Chàm Môi
Chàm môi là căn bệnh phổ biến thường gặp ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào. Bệnh chàm môi gây nên các tình trạng bong tróc, nứt nẻ chảy máu môi cản trở việc giao tiếp và việc ăn uống hàng ngày. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh thường xuyên tái phát gây nguy hiểm cho người bệnh. Cùng Vietmec tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh chàm ở môi ngay trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa
Bệnh chàm môi (hay còn được gọi Eczema.) là một bệnh viêm viễm dị ứng, xuất hiện ở môi hoặc vùng quanh miệng. Theo thống kê của tổ chức y tế, bệnh chàm môi xuất hiện phổ biến nhất ở khoảng 13 tuổi trở lên và tái diễn trong suốt cuộc đời. Thông thường bệnh sẽ khởi phát theo từng giai đoạn, nhưng cho thấy các triệu chứng rõ nhất khi thời tiết giao mùa. Vì vậy, có rất nhiều người bị nhầm lẫn bệnh chàm môi với hiện tượng da môi bị nẻ vào mùa đông.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bệnh chàm môi không có khả năng lây nhiễm sang cho người khác hay lây lan ra các vùng khác trên cơ thể. Người bệnh không nên quá lo lắng về khả năng lây nhiễm của nó giống như các bệnh ngoài da khác.
Tuy chàm môi không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy phiền toái, bởi các mụn nước nhỏ li ti mọc trên môi gây tổn thương, khô rát thậm chí là đau đớn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây nhiễm trùng, viêm loét trên môi làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, cần điều trị sớm và dứt điểm ngay khi vùng môi miệng có biểu hiện khô nứt, tránh để bệnh lan rộng khó kiểm soát.
Hình ảnh
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh chàm môi có thể khiến bạn bị nhầm lẫn với một số loại viêm da khác hay các bệnh nẻ môi. Việc này dẫn đến tâm lý chủ quan và sai lầm trong pháp điều trị, khiến chàm môi tái phát nhiều lần trở thành mãn tính sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh.
Do đó, để có thể phán đoán chính xác tình trạng chàm môi, bạn cần ghi nhớ những dấu hiệu điển hình của bệnh chàm môi như sau:
Chàm môi thể nhẹ
Ở giai đoạn đầu của bệnh môi bị chàm sẽ xuất hiện tình trạng khô, nứt nẻ, lớp da môi dễ bị bong tróc thành từng mảng nhỏ khác rất giống với hiện tượng nẻ môi. Nên mọi người thường chủ quan khi thấy những biểu hiện này.
Theo thời gian, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như: viền môi bị tấy đỏ, nổi các nốt nhỏ gây ngứa rát và khó chịu. Thâm chí còn có hiện tượng da môi bị căng nứt, chảy máu khi ăn uống hay nói chuyện.
Chàm môi thể nặng
Tình trạng chàm môi kéo dài không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Các khu vực môi, mép sưng đỏ, lở loét và xuất hiện mụn nước nhỏ chứa dịch xung quanh miệng. Chỉ cần vô tình gãi hay cọ xát vào sẽ khiến mụn nước vỡ ra làm cho người bệnh vô cùng ngứa ngáy và đau đớn. Khi này sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.
Hơn hết, nếu môi bị chàm không được giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ khiến những vết khô nứt dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ xảy ra tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng chàm môi sẽ xuất hiện trên da môi của bạn. Vì vậy, nếu thấy hiện tượng chàm môi kéo dài, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.
Nguyên Nhân
Để có hướng điều trị bệnh chàm môi hiệu quả, an toàn trước tiên bạn cần phải biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh chàm môi. Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi vẫn chưa được xác định chính xác bởi bất kỳ tổ chức y tế nào. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu bệnh chàm môi xuất hiện có thể do các yếu tố tác động từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường sống, cụ thể như:
Yếu tố nội sinh
- Di truyền: Trong gia đình bạn nếu tiền sử bố mẹ, ông bà mắc các bệnh về viêm da cơ địa, hen suyễn... Tỷ lệ bạn bị mắc bệnh chàm môi là khá cao.
- Mắc bệnh viêm da dị ứng: Bạn đang bị các bệnh về viêm da dị ứng ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể da môi của bạn cũng dễ bị chàm.
