Vảy Nến Vùng Kín
Vảy nến có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, trong đó ở khu vực cơ quan sinh dục (vùng kín) gây ra nhiều khó chịu và việc chữa trị cũng khó khăn hơn rất nhiều. Vậy nguyên nhân gây vảy nến vùng kín là gì, triệu chứng và cách chữa ra sao? Cùng đọc bài viết sau đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Định nghĩa
Vảy nến vùng kín hay vảy nến sinh dục tiếng Anh là Genital Psoriasis. Đây là tình trạng có liên quan đến sự tối loạn của hệ miễn dịch và làm tổn thương da nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị sưng đỏ, đau nhức, da ngứa ngáy và xuất hiện các vảy trắng bao phủ.
Tổn thương da đôi khi không chỉ xuất hiện ở vùng kín mà còn lan đến những khu vực xung quanh như mông, đùi, háng,... Cả nam và nữ đề có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là khi da bị viêm nhiễm, ma sát mạnh hoặc cơ thể bị rối loạn nội tiết.
Các bệnh nhân bị vảy nến vùng kín thường chỉ bị tổn thương ngoài da, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Tuy nhiên vì đây là vị trí khá nhạy cảm nên người bệnh sẽ thường cảm thấy khó chịu, việc điều trị cũng tốn thời gian hơn và vết thương cũng lâu lành hơn.
Bệnh vảy nến vùng kín thường được chia thành 2 loại là vảy nến đảo ngược và vảy nến thể mảng.
- Vảy nến đảo ngược: Các tổn thương trên da khá mịn, không bị bong tróc vảy, da ửng đỏ, khô gây đau ngứa nhiều. Thể vảy nến này chủ yếu xuất hiện ở vùng da quanh hạ bộ.
- Vảy nến thể mảng: Vùng kín rất hay gặp thể vảy nến này. Người bệnh sẽ thấy da bị sần sùi nhiều kèm tróc vảy, thêm vào đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thi thoảng bị chảy máu do da khô, nứt nẻ.
Hình ảnh
Triệu chứng
Để người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh, các chuyên gia đã chia triệu chứng theo giới tính, cơ quan bị bệnh cùng các triệu chứng chung nhất.
Dấu hiệu theo giới tính
Nhìn chung, các dấu hiệu vảy nến ở nam và nữ khá giống nhau, tuy nhiên ở mỗi người sẽ có những triệu chứng riêng biệt.
- Với nữ giới: Bệnh gây ra những nốt sần đỏ, có vảy và sáng bóng ở bên ngoài âm hộ, 2 bờ mông, lỗ hậu môn. Chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe xung quanh âm đạo.
- Với nam giới: Vảy nến sinh dục làm vùng da đầu và thân dương vật bị xuất hiện nốt mẩn đỏ, không gây ngứa. Ngoài ra, vảy nến cũng có thể xuất hiện ở hậu môn, xương mu, mông, bìu. Những đối tượng cắt bao quy đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng ở từng vị trí
Tùy theo từng vị trí mà biểu hiện của bệnh vảy nến cũng sẽ khác nhau:
- Ở vùng đùi trên: Phần đùi trên xuất hiện các mảng nhỏ hình tròn, màu đỏ, có vảy. Đặc biệt đây là khu vực bị chà xát nhiều, đi nhiều nên rất dễ gặp những tổn thương nghiêm trọng.
- Vảy nến tại cơ quan sinh dục: Nếu bị vảy nến tại cơ quan sinh dục, da sẽ chuyển sang màu đỏ mịn, sáng bóng, khô và ngứa ngáy nhiều.
- Vảy nến ở xương mu: Vùng da này nhạy cảm nên rất dễ bị đau rát, ửng đỏ, xuất hiện các vảy trắng.
- Ở giữa đùi và háng: Các tổn thương có màu đỏ, không có vảy mà khá đau rát do da khô, nứt nẻ.
- Vảy nến ở mông và hậu môn: Tổn thương màu đỏ gây ngứa ngáy dữ dội, nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng nấm, bệnh trĩ. Đôi khi bệnh gây chảy máu khi đi đại tiện, rất nguy hiểm.
