màu hạt dẻ có thể là dấu hiệu chảy máu ở ruột non hoặc tổn thương các mô ở đại tràng;
- Phân có màu sẫm và giống như hắc ín, thường là dấu hiệu khi người bệnh bị xuất huyết đường tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày.
Trong một số trường hợp, đi ngoài ra máu không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp chảy máu nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe phù hợp.
Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu phổ biến
Các biện pháp điều trị đi ngoài ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và điều kiện sức khỏe cụ thể của người bệnh. Trong trường hợp chảy máu cấp tính, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi để xác định vị trí chảy máu và cầm máu. Sau đó, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cầm máu cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Nếu chảy máu khi đi đại tiện liên quan đến các nguyên nhân không nghiêm trọng, chẳng hạn như nứt kẽ hậu môn hoặc táo bón, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp tự chăm sóc và thuốc làm dịu hậu môn. Cụ thể, các loại thuốc trị đi ngoài ra máu phổ biến bao gồm:
1. Thuốc chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ chảy máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ để hỗ trợ cầm máu.
Bệnh trĩ thường có thể tự thuyên giảm mà không cần phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp thay đổi lối sống, uống nhiều nước, bổ sung chất xơ và trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm:
- Kem bôi và thuốc mỡ: Các loại kem bôi và thuốc mỡ không kê đơn thường có chứa hydrocortisone, chẳng hạn như Proctolog hoặc Avenoc, có tác dụng gây tê và hỗ trợ làm lành hậu môn.
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspiron, ibuprofen và acetaminophen, có thể hạn chế cơn đau liên quan đến bệnh trĩ. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng ở hậu môn và ngăn ngừa tình trạng rặn khi đi đại tiện.
- Thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc đặt, chẳng hạn như Healit Rectan, được sử dụng để chống ngứa và hỗ trợ làm lành vết thương ở hậu môn.
- Chiết xuất cây phỉ hoặc khăn lau gây tê: Các sản phẩm này được sản xuất dưới dạng khăn lau để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện để giảm sưng, gây tê và giảm đau.
- Chất làm mềm phân: Đôi khi người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các chất làm mềm phân để chống táo bón, ngăn ngừa bệnh trĩ cũng như hạn chế nguy cơ chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc nhuận tràng, bởi vì thuốc có thể dẫn đến tiêu chảy, kích ứng búi trĩ và khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh nên uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
2. Thuốc làm mềm phân
Các chất làm mềm phân thường được sử dụng như một loại thuốc trị đi ngoài ra máu, táo bón và nứt kẽ hậu môn. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách tăng cường độ ẩm cho phân, giúp phần mềm và đi ra khỏi hậu môn dễ dàng mà không gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Hoạt chất chính trong thuốc làm mềm phần không kê đơn là Docusate. Chất này tác động lên ruột già, kích thích nhu cầu đi đại tiện trong vòng 1 – 2 ngày. Điều này có thể giảm áp lực lên hậu môn và ngăn ngừa các nguy cơ gây chảy máu khi đi đại tiện.
Các loại thuốc làm mềm phân bao gồm Correctol, Colace, Diocto, Doxinate, Ex-Lax Stool Softener, Fleet Sof-Lax, Modane Soft, Phillips’ Stool Softener và Surfak. Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn hạn, thường là trong một tuần. Do đó, nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
3. Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn
Các vết nứt kẽ hậu môn có thể khiến người bệnh đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên các vết nứt này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách tăng cường lượng chất xơ, uống nhiều nước hoặc sử dụng thuốc điều trị.
Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu khi bị nứt hậu môn bao gồm:
- Thuốc bôi Nitroglycerin được sử dụng để tăng cường lượng máu lưu thông đến vết nứt và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Các loại kem gây tê tại chỗ, chẳng hạn như lidocaine hydrochloride, được sử dụng để giảm đau. Điều này có thể giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng và hỗ trợ phòng tránh chảy máu khi đi đại tiện.
- Thuốc huyết áp, chẳng hạn như diltiazem hoặc nifedipine, có thể hỗ trợ thư giãn cơ vòng hậu môn, giúp phân đi ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ chảy máu.