- Thay đổi nồng độ hormone: Theo nghiên cứu của y khoa cho thấy rằng việc thay đổi nội tiết, rối loạn hormone ở các giai đoạn như dạy thì, sau sinh… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chàm môi xuất hiện.
- Căng thẳng, stress: Khi quá mệt mỏi và áp lực cơ thể sẽ không cung cấp được các chất cần thiết như kẽm, vitamin B hay sắt. Bên cạnh đó áp lực cũng khiến hệ miễn dịch của da suy giảm, điều này khiến cho da bị khô tróc, lâu ngày dẫn đến chàm môi.
Yếu tố ngoại sinh
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động và ảnh hưởng gây nên tình trạng chàm môi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số nguyên nhân chính như:
- Thói quen thường xuyên liếm môi có thể gây viêm môi tiếp xúc kích thích.
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng một số son môi, son dưỡng kém chất lượng, chứa nhiều chì hóa chất độc hại khiến môi bị nhiễm độc và dị ứng với các chất này.
- Xăm môi: Việc thực hiện phun xăm thẩm mỹ không đảm bảo an toàn, kém chất lượng là nguyên nhân khiến da môi bị tổn thương.
- Dị ứng thực phẩm: Có nhiều người mắc bệnh chàm môi do ăn phải các thực phẩm gây dị ứng như hải sản tôm, cá, sữa động vật,...
- Môi khô rát, bong tróc do thiếu độ ẩm, cơ thể không được cung cấp đủ nước.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khí hậu lạnh và khô cũng khiến môi cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi, viêm da dị ứng.
Đây là những nguyên nhân gây bệnh chàm môi thường gặp. Chúng ta có thể thấy rằng, nếu bệnh bùng phát do các yếu tố ngoại sinh thì người bệnh dễ dàng phòng ngừa hơn so với các yếu tố nội sinh.
Phòng ngừa
Chàm môi đang ngày trở nên phổ biến do những tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Hơn hết, căn bệnh này có tỷ lệ tái phát rất cao do mầm bệnh thường ẩn dưới da gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, để phòng ngừa chàm môi hiệu quả và hỗ trợ quá trình điều trị, bạn cần lưu ý:
- Dưỡng ẩm môi mỗi ngày để tránh tình trạng khô môi, ngứa ngáy.
- Tránh dùng tay gãi làm bong tróc, chảy máu môi dẫn đến viêm nhiễm nấm ngoài ra và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Trong quá trình điều trị, bôi thuốc người bệnh cần tránh sử dụng các loại son và mỹ phẩm cho môi.
- Bỏ thói quen liếm môi, bởi việc này không những không làm môi ẩm lên mà còn có hại cho môi rất nhiều.
- Trước khi dùng bất kỳ loại mỹ phẩm, son dưỡng môi nào thì bạn hãy test phản ứng trên da tay trước để tránh bị dị ứng môi.
- Luôn giữ cho mặt và vùng chàm môi được sạch sẽ sau khi đi ra đường.
- Hạn chế thức khuya và kèm theo đó là tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày để tăng cường kháng thể tự nhiên cho cơ thể.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hay đến những nơi có nhiều bụi bẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Không nên để tâm lý bị căng thẳng, áp lực bởi nó sẽ khiến cho tình trạng chàm môi thêm tồi tệ.
Biện pháp điều trị
Theo đánh giá của bác sĩ chàm môi là căn bệnh nếu biết cách xử lý, điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ khắc phục. Để giảm bớt tình trạng viêm và giảm chàm, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, vẫn có những phương pháp đông y, tự nhiên đơn giản tại nhà.
Tuy nhiên, nếu chỉ tác động vào triệu chứng bên ngoài, bệnh chàm môi vẫn sẽ có nguy cơ tái phát nặng hơn và dẫn đến tình trạng mãn tính. Khi bị tác động bởi những yếu tố nội sinh, ngoại sinh thì chàm sẽ có thể bùng phát trở lại. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh chàm môi phổ biến, hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Chữa chàm môi tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên lành tính
Các phương pháp điều trị chàm môi bằng nguyên liệu thiên nhiên luôn được mọi người ưa chuộng bởi tính an toàn, dễ thực hiện mà lại tiết kiệm được chi phí. Nếu da môi bị tổn thương ở mức độ nhẹ, bạn có thể làm giảm triệu chứng với một số thảo dược bằng cách trị chàm theo dân gian như:
Mật ong: Mật ong không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm mà còn kháng khuẩn hiệu quả, khiến tình trạng giảm đau do chàm môi rất nhanh chóng. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện phương pháp này 3 - 4 lần/tuần.
