Yoga Cân Bằng Nội Tiết
Yoga cân bằng nội tiết tố nữ là các bài tập mang lại hiệu quả cao được nhiều chị em áp dụng. Đây không chỉ là bí quyết sống khỏe mà còn giúp chị em trẻ đẹp từ sâu bên trong. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích mà bộ môn này đem lại cũng như các bài tập phổ biến nhất trong bài viết sau đây.
Yoga cân bằng nội tiết tố là gì?
Các bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố bắt nguồn từ Ấn Độ, có từ khoảng 5000 năm về trước. Bất kỳ ai cũng có thể tập yoga, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang bị rối loạn nội tiết tố do bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Bộ môn này không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai từ ngoài vào trong mà còn cải thiện các yếu tố tinh thần, tình cảm và tâm linh con người.
Khi tập yoga, người tập cần kết hợp kỹ thuật điều hòa hơi thở kết hợp với các động tác yoga. Để làm được điều này, cần phải có sự kỷ luật, kiên trì và tập trung cao độ. Có rất nhiều loại hình yoga khác nhau như Hatha Yoga, Iyengar Yoga, Sivananda Yoga, Power Yoga.
Mỗi một loại hình sẽ có cách luyện tập riêng nhưng đều hướng tới một mục đích là mang lại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lợi ích của yoga trong việc cân bằng nội tiết tố
Những động tác yoga tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tác động đến toàn bộ cơ thể, góp phần cân bằng nội tiết tố rất tốt. Một số công dụng của yoga có thể kể đến như sau:
- Thúc đẩy lưu thông máu, đả thông khí huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.
- Cải thiện chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp tinh thần phấn chấn hơn.
- Làm chậm quá trình lão hóa, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, từ đó, góp phần cân bằng hormone estrogen trong cơ thể. Đồng thời, hạn chế tác hại do rối loạn nội tiết tố gây ra.
- Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định rằng, luyện tập yoga thường xuyên giúp tăng cường ham muốn ở nữ giới, giúp chị em dễ dàng đạt được khoái cảm, cải thiện đời sống chăn gối.
- Tiêu hao năng lượng và mỡ thừa, giúp cơ bắp săn chắc, giảm cân hiệu quả.
Các tư thế yoga cân bằng nội tiết tố
Có rất nhiều tư thế yoga tăng cường nội tiết tố bao gồm các mức độ và độ khó khác nhau. Đối với chị em mới bắt đầu tập bộ môn này, nên có người hướng dẫn và bắt đầu từ những bài tập đơn giản nhất. Dưới đây là một vài tư thế yoga tăng nội tiết tố phổ biến.
Tư thế ngồi thiền
Đây là tư thế cơ bản đầu tiên mà bất kỳ ai học yoga cũng cần phải nắm được. Bài tập này nên áp dụng vào buổi sáng sớm để khởi động các cơ quan trong cơ thể và chuẩn bị cho những bài tập tiếp theo.
Bên cạnh đó, tập thiền vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giải phóng năng lượng tiêu cực. Qua đó, giúp cho người tập có tinh thần thoải mái, cân bằng nội tiết tố hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, chân xếp chéo hoặc để thoải mái nhất có thể
- Hai tay thả lỏng, đặt lên đùi, giữ cổ thẳng, nhắm mắt thư giãn.
- Hít thở đều và sâu, giữ cho đầu óc thư giãn.
Lưu ý, bạn có thể ngồi khoanh chân như bình thường, trước khi thực hiện hãy khởi động nhẹ cổ chân để hạn chế tê chân.
Tư thế lạc đà
Tư thế yoga cân bằng nội tiết tố nữ này mang lại tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, góp phần tăng cường nội tiết tố bên trong cơ thể. Giúp cột sống dẻo dai, làm săn chắc các cơ lưng, vai, cánh tay, cải thiện tuần hoàn máu.
Các bước thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị, quỳ hai gối xuống thảm, hai tay để cạnh thân, duy trì hơi thở đều đặn.