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cầm máu và điều trị vết nứt hậu môn. Do đó, nếu tình trạng chảy máu khi đi đại tiện trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
4. Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn, và ngăn ngừa các triệu chứng đi ngoài ra máu trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- 5-aminosalicylat chẳng hạn như sulfasalazine hoặc mesalamine, được sử dụng thông qua đường uống, kem bôi hoặc thuốc đặt hậu môn để cải thiện bệnh viêm đại tràng.
- Thuốc corticoid, chẳng hạn như prednisone và budesonide, thường được sử dụng để chữa viêm loét đại tràng vừa đến nghiêm trọng hoặc khi người bệnh không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. Corticoid cũng được sử dụng như một loại thuốc trị đi ngoài ra máu. Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ, do đó chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn hạn để hạn chế các rủi ro.
5. Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng được sử dụng để giảm viêm, cầm máu và điều trị chảy máu khi đi đại tiện. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hệ thống miễn dịch gây viêm và hạn chế tổn thương ở các mô.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Azathioprine và mercaptopurine là các chất ức chế hệ thống miễn dịch được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan và tuyến tụy, do đó không được lạm dụng thuốc.
- Tofacitinib được sử dụng để làm chậm quá trình gây viêm và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu. Thuốc có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, do đó chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
6. Thuốc chống tiêu chảy
Tiêu chảy có thể gây tổn thương các mô ở hậu môn và dẫn đến đi ngoài ra máu. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống tiêu chảy để ngăn ngừa các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc chữa tiêu chảy Berberin có thể hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm ở hậu môn.
- Thuốc cầm tiêu chảy Diphenoxylate có tác dụng giảm nhu động ruột và hạn chế sự co bóp, điều này có thể làm chậm nhu động ruột, giúp phân thành khuôn cũng như hạn chế tiêu chảy.
- Thuốc chữa tiêu chảy Loperamid có thể làm giảm số lần đi tiêu chảy mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Thuốc được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp để hạn chế các tổn thương đến các mô ở hậu môn.
Thuốc chống tiêu chảy đôi khi được sử dụng như một loại thuốc trị đi ngoài ra máu. Tuy nhiên người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
7. Chất bổ sung sắt
Các chất bổ sung sắt thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị chảy máu đường ruột mãn tính để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như mệt mỏi bất thường, khó tập trung, da nhợt nhạt, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc ngất xỉu.
Thuốc sắt được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Phân có màu đậm, chẳng hạn như xanh đen hoặc hắc ín;
- Chán ăn;
- Buồn nôn;
- Co thắt dạ dày hoặc đau dạ dày;
- Phản ứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó thở, sưng miệng;
- Sốt.
Các loại thuốc trị đi ngoài ra máu được chỉ định dựa vào nguyên nhân gây chảy máu. Thuốc thường mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng các loại thuốc.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị đi ngoài ra máu
Các loại thuốc điều trị đi ngoài ra máu có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng thuốc.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có thể chống táo bón, ngăn ngừa các tổn thương ở hậu môn và cải thiện các triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm: Nước ấm có thể làm dịu hậu môn, giảm đau và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. Người bệnh có thể ngâm nước ấm trong 10 – 15 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến phân khô cứng và làm chậm quá trình chữa lành hậu môn. Các nghiên cứu cũng cho biết, căng thẳng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể và khiến tình trạng đi ngoài ra máu trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, chảy máu khi đi đại tiện có thể khiến người bệnh bị sốc và ngất xỉu. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Chóng mặt, choáng váng;
- Thở nhanh;
- Ngất xỉu;
- Tầm nhìn mờ;
- Buồn nôn và nôn;
- Lượng nước tiểu thấp;
- Lú lẫn hoặc mất ý thức.
Sử dụng thuốc trị đi ngoài ra máu cần nhận được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, người bệnh có thể thay đổi phong cách sống, tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống cũng như thực hành các kỹ thuật thư giãn để giúp giảm tình trạng chảy máu nhanh chóng.
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!