Cách thực hiện:
- Lau sạch môi và vùng da xung quanh miệng bằng nước ấm.
- Thoa đều và nhẹ nhàng một lớp mật ong lên môi.
- Để khoảng 30 - 46 phút rồi rửa lại môi bằng nước ấm.
Quả bơ: Ít ai ngờ đến quả bơ chúng ta ăn hàng ngày lại có tác dụng chữa chàm môi hiệu quả. Bởi trong tinh dầu của bơ chứa các thành phần như: pid, cồn isopropyl, benzyl alcohol, rượu béo, axit béo… giúp dưỡng ẩm cho da và loại bỏ các vi nấm gây bệnh chàm. Vì vậy, bạn có thể đắp trực tiếp lên vùng nhiễm chàm hoặc bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Dùng ¼ quả bơ chín rồi nghiền nát ra.
- Thoa trực tiếp lớp bơ lên vùng chàm môi rồi massage nhẹ nhàng khoảng 2 - 3 phút.
- Đợi khoảng 45 phút để dưỡng chấm thấm sâu vào da môi.
- Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Thực hiện 1-2 lần/ngày để giảm tình trạng đau rát và dưỡng ẩm cho môi.
Lá trầu không: Với tính kháng sinh, trầu không từ lâu đã được coi là một dược liệu tự nhiên an toàn, rất tốt để dùng điều trị bệnh ngoài da trong đó có chàm môi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
- Cho vào cối giã nát, lọc lấy nước.
- Dùng tăm bông chấm nước trầu không lên vùng da bị chàm.
- Sau khoảng 20 phút thì đi rửa sạch môi với nước ấm.
- Đừng quên áp dụng khoảng 2 - 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy bất ngờ khi môi của mình được cải thiện đáng kể.
Thời gian đầu có thể bạn sẽ thấy xuất hiện một số mụn nước và da khô hơn bởi lá trầu chứa các chất alkaloid, chavicol, kẽm, eugenol, canxi …. có tác dụng kích mầm bệnh ẩn sâu bên dưới da. Nhưng chỉ cần sang tuần thứ 2 là bạn sẽ thấy tình trạng chàm môi giảm dần rõ rệt.
Dầu dừa: Không chỉ trong dân gian mà ngày nay khoa học hiện đại cũng đã chứng minh dầu dừa là một “bảo bối” giúp hỗ trợ điều trị chàm môi hiệu quả. Dầu dừa nguyên chất chứa rất nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm cho đôi môi đang khô nứt, làm mềm môi và phục hồi các tế bào khỏe mạnh ở môi. Bên cạnh đó, axit lauric có trong dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế tụ cầu khuẩn làm giảm nguy cơ bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng chàm môi.
- Lấy tăm bông thoa một lớp mỏng dầu dừa lên môi và massage nhẹ nhàng.
- Nên bôi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau hãy rửa sạch lại với nước ấm.
- Sử dụng dầu dừa hàng ngày bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên môi mình.
Các liệu pháp trên không chỉ có tác dụng cung cấp độ ẩm, làm mềm môi mà còn thúc đẩy nhanh chóng quá trình tái tạo các lớp tế bào da mới. Tuy nhiên bệnh nhân bị chàm môi không nên quá phụ thuộc vào việc sử dụng các biện pháp tự nhiên. Bởi nó chỉ đem đến tác dụng tạm thời, bệnh dễ quay trở lại sau thời gian ngắn. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp kèm theo các loại thuốc bôi trị chàm môi hàng ngày .
Chữa chàm môi bằng thuốc Tây y
Hiện nay, điều trị chàm môi bằng các loại thuốc Tây y là phương pháp được áp dụng phần lớn tại các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện da liễu. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán lâm sàng và từ đó đưa ra các phương pháp trị bệnh thích hợp. Nhờ vậy bệnh nhân có thể kiểm soát nhanh triệu chứng chỉ sau vài lần sử dụng thuốc.
