Chàm Cơ Địa Ở Trẻ Em

Tổng quan

Chàm cơ địa ở trẻ là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu bé bị chàm cơ địa tái phát sẽ có nhiều lần dễ dàng chuyển bệnh thành da, rất khó điều trị. Vì vậy ba mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị sữa an toàn nhất cho trẻ.

Định nghĩa

Chuyên gia Vietmec cho biết, chàm cơ địa (hay chàm thể tạng, viêm da cơ địa) là bệnh chàm eczema xuất hiện phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi hoặc những người có làn da mỏng, nhẹ. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và có xu hướng gia tăng mạnh hơn khi có những thay đổi của thời tiết.

Bé bị  chàm cơ địa có những biểu hiện đặc trưng như: Da mẩn đỏ, khô nứt nẻ ở khu vực da mặt của trẻ. Một số trường hợp khác nghiêm trọng hơn bệnh xuất hiện bệnh ở vùng cổ tay, khuỷu tay. Hay thậm chí ở toàn bộ cơ thể trẻ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy cục bộ dữ dội. Việc này khiến cho trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào bảo vệ da thêm tổn thương, nhiễm trùng.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể khiến ba mẹ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da như: rôm sảy, mày đay, nẻ da… Việc này dẫn đến tâm lý chủ quan và sai lầm trong pháp điều trị, khiến chàm da tái phát nhiều lần trở thành mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé.

Do đó, để có thể phán đoán chính xác tình trạng bệnh chàm cơ địa và chăm sóc trẻ đúng cách, ba mẹ cần ghi nhớ những dấu hiệu lâm sàng của bệnh như sau:

  • Chàm cơ địa thường xuất hiện ở vùng da mặt, má, miệng, chàm cổ chân tay hay những vùng da bị gập lại như cổ tay,... với những vết hồng ban, mẩn đỏ.
  • Vùng da tổn thương có nhiều mụn nước đỏ li ti mọc san sát nhau tạo thành từng đám,  đóng vảy cứng và bong tróc. Sau 1 tuần da non được tái tạo và bong dần khiến bé rất ngứa.
  • Ở vùng da bị chàm cơ địa, khi chạm vào sẽ cảm thấy da bé bị khô ráp và có những vảy nhỏ li ti do mụn nước vỡ ra tạo thành.
  • Nếu quan sát trẻ, ba mẹ sẽ thấy bé thường hay khó chịu và liên tục đưa tay lên mặt như muốn gãi ngứa. Hoặc chà đầu làm mụn nước vỡ ra gây bết dính. Nặng hơn có thể bị rỉ máu và nhiễm trùng da. Khi này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo sâu trên da của bé.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng chàm sẽ xuất hiện trên da của trẻ. Nếu thấy hiện tượng chàm cơ địa kéo dài ở trẻ, ba mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Nguyên Nhân

Để có thể điều trị dứt điểm bệnh chàm cơ địa ở trẻ, đầu tiên chúng ta cần biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì. Các bác sĩ da liễu cho biết hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh chàm cơ địa vẫn chưa được xác định chính xác. Bệnh có thể do cơ địa bẩm sinh của trẻ hoặc do ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường tác động vào trẻ, cụ thể như:

Do yếu tố di truyền

Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phần lớn trẻ mắc bệnh chàm cơ địa đều có người thân mắc bệnh này hay các bệnh liên quan như viêm da dị ứng, hen suyễn…

Hệ miễn dịch kém

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn khá yếu do chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi bị những yếu tố xấu tác động vào, làn da của trẻ dễ bị kích ứng và tổn thương.

Da khô bẩm sinh, dễ kích ứng

Với những em bé có làn da khô bẩm sinh, mỏng manh nhạy cảm thường có nguy cơ cao mắc phải các bệnh về viêm da, trong đó có chàm cơ địa. Da khô làm lớp dầu tự nhiên trên da không được điều tiết kịp thời.  Da sẽ dễ bị kích ứng với các chất tẩy rửa, lông động vật hay bụi bẩn gây nên bệnh chàm cơ địa ở trẻ.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng chàm cơ địa trẻ em như:

  • Trẻ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu khi sinh ra.
  • Trẻ thường sinh hoạt trong thời tiết lạnh giá và hanh khô.
  • Quần áo của trẻ mặc bó sát, có chất liệu cứng, không thấm mồ hôi.
  • Các tác nhân gây dị ứng, chàm sữa từ môi trường xung quanh trẻ như: lông của chó mèo, các loại nấm mốc, bụi ẩn trong chăn đệm,…
  • Một số loại dầu gội, sữa tắm mà ba mẹ dùng cho trẻ chứa hóa chất gây kích ứng da.