- Nghiêng mình sang bên phải, bàn tay phải nắm vào lòng bàn chân phải, thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Dồn lực vào cánh tay rồi đẩy phần hông về phía trước sao cho bắp đùi tạo với sàn nhà một góc vuông. Sau đó, ngửa đầu ra sau, mắt nhìn về phía chóp mũi. Khi tập tư thế này, cần thả lỏng toàn thân, đặc biệt là cơ lưng.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 – 20 giây rồi hạ cánh tay xuống, nghiêng người sang phải và ngôi dậy. Thu người lại về tư thế em bé, trán và mũi chạm vào sàng, hai tay để xuôi.
- Cuối cùng là thả lỏng cơ thể và trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế rắn hổ mang
Đây là bài tập khá đơn giản dành cho những chị em mới bắt đầu tập yoga trị rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh việc, giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh hay đau đơn trong kỳ kinh nguyệt, tư thế này còn giúp đánh bay mỡ thừa ở vùng bụng, giúp chị em có được vóc dáng cân đối.
Các bước thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm, dùng tay chống để nâng phần trên của cơ thể lên.
- Giữ nguyên phần dưới của cơ thể và cố gắng kéo căng khu vực thắt lưng.
- Duy trì tư thế này trong vòng từ 4 – 5 nhịp thở bình thường trước khi nhẹ nhàng hạ người xuống sàn. Nếu bạn cảm thấy bị đau trong quá trình thực hiện thì nên dừng ngay tư thế này và xem lại các động tác đã đúng hay chưa.
Tư thế con thuyền
Đây lại là một bài tập giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sản sinh ra hormone trong cơ thể, hỗ trợ tăng nội tiết tố ngay tại nhà. Ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng, giúp chị em có được giấc ngủ sâu.
Các bước thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm, lòng bàn tay úp xuống, mắt mở, hít thật sâu.
- Sau đó, nín thở, giơ tay và chân lên cao, bàn chân và vai cách mặt sàn không quá 15cm.
- Giữ tư thế này thăng bằng, lưng thẳng, tay song song với mũi chân, tay mở, lòng bàn tay úp, mắt nhìn vào ngón chân. Đếm tới 5 và bắt đầu thở ra, trở về tư thế ban đầu, lặp lại trong vòng 3 – 5 lần.
- Chị em khi bắt đầu tập tư thế này nên có người hướng dẫn để tránh gây tổn thương vùng lưng khi hạ người xuống sàn.
Tư thế kéo người
Các thực hiện bài tập yoga cân bằng nội tiết tố này như sau:
- Ngồi thẳng lưng trên thảm, hai chân duỗi thẳng, mở hình chữ V, hai tay duỗi song song với sàn nhà.
- Sau đó, vươn phần thân trên lên về phía mũi chân, cố gắng để cơ thể kéo căng hết cỡ. Thực hiện động tác từ từ và giữ tư thế này càng lâu càng tốt.
- Thực hiện tư thế yoga nội tiết tố này thường xuyên sẽ giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, giúp cho cơ thể dẻo dai, đề phòng đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.
Một số lưu ý khi tập yoga cân bằng nội tiết
Để việc luyện tập yoga phát huy tốt hiệu quả như mong muốn, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:
- Khởi động trước khi tập để giúp cho cơ thể làm quen dần với cường độ tập luyện tăng dần.
- Khoảng thời gian lý tưởng để tập yoga mỗi ngày là khoảng 54 – 60 phút, nên duy trì tập hằng ngày tránh gián đoạn.
- Cần lắng nghe cơ thể mình trong quá trình luyện tập, không cố gắng thực hiện các động tác khó.
- Không nên ăn trong vòng 2 tiếng trước giờ tập, nên tập yoga vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Không gian tập phải thoáng đãng, yên tĩnh, lưu ý vệ sinh thảm tập thường xuyên để tránh mồ hôi và bụi bẩn lâu ngày bám lại làm trơn trượt bề mặt thảm.
- Trang phục tập phải vừa vặn, thoải mái, co giãn tốt, cởi bỏ trang sức khi tập yoga.
- Kết hợp tập luyện yoga nội tiết tố với chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về yoga cân bằng nội tiết tố, lợi ích và những bài tập được áp dụng nhiều nhất. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có thêm kiến thức về bộ môn này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!