Trong các trường hợp bệnh nặng gây ngứa dữ dội, viêm nhiễm lở loét thì việc sử dụng thuốc trị chứng chàm là rất cần thiết. Để điều trị căn bệnh chàm môi bằng thuốc tây y, bạn có thể tham khảo những loại thuốc sau:
Dưỡng ẩm cho môi:
Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cân bằng độ ẩm, làm mềm mịn da môi và hạn chế tình trạng nứt nẻ, bong tróc. Một số loại kem có khả năng dưỡng ẩm như: Eucerin, Lubriderm, Aquaphor… có tác dụng chữa trị chàm môi khá tốt mà bạn có thể mua dùng.
Bên cạnh đó, người bị chàm môi cũng cần tránh sử dụng các loại sản phẩm dưỡng môi chứa các chất gây hại, khô môi dẫn đến tình trạng bệnh ngày một nặng nề hơn.
Sử dụng kem bôi steroid:
Là loại kem bôi trực tiếp lên da có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có chàm môi. Kem bôi steroid chỉ được dùng trong thời gian rất ngắn, khoảng dưới 2 tuần. Vì vậy, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến tác dụng phụ như làm mỏng da, rạn da hay da mắc biến đổi màu.
Thuốc kháng Histamin H1:
Loại thuốc này có tác dụng ức chế chất trung gian Histamin, giúp kiểm soát các triệu chứng gây đau rát, ngứa ngáy do bệnh gây nên. Ngoài ra, thuốc kháng Histamin H1 còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc và thoải mái hơn.
Tuy nhiên, thuốc này thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn. Do đó, người bệnh không tự ý dùng thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc Corticoid dạng bôi:
Đây là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm ít nhất 2 lần/ngày để mang lại kết quả tốt nhất. Nhưng corticoid không thích hợp để dùng lâu dài và có thể gây nên một số tác dụng phụ như làm mỏng da và giãn mao mạc. Nặng hơn là ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người bệnh.
Mặc dù việc điều trị chàm môi bằng thuốc tây y đem đến hiệu quả nhanh chóng. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng bởi da môi là vùng da nhạy cảm, nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị tại chỗ. Tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám để được bác sĩ da liễu đánh giá nguyên nhân, mức độ bệnh từ đó chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh nhân chữa chàm môi cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày và có chế độ sinh hoạt khoa học. Việc này giúp tăng cường kháng thể và hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể của bệnh nhân, góp phần tránh nguy cơ tái phát trở lại sau khi điều trị. Người bị bệnh chàm môi nên ăn:
- Rau xanh như: Rau cải, diếp cá,... chứa nhiều vitamin, giúp giảm thiểu tình trạng khó chịu, ngứa ngáy ở bề mặt da.
- Trái cây nhiều vitamin như: Bưởi, táo xoài, cà rốt,... hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Thực phẩm bổ sung omega 3 như: Yến mạch, đậu hà lan, dầu cá,... giúp làm lành nhanh chóng các tổn thương trên vùng da môi.
- Các loại dầu thực vật như: dầu anh thảo, dầu oliu rất tốt cho sức khỏe
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến tình trạng khô môi, bong tróc.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm có thể khiến da kích ứng thậm chí gây nhiễm trùng và mưng mủ. Do đó, để tránh tích mầm bệnh ẩn và tái phát nhiều lần gây khó khăn trong việc điều trị chàm thì người bệnh nên kiêng ăn một số thực phẩm:
- Các loại hải sản như: tôm, cua, cá… và các thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.
- Hạn chế đồ ăn, thức uống chứa chất béo no và gây cay nóng để giảm sưng tấy đỏ ở môi.
- Nội tạng động vật, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Bởi trong nội tạng độc vật có nhiều chất độc khiến cho bệnh chàm môi ngày càng nặng hơn.
- Thịt gà, thịt bò bởi dễ gây ngứa môi.
- Tránh ăn xôi, đồ nếp nếu thấy nổi mụn nước và chảy dịch vàng.
- Chuyên gia
- Cơ sở