Biến chứng

Bản chất bệnh chàm cơ địa là bệnh da liễu không lây, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nếu bé bị chàm cơ địa được điều trị bệnh sớm sẽ không có gì đáng lo ngại vì phần lớn đây đều là những tổn thương ngoài da có thể tái tạo được.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tái phát kéo dài dễ chuyển thành thể mãn tính làm trẻ khó chịu, quấy khóc và mất ngủ vào ban đêm. Khi đó người bệnh còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay viêm kết mạc mắt. Vì vậy, việc chăm sóc da đúng cách không những làm giảm bớt khó chịu ở trẻ mà còn giúp phòng tránh những biến chứng của bệnh.

Phòng ngừa

Song song với việc áp dụng các phương pháp đông, tây y để điều trị bệnh, bệnh cạnh đó ba mẹ cũng cần phải chăm sóc da cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho da. Cụ thể, ba mẹ nên thường xuyên:

  • Vệ sinh da bé đúng cách và thường xuyên: Việc vệ sinh sạch sẽ da cho trẻ sẽ hạn chế được các vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh ngoài da và chữa chàm sữa hiệu quả. Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp. Ba mẹ cũng cần lưu ý không nên tắm quá lâu và tắm bằng nước quá nóng. Bởi sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da khiến da trẻ dễ bị kích ứng.
  • Quần áo thoáng mát, rộng rãi: Ba mẹ nên lựa chọn cho trẻ quần áo được làm từ vải cotton mềm mại, bông nhẹ thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, cần tránh mặc những đồ chật hay có chất liệu xù xì bởi chúng có thể gây cọ xát vào các vùng chàm, gây tình trạng nặng hơn.
  • Môi trường sống của trẻ nên tránh xa các tác nhân ô nhiễm, bụi bẩn. Đồng thời thường xuyên vệ sinh nhà cửa để trẻ được vui chơi trong bầu không khí trong lành. Ba mẹ có thể trồng thêm cây xanh tại nhà  để giữ không gian sống luôn thoáng đãng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thú cưng: Lông chó, mèo có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho trẻ. Nếu không ba mẹ hãy hạn chế tình trạng rụng lông của thú cưng nhé.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Hãy thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ 1 - 2 lần/ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Việc này không chỉ cung cấp độ ẩm mà còn hỗ trợ tái tạo lớp màng bảo vệ da của trẻ.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa bệnh chàm cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bệnh bé bị chàm cơ địa tái phát nhiều lần và khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy. Ba mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và đưa ra những điều.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Điều trị chàm cơ địa ở trẻ bằng các loại thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng phần lớn tại các phòng khám, bệnh viện da liễu. Bác sĩ sẽ tiến hành  kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán lâm sàng và từ đó cung cấp phương pháp trị bệnh thích hợp. Giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh và cho thấy hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt chỉ sau vài lần sử dụng thuốc. Để điều trị căn bệnh chàm cơ địa ở trẻ nhỏ bằng thuốc tây y, ba mẹ có thể tham khảo những loại thuốc sau:

Thuốc bôi ngoài da

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trị chàm khác nhau, các bác sĩ thường sẽ đưa ra những tên thuốc có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và ngứa cho trẻ, điều trị chàm cơ địa hay chàm ngứa rất hiệu quả. Các loại thuốc này có thể bôi trực tiếp lên da cho trẻ:

  • Dung dịch tím Metin 1%: Dùng khi vết chàm bị nhiễm khuẩn
  • Nước muối sinh lý 0,9%: Sử dụng để sát khuẩn dùng khi da bị chảy dịch, lở loét
  • Natri bạc 0,25%: Giúp sát trùng, làm dịu nhẹ da.
  • Một số thuốc bôi chứa corticoid như: Celestone 0.2, Synalar 0,01, Kem Kenalog 0,025 thường được dùng trong giai đoạn da đỏ, phù nề, ngứa ngáy, nổi mụn nước, rỉ dịch.
  • Dung dịch Milian: Dùng trong giai đoạn vảy đã hình thành nhằm ức chế virus gây bệnh ngoài da và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Thuốc kháng histamin H1: Dùng cho trẻ trên 2 tuổi giúp giảm ngứa, giảm các tổn thương trên da.