Nguyên Nhân
Vảy nến vùng kín vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của các tế bào sừng. Từ đó khiến da xuất hiện tổn thương và bị bóc tróc. Ngoài ra, bệnh vảy nến cũng có liên quan đến những yếu tố sau đây:
- Yếu tố di truyền: Bệnh vảy nến vùng kín có thể bị di truyền từ thế này sang thế hệ khác ở giai đoạn gen bị biến đổi. Do đó, nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ bị bệnh thì nguy cơ sinh con ra bị vảy nến là rất cao.
- Bất thường về gen: Kết quả phân tích gen cho thấy người bị vảy nến sinh dục có gen bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Đây là gen có thể hoạt hóa tế bào miễn dịch, gây rối loạn quá trình chuyển hóa tế bào sừng trên da.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và hoạt động sai chức năng sẽ khiến tế bào da tự tăng sinh không kiểm soát. Trong khi đó tế bào da cũ không thể rời khỏi cơ thể, từ đó tạo nên những mảng bong tróc, sần sùi khó chịu.
- Các yếu tố tác động bên ngoài: Vảy nến vùng kín cũng có thể là hậu quả của những thói quen, lối sống không lành mạnh như: Uống nhiều rượu bia, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, nghiện thuốc lá, thừa cân, thời tiết thay đổi, stress quá nhiều, môi trường không đảm bảo,....
Thực tế cho thấy nguyên nhân gây bệnh vảy nến vùng kín còn nhiều điều chưa được làm rõ. Tùy theo cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các yếu tố kích thích gây bệnh cũng sẽ khác nhau.
Biến chứng
Bệnh vảy nến sinh dục không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là với nữ giới, vảy nến khiến vùng kín trở nên sần sùi, đỏ ngứa và khiến nhiều chị em tự ti trước chồng, bạn tình.
Những tổn thương ở cơ quan sinh dục do bệnh vảy nến gây ra thường không quá nguy hiểm. Nhìn chung, âm đạo, tử cung, dương vật, tinh hoàn đều có thể hoạt động được bình thường. Tuy nhiên nếu áp dụng cách chữa sai sách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
Khi người bệnh cào gãi nhiều sẽ gây chảy máu, xước da và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Lúc này, bộ phận sinh dục có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh nam phụ khoa.
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những bất thường ở vùng kín bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị, tránh tự ý dùng thuốc, cào gãi quá nhiều sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan nhạy cảm này.
Phòng ngừa
Vảy nến là bệnh lý có xu hướng kéo dài dai dẳng, rất dễ tái phát khi có điều kiện. Đặc biệt là ở vùng kín - cơ quan có làn da mỏng, nhạy cảm thì bệnh vảy nến càng có nguy cơ tiến triển nhanh hơn. Do đó, trong quá trình chữa trị, bạn cũng cần có lối sống khoa học và chú ý những vấn đề như sau:
- Khi đang bị vảy nến vùng kín thì không nên quan hệ tình dục, dù không lây lan nhưng da dễ bị tổn thương, chảy máu và làm bệnh nặng hơn.
- Hạn chế tham gia những môn thể thao làm tăng ma sát lên vùng kín như đi bộ, đạp xe, chạy bộ.... có thể tập yoga hoặc bơi lội để tăng cường sức khỏe.
- Không chà xát, cào gãi nhiều lên da, nếu quá ngứa ngáy thì có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng.
- Không mặc đồ lót bó sát, có chất liệu cứng vì sẽ kích thích da tiết mồ hôi và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, có thể thay đồ lót 2 lần/ngày.
- Cẩn trọng khi dùng những sản phẩm hỗ trợ tình dục như như bao cao su, gel bôi trơn,...
- Trao đổi với đối phương về tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh tâm lý e ngại khi quan hệ tình dục.
- Bổ sung thêm nhiều các loại rau củ quả, uống nhiều nước mỗi ngày, không nên dùng nhiều rượu bia, các chất kích thích vì nó không tốt cho sức khỏe.
- Việc dùng bất kỳ các loại thuốc nào để trị vảy nến vùng kín cũng cần có chỉ định từ bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh gặp nguy hiểm.
Biện pháp chẩn đoán
Vảy nến vùng kín là một loại bệnh lý viêm da mãn tính, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Để xác định chính xác tình trạng này, các bác sĩ thường dựa vào một số biện pháp chẩn đoán sau:
- Khám lâm sàng: Bước đầu tiên trong chẩn đoán vảy nến vùng kín là khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu đặc trưng của bệnh như các vảy đỏ, nứt nẻ hoặc dày sừng trên da. Đặc biệt, các triệu chứng này thường xuất hiện ở khu vực vùng kín, có thể làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.