Thuốc uống trị chàm

Khi tình trạng chàm cơ địa ở trẻ nhỏ có hiện tượng sưng viêm, tái phát kéo dài thì bác sĩ thường đưa ra hướng điều trị uống thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh Cephalosporin: Dùng trong trường hợp chàm nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc làm giảm các triệu chứng viêm, sưng tấy, mẩn đỏ
  • Corticoid đường uống: Chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và trong thời gian ngắn

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Từ xa xưa, việc điều trị bệnh chàm cơ địa cho trẻ bằng các mẹo dân gian đã được ông cha ta sử dụng rất nhiều. Đây là phương pháp được nhiều ba mẹ ưa chuộng bởi cách thực hiện đơn giản, độ lành tính cao cho làn da của trẻ.

Chữa chàm bằng lá trầu không 

Trầu không từ lâu đã được coi là một dược liệu tự nhiên an toàn, rất tốt để dùng điều trị bệnh ngoài da, trong đó có chàm cơ địa. Trong lá trầu không chứa nhiều chất chống Oxy hóa, có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại trên bề mặt da bị chàm. Ba mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không đơn giản tại nhà bằng cách sau.

Nguyên liệu:

  • 7 lá trầu không
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá chè rửa sạch và ngâm trong nước muối 30 phút.
  • Vớt lá chè xanh vào nồi nước sạch rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Dùng một chiếc khăn nhỏ, sạch để thấm nước trầu không lau nhẹ lên những vùng da bị chàm ở trẻ. Sau đó mẹ có thể tắm cho trẻ bằng phần nước còn lại rất tốt cho da của trẻ.
  • Thực hiện đều đặn 3 - 4 lần/tuần sẽ giúp tình trạng chàm cơ địa được hạn chế lây lan.
  • Lưu ý không nên pha nước trầu quá nóng hoặc quá đặc tránh làm bỏng rát và sưng tấy trên da trẻ.

Mẹo trị chàm bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn nguồn kháng sinh, dưỡng chất tự nhiên giúp làm dịu nhẹ, giảm ngứa. Bệnh canh đó còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cho các vùng da bị chàm rất hiệu quả. Vì vậy, mẹo trị chàm bằng sữa mẹ đang được rất nhiều mẹ áp dụng.

Nguyên liệu:

  • Khoảng 5 - 7ml sữa mẹ mới vắt.
  • Khăn bông mềm.
  • Bông, gạc y tế.
  • Nước muối sinh lý 0,9%.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh tay mẹ sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Thấm nước muối sinh lý 0,9% vào tăm bông rồi lau nhẹ nhàng vùng da bị chàm.
  • Lấy gạc y tế quấn quanh ngón tay trỏ 3 vòng và nhúng vào sữa mẹ. Sau đó thoa nhẹ quanh vết chàm theo chiều xoắn ốc.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần cách nhau khoảng 4 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất.

Mẹo chữa chàm bằng tỏi tại nhà

Sử dụng nước cốt tỏi tươi để bôi trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm sẽ giúp các thành phần có trong nguyên liệu sẽ được hấp thu nhanh chóng. Cách điều trị chàm dân gian này rất thích hợp cho trẻ đang bị chàm bội nhiễm trong tỏi có thành phần giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn gây lở loét và nhiễm trùng da.

Nguyên liệu:

  • 2 - 3 tép tỏi tươi .
  • Nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Bóc vỏ và rửa sạch tỏi với nước.
  • Giã hoặc ép lấy nước cốt tỏi để sử dụng.
  • Hòa thêm ⅓ thìa nước lọc cùng nước tỏi rồi dùng tăm bông thoa lên vùng da bị chàm đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đợi khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch với nước ấm. Thực hiện cách chữa này từ 2 - 3 lần/tuần cho đến khi các triệu chứng biến mất.
  • Lưu ý: Tỏi có tính nóng vị cay nên khi thoa lên da trẻ có thể gây hiện tượng kích ứng, sưng viêm. Nhưng sau đó triệu chứng sẽ được thuyên giảm.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android