- Xét nghiệm da: Để xác định chính xác loại vảy nến và loại trừ các bệnh da liễu khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm da. Xét nghiệm này bao gồm việc lấy mẫu da để phân tích dưới kính hiển vi, giúp xác định các dấu hiệu viêm nhiễm hoặc tổn thương da đặc trưng của vảy nến.
- Xét nghiệm máu: Một số trường hợp có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số viêm nhiễm và loại trừ các bệnh lý liên quan. Xét nghiệm máu giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và hỗ trợ trong việc đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị
Các phương pháp chữa vảy nến vùng kín chủ yếu giúp giảm những tổn thương ngoài da, ngăn bệnh tiến triển chậm lại và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần áp dụng các cách chữa cùng với lối sống khoa học, lành mạnh để giúp bệnh mau khỏi, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, hạn chế bệnh tái phát.
Sử dụng thuốc Tây y chữa vảy nến vùng kín
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi hoặc thuốc uống có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Khi dùng những loại thuốc này bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để không gặp phải tác dụng phụ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Một số thuốc bôi ngoài da giúp xử lý vảy nến vùng kín có thể kể đến như:
- Thuốc bôi corticoid liều thấp: Làn da vùng kín khá nhạy cảm và mỏng nên có mức độ hấp thu corticoid cao hơn những vùng da khác. Chính vì thế, thuốc corticoid liều thấp sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ và rủi ro. Thuốc sẽ giúp giảm ngứa, hạn chế tình trạng tăng tế bào sừng, đồng thời chống viêm khá hiệu quả.
- Thuốc ức chế calcineurin: Đây là thuốc có công dụng tương tự corticoid nhưng không làm giãn mao mạch hoặc mỏng da. Bên cạnh công dụng chữa vảy nến, thuốc còn giúp trị viêm da cơ địa cùng nhiều bệnh ngoài da khác.
- Thuốc bôi calcipotriol: Thuốc này được chỉ định dùng xen kẽ với corticoid để hạn chế tác dụng phụ, công dụng chính là ức chế tăng sinh tế bào sừng và giảm tổn thương do vảy nến gây ra.
- Thuốc bôi dapsone: Đây là loại thuốc kháng sinh được dùng nhiều trong trị bệnh phong cũng như mụn trứng cá. Nhiều bệnh nhân bị vảy nến cũng được chỉ định dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng vùng kín.
Ngoài thuốc bôi ngoài da, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc uống như sau:
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc giúp giảm ngứa ngáy ở cơ quan sinh dục, giảm những triệu chứng khó chịu do vảy nến gây ra.
- Thuốc Retinoids: Retinoids dạng uống cũng được dùng nhiều trong chữa bệnh vảy nến vùng kín, công dụng chính là ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào thượng bì, giảm tổn thương da.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Các thuốc như Methotrexate và Cyclosporin không được dùng nhiều trong điều trị vảy nến sinh dục bởi nó có thể gây hại cho cơ thể. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt bác sĩ mới chỉ định dùng loại thuốc này.
Áp dụng các mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà
Nếu như lo ngại các loại thuốc Tây y gây ra các tác dụng phụ làm tổn thương đến làn da nhạy cảm ở vùng kín, bạn có thể tham khảo dùng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Cách này cực kỳ an toàn, không gây tổn thương vùng kín và có thể đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến.
- Sử dụng cây lược vàng: Cây lược vàng là thảo dược có chứa chất chống oxy hóa paraffinic, flavonoid cùng các acid béo giúp ức chế, ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, đẩy lùi triệu chứng bệnh vảy nến. Người bệnh có thể dùng lá cây lược vàng giã nát lấy phần nước cốt rồi dùng uống mỗi ngày hoặc thoa lên vùng da bị bệnh.
- Lá sói rừng chữa vảy nến: Lá sói rừng có vị đắng, tính ấm, giúp tiêu viêm, giải độc, hoạt huyết, giảm đau vô cùng tốt. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và tạo ra kháng thể tự nhiên. Bạn hãy dùng 30g lá sói rừng đun cùng 2 lít nước trong 20-30 phút rồi sử dụng nước thu được để uống mỗi ngày.
- Sử dụng cây vòi voi: Trong cây vòi voi có chứa ancaloit và acid cyanhydric giúp giảm viêm nhiễm trên da. Bạn có thể ngâm cây vòi voi cùng rượu trong 10 - 15 ngày sau đó lấy rượu thu được thoa lên vùng da bị vảy nến. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Lá trà xanh chữa vảy nến vùng kín: Trà xanh có thể giúp kháng viêm, kháng nấm khá tốt, dùng được cho cả nam và nữ. Người bệnh chỉ cần dùng lá trà giã nát lấy nước cốt thoa lên vùng da bị bệnh. Lá trà xanh còn giúp ngăn ngừa vảy nến lây lan sang vùng da khác rất tốt.
Chữa vảy nến vùng kín bằng Đông y
Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh kể trên, nhiều người cùng lựa chọn Y học cổ truyền để chữa bệnh. Đông y quan niệm vảy nến vùng kín là một dạng bệnh tùng bì tiễn, nguyên nhân do những yếu tố về huyết gây ra. Vậy nên các bài thuốc chữa trị sẽ tập trung vào việc đẩy lùi căn nguyên gây bệnh.
Phương pháp Đông y dùng những thảo dược tự nhiên, giúp cải thiện làn da theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch cũng được cải thiện và phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát. Nếu kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy những kết quả tích cực trong điều trị bệnh.
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Rau má, lá kinh giới, bồ công anh, thổ phục linh, kim ngân hoa, hạ khô thảo, vỏ gạo, ké đầu ngựa, xích đồng, đơn đỏ, xác ve sầu, bạc sau, khổ sâm.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 2 lần, phần bã có thể dùng để đắp lên vùng da bị vảy nến.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Khô phàn, cúc dại hoa, xuyên tiêu, mang tiêu.
- Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu kể trên sắc cùng 4-5 lít nước trong 60 phút. Sử dụng nước thu được để ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm (nên pha cùng nước lạnh để không bị bỏng).
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, cách chữa, cách phòng ngừa bệnh vảy nến vùng kín được nhiều người quan tâm. Đây là bệnh lý khó nói, nhiều người e ngại nếu không may mắc bệnh nên thường tự ý mua thuốc và sử dụng không đúng cách, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn chi tiết.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi mắc vảy nến vùng kín, việc áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng da. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và hóa chất mạnh là rất quan trọng. Sử dụng xà phòng nhẹ nhàng và nước ấm để làm sạch vùng da bị ảnh hưởng, giúp loại bỏ tế bào chết và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Việc sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên như lô hội, vitamin E hoặc glycerin có thể giúp làm dịu da và giảm khô ráp. Áp dụng kem dưỡng ẩm đều đặn có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy và cải thiện tình trạng da.
- Tránh các yếu tố kích thích: Hãy tránh xa các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh hoặc hương liệu, vì chúng có thể gây kích ứng và làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như mồ hôi, nhiệt độ cao và áp lực.
- Áp dụng phương pháp tự nhiên: Một số phương pháp tự nhiên như tắm bằng nước muối hoặc sử dụng tinh dầu tràm trà có thể giúp làm dịu da và giảm viêm. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước để đảm bảo không gây kích ứng.
Chuẩn bị khi đi khám
Khi quyết định đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, việc chuẩn bị trước có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo cuộc hẹn diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý:
- Chuẩn bị hồ sơ y tế: Hãy chuẩn bị hồ sơ y tế của bạn, bao gồm lịch sử bệnh lý cá nhân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng, và bất kỳ thông tin liên quan đến tình trạng da của bạn. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.
- Ghi chép triệu chứng: Ghi chép chi tiết về triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bao gồm thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng và các yếu tố kích thích. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Chuẩn bị câu hỏi: Đặt ra các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh, các phương pháp điều trị, và các biện pháp phòng ngừa. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách quản lý hiệu quả.
- Cung cấp thông tin về chế độ ăn uống: Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc lối sống gần đây, hãy cung cấp thông tin này cho bác sĩ. Một số thực phẩm hoặc thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến tình trạng vảy nến của bạn.
Hy vọng rằng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích về vảy nến vùng kín, giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và các biện pháp chăm sóc. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả.
Đọc thêm:
- Chuyên gia
- Cơ sở